động xuất khẩu, đưa nông sản tỉnh Hải Dương hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới
Các DN thuộc KTTN trong NN tỉnh Hải Dương trong những năm qua góp phần quan trọng trong thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh tăng mạnh mẽ, từ 620 triệu USD năm 2008, tăng lên 1603 triệu USD năm 2010 và đến 2016 đạt 4547 triệu USD, trong vòng 8 năm giá trị xuất khẩu hàng hóa tỉnh nhà tăng 7,1 lần. Có được thành quả đó là nhờ một phần đóng góp quan trọng của KTTN: năm 2010 giá trị xuất khẩu hàng hóa của KTTN chỉ có 70,9 triệu USD, đến năm 2016 tăng lên gấp 2,6 lần, đạt 182,6 triệu USD. Riêng KTTN trong NN đặc biệt là các DN thuộc KTTN trong NN đã đưa một số mặt hàng nông sản của tỉnh Hải Dương đến với cộng đồng quốc tế như:
hàng rau củ quả (su hào, bắp cải, súp lơ, vải, hành, tỏi), hàng thực phẩm chế biến (thịt lợn, lợn cấp đông, lợn sữa). Năm 2016 đã đem lại cho tