Triển vọng để phát triển kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án Phan Thị Huê (Trang 130 - 131)

- Nhận thức của người sản xuất còn mang nặng tính tiểu nông, tính tư hữu tư nhân luôn chi phối tư duy của người sản xuất, nên không ít các chủ thể KTTN trong

4.1.2.2. Triển vọng để phát triển kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở Việt Nam

và mang trọng trách trong tương lai.

4.1.2.2. Triển vọng để phát triển kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở Việt Nam Việt Nam

Dù hiện nay, NN nước ta vẫn đang bị coi là phạm vi lạc hậu, có nhiều rủi ro về thiên tai, dịch bệnh, năng suất lao động thấp. Nhưng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế mới, cùng với sự quyết tâm của Chính phủ, sự đồng thuận của toàn dân, tác giả tin tưởng rằng KTTN trong NN sẽ có nhiều triển vọng phát triển hơn nữa, đưa nền NN Việt Nam ngang tầm với nền NN hiện đại trên thế giới, niềm tin đó dựa trên một số cơ sở sau:

Năm 2016, dù bị ảnh hưởng khá nặng nề do ô nhiễm môi trường biển và thiên tai khác làm giảm sút cả sản lượng đánh bắt, khai thác thủy sản, cũng như giảm diện tích và năng suất so với năm trước. Nhưng sản xuất NN đang có xu hướng hồi phục: nhờ ứng dụng khoa học công nghệ, nhiều kết quả nghiên cứu khoa học, giống mới, quy trình công nghệ, tiến bộ kỹ thuật mới được chuyển giao, ứng dụng vào sản xuất NN đã góp phần giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các mặt hàng rau quả phát triển mạnh, sản lượng xuất khẩu hàng nông sản vượt qua cả xuất khẩu gạo, đưa tổng kim ngạch xuất siêu của ngành NN lên tới 7 - 8 tỷ USD, đưa Việt Nam thuộc vào nhóm các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về các mặt hàng như gạo, cà phê, hạt điều... Thêm vào đó, môi trường kinh doanh cho DN tư nhân liên tục được cải thiện, nhiều chính sách khuyến khích,

hỗ trợ DN phát triển như: nghị định số 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích DN đầu tư vào NN nông thôn, nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển NN nông thôn và Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ ngày về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020 v.v.

Tại Diễn đàn DN Việt Nam diễn ra ở Hà Nội tháng 3 năm 2015, các chuyên gia NN đều khẳng định rằng: ngành NN đang chính là lợi thế trong bối cảnh hiện nay nhờ có công nghệ. Cùng với đà tăng dân số là nhu cầu về lương thực, thực phẩm trên thế giới ngày một tăng, các nước có nguy cơ thiếu lương thực như Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore…, đã và đang có chiến lược đi tìm đất để đầu tư vào NN, một loạt đối tác lớn ở Nhật Bản đã sang Việt Nam bàn về vấn đề đầu tư vào NN. Tiến sĩ Đặng Kim Sơn - Viện trưởng Viện Chính sách chiến lược Bộ NN&PTNT cho biết “chưa bao giờ đất nước cần nông dân, chính phủ cần DN nông nghiệp như bây giờ”, để số lượng DN tăng như con số kỳ vọng 2 triệu DN vào năm 2020 và nâng cao chất lượng đội ngũ doanh nhân thì không ở đâu lớn bằng việc đầu tư vào lĩnh vực NN [39]. Từ những thành quả và dự báo cùng cơ chế chính sách trên cho thấy KTTN trong NN có nhiều triển vọng để phát triển.

Một phần của tài liệu Luận án Phan Thị Huê (Trang 130 - 131)