Điều kiện kinh tế, xã hội.

Một phần của tài liệu Luận án Phan Thị Huê (Trang 78 - 79)

- Về tăng trưởng kinh tế

Mặc dù chịu nhiều tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 2008, song nhờ có giải pháp và chính sách hỗ trợ kịp thời của chính quyền địa phương, tình hình kinh tế của tỉnh đạt được kết quả tích cực và toàn diện trên các lĩnh vực. Năm 2017, quy mô kinh tế tỉnh (GRDP) theo giá hiện hành ước đạt 90.408 tỷ đồng, gấp 2,15 lần năm 2010; GRDP bình quân đầu người đạt 2236 USD [15, tr.83].

-Về kết cấu hạ tầng

Hải Dương có hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh, bao gồm cả đường bộ, đường sông và đường sắt. Trong đó, đường bộ có 4 tuyến đường quốc lộ: quốc lộ 5 từ Hà Nội đi Hải Phòng, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng chạy qua địa phận tỉnh Hải Dương được khởi công từ năm 2008 đến nay đã hoàn thiện và đi vào hoạt động, rút ngắn thời gian chạy toàn tuyến từ bốn giờ như trước kia nay giảm xuống còn hai giờ; các tuyến quốc lộ là đường vành đai chiến lược quốc gia, đường liên tỉnh là đường nhựa, đường liên huyện, xã đảm bảo cho xe ô tô đến tất cả các vùng trong mọi mùa. Các tuyến đường hiện nay vẫn đang được nâng cấp, mở rộng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH NN nông thôn. Đường sắt: Tuyến Hà Nội - Hải Phòng cùng với tuyến Kép - Bãi Cháy qua huyện Chí Linh. Đường thuỷ với hệ thống bến bãi đáp ứng về vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ một cách thuận lợi. Như vậy, với hệ thống giao thông như trên sẽ bảo đảm cho việc giao lưu kinh tế, từ Hải Dương đi khắp các mọi miền của đất nước và ra nước ngoài cũng rất thuận lợi.

Hệ thống điện lưới: đảm bảo cung cấp điện an toàn và chất lượng ổn định. Hệ thống bưu chính viễn thông cũng phát triển 100% thôn, xã đều có điện thoại liên lạc trực tiếp, đồng thời phủ sóng di động trên toàn tỉnh rất thuận lợi cho thông tin liên lạc trong và ngoài nước. Hệ thống tín dụng ngân hàng, bao gồm chi nhánh của cả nhân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại có quan hệ thanh toán trong nước và quốc tế nhanh chóng, thuận lợi; 79 Quỹ tín dụng nhân dân đáp ứng việc khai thác và cung ứng vốn cho hoạt động sản xuất của nhân dân trong tỉnh.

- Về nguồn nhân lực

+ Theo Báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Hải Dương, năm 2017, số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đạt 1.012.835 người, trong đó lao động tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn chiếm 75,5%, thành thị chiếm 24.5% [15, tr.69]. Đây là nguồn nhân lực dồi dào cung cấp cho phát triển NN nói chung và KTTN trong NN nói riêng. Để đảm bảo đáp ứng nhu cầu về lao động kỹ thuật, Tỉnh uỷ đã chỉ đạo ban hành “Quy hoạch dạy nghề tỉnh Hải Dương” và các đề án “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Hải Dương”, “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hải Dương đến năm 2020”, tạo điều kiện thuận lợi để các trường chuyên nghiệp, các trung tâm trên địa bàn tỉnh thực hiện hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho DN. Giáo dục đào tạo không ngừng được cải thiện, thể hiện ở chất lượng giáo dục của các cấp học. Đến năm 2017 Hải Dương đã có 54 trường trung học phổ thông, 4 trường đại học, 3 trường cao đẳng [15, tr.479], đã và đang đào tạo lượng lớn nguồn nhân lực cung cấp cho thị trường đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất. Với những điều kiện trên Hải Dương có nhiều thuận lợi để phát triển KTTN trong NN, tạo đà cho NN tỉnh nhà phát triển ngang tầm với các vùng giàu tiềm năng khác.

Một phần của tài liệu Luận án Phan Thị Huê (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w