Tăng cường tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng liên kết

Một phần của tài liệu Luận án Phan Thị Huê (Trang 135 - 137)

- Nhận thức của người sản xuất còn mang nặng tính tiểu nông, tính tư hữu tư nhân luôn chi phối tư duy của người sản xuất, nên không ít các chủ thể KTTN trong

4.2.1.1. Tăng cường tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng liên kết

Chúng ta đều biết rằng đối với bất kỳ ngành sản xuất nào thì đầu ra cho sản phẩm sẽ quyết định hiệu quả của cả quá trình sản xuất. NN cũng không phải là ngành ngoại lệ. Nếu nông sản làm ra dù có năng xuất cao, chất lượng tốt nhưng không có hoặc không tìm được thị trường tiêu thụ thì kết quả ấy là con số không. Ðầu ra ổn định cho hàng nông sản ở Việt Nam nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng cho đến ngày nay vẫn còn là vấn đề nan giải của nông dân và cũng là thách thức lớn đối với các cơ quan quản lý nhà nước. Bao nhiêu năm nay, chúng ta bàn rất nhiều nhưng vẫn kẹt trong vòng luẩn quẩn “được mùa rớt giá”.

Đã có không ít các vụ giải cứu nông sản được các Sở, Ban, Ngành và cơ quan chức năng vào cuộc. Tuy nhiên, đó chỉ là phương án tạm thời, không thể tồn tại mãi tình trạng cứ nông sản rớt giá là lại kêu gọi DN, cộng đồng “đưa vai chống đỡ” giúp người nông dân. Muốn NN phát triển phải để nó vận động theo đúng quy luật của thị trường, nông dân muốn tồn tại và phát triển cũng phải sản xuất dựa trên quy luật cung cầu, giá trị.

Một giải pháp hữu hiệu để đầu ra của nông sản được ổn định là tăng cường tiêu thụ nông sản thông qua các hợp đồng liên kết, khép kín. Chuỗi liên kết trong NN, sẽ khép lại quá khứ bấp bênh về giá cả và sản lượng của hàng loạt nông sản chủ lực. Việc đầu tiên hình thành các HTX và tổ hợp tác tiêu thụ nông sản cho nông dân, để nông dân yên tâm tập trung vào sản xuất. Được dẫn dắt theo các hợp đồng bao tiêu của DN, hiệp hội nhằm hài hòa lợi ích và kiểm soát tốt hơn về chất lượng, an toàn thực phẩm. Thông qua các chuỗi này, việc dự báo cung cầu cũng dễ dàng hơn, tránh tình trạng được mùa rớt giá. Song song với hình thành chuỗi liên kết bền vững là xây dựng nguồn cung nông sản ổn định, bền vững trên cơ sở tổ chức lại sản xuất gắn với nhu cầu thị trường.

Thứ nhất, các chủ thể của kinh tế tư nhân trong nông nghiệp phải chủ động liên kết với nhau và với các cơ sở chế biến nông sản để tạo thành chuỗi trong sản xuất và tiêu thụ. Nghiên cứu thực tế KTTN trong NN tỉnh Hải Dương, các hộ nông dân, chủ TT, thậm chí cả chủ DN còn mang nặng tâm lý của người sản xuất nhỏ là muốn giữ “tính độc lập” trong quá trình sản xuất kinh doanh, tư duy tiểu nông theo lối suy nghĩ “đèn nhà ai nấy rạng” trong khi năng lực kinh doanh còn hạn hẹp nên dễ gây ra tình trạnh phân tán, manh mún trong phát triển kinh tế. Tính liên kết, hợp tác trong NN vô cùng yếu: Giữa người nông dân và DN chưa thiết lập được mối quan hệ ràng buộc về lợi ích nên DN có xu hướng “ép giá” hoặc không thu mua đúng, đủ theo cam kết; còn người nông dân cũng vậy, họ thường tìm mọi cách thực hiện hành vi gian lận, cố tình vi phạm các quy định về tiêu chuẩn chất lượng nhằm thu được lợi ích trước mắt, dẫn đến hàng hóa không đạt yêu cầu và bị trả lại khi xuất khẩu sang các thị trường nổi tiếng khó tính. Ngay bản thân các DN xuất khẩu hàng nông sản ra thị trường quốc tế cũng phải lặn lội sang tỉnh bạn tìm mối liên kết với nông dân, chứ không muốn liên kết với nông dân tỉnh nhà như công ty TNHH một thành viên Hưng Việt đã phân tích ở trên.

Vì vậy, phải từ bỏ ngay tư duy “khi liên kết sẽ được gì” mà phải hình thành thói quen liên kết để cùng nhau phát triển. Thực tế nghiên cứu khảo sát một số DN và hộ nông dân cho thấy, việc liên kết kinh tế sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động, nâng cao thu nhập, giảm thiểu rủi ro cho cả DN và người sản xuất. Quá trình liên kết có thể diễn ra giữa các thành viên ở cùng một cấp trong chuỗi sản xuất như nông dân liên kết với nhau, hình thành những tổ hợp tác, HTX, hay cánh đồng mẫu đã được thí điểm ở một vài địa phương, từ đó từng bước xây dựng các vùng nguyên liệu ổn định.

Thứ hai, hình thức liên kết phải chặt chẽ. Liên kết có thể diễn ra giữa hai hay nhiều thành viên tham gia chuỗi sản xuất ở các cấp khác nhau, song phải thông qua các hợp đồng được đảm bảo bởi pháp luật, như liên kết giữa nhà cung cấp đầu vào với người sản xuất, liên kết giữa người nông dân sản xuất nguyên liệu với công ty chế biến, liên kết giữa các DN với các tổ chức trên địa bàn để giải quyết vấn đề kinh tế, kỹ thuật nảy sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh v.v.

Thứ ba, để chuỗi liên kết được bền vững, cần thể chế hóa quyền lợi và trách nhiệm của từng chủ thể tham gia liên kết theo nguyên tắc bảo đảm hài hòa lợi ích. Để hoàn thiện mối liên kết này, cần có quy định rõ quyền và trách nhiệm các bên tham gia. Trên cơ sở pháp lý đó, tất cả mọi thành viên khi tham gia liên kết đều phải tuân thủ mọi điều khoản đã ký kết, gắn quyền lợi với trách nhiệm Trên cơ sở đó, cần có cơ quan giám sát, có chế tài xử lý nghiêm những hành vi vi phạm các cam kết, thỏa thuận hay hợp đồng kinh tế đã ký.

Một phần của tài liệu Luận án Phan Thị Huê (Trang 135 - 137)