- Nhận thức của người sản xuất còn mang nặng tính tiểu nông, tính tư hữu tư nhân luôn chi phối tư duy của người sản xuất, nên không ít các chủ thể KTTN trong
4.1.1.2. Bối cảnh kinh tế xã hội trong nước
-Cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng và tác động không nhỏ đến chính sách kinh tế của Việt Nam, trong đó có chính sách đối với KTTN trong NN.
Những năm đầu của thế kỷ XXI, (2000 - 2007) khi chưa có khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu xảy ra, GDP của Việt Nam tăng trưởng khá. Khi cuộc khủng hoảng năm 2008 quét qua đã kéo tốc độ tăng trưởng GDP chậm lại. Nhưng nhờ sự nỗ lực phấn đấu vượt bậc, năng động, sáng tạo của toàn dân và cộng đồng DN cùng với sự quản lý điều hành của Nhà nước, kinh tế đã dần phục hồi và đang lấy lại đà tăng trưởng. Từ năm 2012 đến nay tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta tăng đáng kể, từ 5,03% tăng dần và đạt 6,81% vào năm 2017, cao hơn mục tiêu đặt ra [77]. Trong đó phải nói đến vai trò của NN như bệ đỡ, giúp nền kinh tế đứng vững trong khủng hoảng, là ngành duy nhất vẫn duy trì xuất siêu. Tuy nhiên so với các nước trên thế giới, NN nước ta vẫn bị coi là lĩnh vực lạc hậu, vì vậy Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về NN, nông dân, nông thôn được triển khai thực hiện nhằm đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH gắn với tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, trong đó “Tái cơ cấu ngành NN theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” góp phần sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Theo đó nhiều văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành pháp luật được ban hành nhằm tạo điều kiện để KTTN thực sự trở thành động lực của
nền kinh tế như: Luật Đầu tư và Luật DN sử đổi bổ sung năm 2014, Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, chú trọng hình thành và phát triển vùng nguyên liệu tập trung, tạo thuận lợi cho xây dựng cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản, Nghị quyết 19/2017/NQ-CP về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, Nghị quyết 60/2016/NQ-CP về đẩy nhanh tiến độ giải ngân đối với các dự án đầu tư công, Nghị quyết 35/2016/NQ-CP về hỗ trợ phát triển DN, Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 về phát triển KTTN trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nghị đinh số 57/2018 về hỗ trợ các DN đầu tư vào NN, nông thôn v.v. Trong đó, có chính sách đặc thù để hỗ trợ DN nhỏ và vừa, DN khởi nghiệp, DN đổi mới sáng tạo và có tiềm năng tăng trưởng cao phát triển để thu hút DN đầu tư vào NN, cùng với các gói tài chính nhằm hỗ trợ các đơn vị làm NN ứng dụng công nghệ cao.
-Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đang tạo ra cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức đối với KTTN trong NN
Từ chỗ bị bao vây cấm vận, với sự lỗ lực của Đảng và Nhà nước trong công tác ngoại giao, đến nay, Việt Nam đã tham gia hội nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường thế giới; vị thế kinh tế, chính trị của quốc gia được nâng cao. Đến nay, Việt Nam đã và đang tham gia 16 Hiệp định FTA với 56 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới, trong đó 10 FTA đã ký kết và thực thi. Ngoài ra, Việt Nam vẫn đang đàm phán một số Hiệp định song phương và đa phương với các tổ chức như FTA Việt Nam - Khối EFTA (Thụy sỹ, Nauy, Ai-sơ-len và Lich-ten-xtanh), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực giữa ASEAN với 6 đối tác (RCEP), FTA ASEAN với Hồng Kông. Sẽ là cơ hội lớn để kinh tế Việt Nam có thể phát huy lợi thế của nền NN nghiệt đới. Tuy nhiên, theo lộ trình cam kết, phần lớn các hiệp định FTA mà Việt Nam tham gia đều bước sang giai đoạn cắt giảm sâu, tiến tới xóa bỏ hàng rào thuế quan đối các dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu. Điều này, sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng nguồn hàng nhập khẩu từ các nước có cùng chủng loại, đồng nghĩa với việc tăng áp lực cạnh tranh cho hàng nông sản của
nước ta với hàng nông sản thế giới. Trong khi đó, nhiều vấn đề bất cập thuộc về hành chính và thể chế kinh tế đang gây trở ngại cho các chủ thể kinh tế nói chung, và KTTN trong NN nói riêng như: Thiếu cơ chế giám sát, kiểm tra chất lượng của của các quyết định, chính sách, đặc biệt là các chính sách mang tầm nhìn dài hạn; Bộ máy hành chính nhà nước hoạt động kém hiệu quả, năng lực của một bộ phận cán bộ công chức nhà nước còn hạn chế, thiếu chuyên nghiệp và còn mạng nặng tính mệnh lệnh, hành chính, chưa thực sự hoạt động theo hướng phục vụ; Nhận thức của đại bộ phân dân cư làm NN còn hạn chế, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa bắt kịp với những biến động của thi trường; Tâm lý, thói quen làm NN cẩu thả, tùy tiện trong chăm sóc, thu hoạch, bảo quản hàng nông sản của người sản xuất tiểu nông còn phổ biến; Hiểu biết về kiến thức pháp luật của người dân còn hạn chế, việc chấp hành luật pháp đôi khi chỉ là để chống chế các lực lượng chức năng, chưa trở thành nếp sống trong xã hội.
