Chính sách hỗ trợ đối với khu vực kinh tế tư nhân trong nông nghiệp khởi nghiệp

Một phần của tài liệu Luận án Phan Thị Huê (Trang 141 - 143)

- Nhận thức của người sản xuất còn mang nặng tính tiểu nông, tính tư hữu tư nhân luôn chi phối tư duy của người sản xuất, nên không ít các chủ thể KTTN trong

4.2.1.5. Chính sách hỗ trợ đối với khu vực kinh tế tư nhân trong nông nghiệp khởi nghiệp

nghiệp khởi nghiệp

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của chính phủ và các cấp, ngành, phong trào khởi nghiệp đã lan tỏa và tác động mạnh mẽ trong nhận thức của nhiều hộ nông dân và cộng đồng DN trên khắp cả nước.

Đơn vị khởi nghiệp (start-up) có thể là một thành viên trong gia đình, một chủ TT, hay DN mới thành lập hoặc đang ở giai đoạn phát triển ban đầu, đang tìm kiếm một mô hình kinh doanh mới với mục đích nhanh chóng xây dựng thành một tổ chức, DN đạt quy mô, có khả năng nhân rộng tại các thị trường khác nhau sử dụng yếu tố công nghệ để tạo lợi thế cạnh tranh.

Khởi nghiệp trong lĩnh vực NN chưa bao giờ là dễ dàng với bất cứ đơn vị nào, ngay cả đối với một quốc gia có phong trào khởi nghiệp NN mạnh mẽ như Israel thì tỷ lệ thất bại cũng rất cao. Hơn nữa, với quốc gia phải chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu như Việt Nam, khởi nghiệp trong lĩnh vực NN còn phải đối phó với nhiều mạo hiểm và rủi ro. Chính vì vậy, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về vốn, công nghệ, nhân lực để khuyến khích, hỗ trợ các start-up khởi nghiệp trong lĩnh vực NN.

Để khởi nghiệp thành công, các chủ thể KTTN trong NN không đơn giản chỉ có ý, tưởng sáng tạo. Một start-up khi bước vào cuộc chiến kinh doanh thường thiếu rất nhiều, đầu tiên là thiếu vốn, công nghệ, hạn chế về kỹ năng quản trị, điều hành kinh doanh, xúc tiến, quảng bá phát triển, tham gia chuỗi sản xuất, thị trường… Do

vậy, các cấp ngành không chỉ hỗ trợ khuyến khích sự phát triển của các start-up mà còn xây dựng và mở rộng hệ sinh thái khởi nghiệp, tạo nền tảng cho các start- up tồn tại và phát triển. Trong hệ sinh thái khởi nghiệp, vai trò của các DN lớn đối với startup rất quan trọng. Họ có thể hỗ trợ các startup về vốn, công nghệ, sau đó là kết nối vào chuỗi sản xuất, cùng vươn ra thị trường thế giới nếu các dự án khởi nghiệp thành công. Tuy nhiên, hiện khoảng cách giữa các DN lớn và startup vẫn còn lớn, vai trò của các DN lớn cũng như của các hội nghề nghiệp trong hỗ trợ và phát triển cộng đồng khởi nghiệp chưa đủ mạnh. Trong khi start- up là nhân tố thúc đẩy quá trình đổi mới sáng tạo trong những DN lớn, thì DN lớn có vai trò hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của các start-up. Ngoài ra các DN lớn còn trở thành nhà đầu tư bền vững, là khách hàng đưa sản phẩm khởi nghiệp vào trong chuỗi giải pháp cung cấp ra thị trường cho các start-up. Bất kỳ start-up nào cũng thật sự cần có vai trò của nhà đầu tư, nhà cố vấn, nhà khoa học.

Bên cạnh đó, vai trò của chính quyền cũng rất quan trọng trong việc xây dựng chương trình đào tạo tại các trường đại học NN nhằm đạo tạo, tăng cường nhận thức cho sinh viên, thanh niên nông thôn tri thức phục vụ phát triển khởi nghiệp trong lĩnh vực NN. Xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý, quy định về thành lập và vận hành trung tâm ươm tạo DN khởi nghiệp sáng tạo; các cơ chế chính sách tài trợ vốn và các ưu đãi về tài chính. Dành các khoản vay ưu đãi, xây dựng các quỹ đầu tư cho dự án, DN khởi nghiệp NN; kêu gọi đầu tư, hỗ trợ cho các dự án khởi nghiệp NN có tính khả thi cao. Phối hợp với các DN, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước xây dựng các trung tâm ươm tạo DN khởi nghiệp sáng tạo, xây dựng các mô hình khởi nghiệp NN thành công để nhân rộng ở các địa phương, các nhà trường nhằm khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong nhóm thanh niên, sinh viên, chủ TT, DN, hộ kinh doanh cá thể. Những nghiên cứu có tính thực tiễn có thể được đấu giá để chuyển giao quyền sở hữu hoặc hỗ trợ, kêu gọi đầu tư để tiếp tục phát triển kết quả nghiên cứu thành dự án kinh doanh, thương mại hoá sản phẩm. Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho Hệ sinh thái khởi nghiệp NN, cung cấp không gian làm việc, sáng tạo ý tưởng, kết nối mạng lưới cộng đồng khởi nghiệp, đồng thời là mô hình hoạt động, đào tạo, tập huấn, cho cộng đồng khởi nghiệp NN.

Một phần của tài liệu Luận án Phan Thị Huê (Trang 141 - 143)