- Thể chế kinh tế thị trường ngày càng được hoàn thiện, vị thế của KTTN ngày càng được nâng cao.
Cùng với quá trình hội nhập, Chính phủ cũng không ngừng chủ động tự đổi mới, xây dựng cơ chế chính sách phù hợp với thông lệ quốc tế, trên cơ sở tạo môi trường pháp lý và môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho khu vực KTTN phát triển.
Vị thế, vai trò của khu vực KTTN được khẳng định trong các văn kiện Đảng, không chỉ là “động lực” mà còn là “động lực quan trọng” để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Tháng 6 năm 2017 Hội nghị trung ương 5 khóa XII của Đảng đã thông qua Nghị quyết số 10-NQ/TW để phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Với mục tiêu tổng quát là “Phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.
Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tại Nghị quyết số 10-NQ/TW khóa XII, Chính phủ ban hành Chương trình hành động với những nội dung: Thống nhất chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung tổ chức quán triệt, triển khai, cụ thể hóa Nghị quyết, đưa các chính sách và chủ trương được ban hành trong thời gian gần đây của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn đồng bộ và hiệu quả, góp phần cụ thể thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân, tập trung vào nhóm nhiệm vụ và giải pháp: Tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân và hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động. Thể hiện được vai trò kiến tạo, điều phối của Chính phủ, theo tinh thần đồng hành cùng DN, lấy DN làm đối tượng phục vụ, tạo môi trường thuận lợi cho các DN đầu tư, kinh doanh. Phân đấu đến năm 2020, xây dựng DN tư nhân Việt Nam có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế; cả nước có ít nhất 1 triệu DN hoạt động, trong đó có các DN có quy mô lớn, nguồn lực mạnh; khu vực tư nhân Việt Nam đóng góp khoảng 50% GDP, năng suất lao động tăng khoảng 4 - 5%/năm; hàng năm, có hơn 35% DN tư nhân Việt Nam có hoạt động đổi mới sáng tạo; thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ, chất lượng nhân lực và năng lực cạnh tranh của DN tư nhân so với nhóm dẫn đầu ASEAN-4; ngày càng có nhiều DN tư nhân tham gia mạng sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.
Trong lĩnh vực NN, ngày 17 tháng 4 năm 2018 Chính phủ ban hành Nghị đinh số 57/2018. Theo đó, các DN đầu tư vào NN, nông thôn sẽ được hưởng nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích của Nhà nước. Đó là các DN được thành lập, đăng ký, hoạt động theo Luật doanh nghiệp và có Dự án NN đặc biệt ưu đãi đầu tư; Dự án NN ưu đãi đầu tư và khuyến khích đầu tư. Việc ưu đãi và hỗ trợ được thực hiện thông qua miễn, giảm tiền sử dụng đất; miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước; hỗ trợ tập trung đất đai; tiếp cận, hỗ trợ tín dụng; hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường; hỗ trợ đầu tư cơ sở; cung cấp dịch vụ công và đầu tư kết cấu hạ tầng NN, nông thôn. Cụ thể, để tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng, DN sẽ được
miễn tiền chuyển mục đích sử dụng đất đối với diện tích đất được chuyển mục đích để xây dựng nhà ở cho người lao động làm việc tại dự án; được miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích đất đó sau khi được chuyển đổi; được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 15 năm đầu kể từ ngày Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 07 năm tiếp theo. DN có dự án NN khuyến khích đầu tư thì dự án đó được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 11 năm đầu kể từ ngày Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước trong 05 năm tiếp theo; Để dễ dàng tiếp cận nguồn vốn, ngân sách địa phương sẽ hỗ trợ lãi suất vay thương mại sau khi dự án hoàn thành với mức hỗ trợ bằng chênh lệch lãi suất vay thương mại so với lãi suất tín dụng nhà nước ưu đãi đầu tư tính trên số dư nợ thực tế tại thời điểm xem xét hồ sơ hỗ trợ. Thời gian hỗ trợ lãi suất tính từ ngày bắt đầu giải ngân theo hợp đồng tín dụng với ngân hàng thương mại: Tối đa 8 năm đối với dự án NN đặc biệt ưu đãi đầu tư; 6 năm đối với dự án NN ưu đãi đầu tư; 5 năm đối với dự án khuyến khích đầu tư. Trường hợp dự án của DN NN vừa và nhỏ mới thành lập thì thời gian hỗ trợ lãi suất là 8 năm; dự án tham gia liên kết chuỗi giá trị thì được áp dụng hỗ trợ lãi suất theo chu kỳ sản xuất của sản phẩm; Hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao: Nhà nước cũng hỗ trợ 80% kinh phí thực hiện, nhưng không quá 300 triệu đồng/đề tài/bản quyền/công nghệ đối với các DN thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, mua bản quyền công nghệ, mua công nghệ hoặc mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để tạo ra sản phẩm mới, cải tiến công nghệ, công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường, công nghệ tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, tiết kiệm năng lượng.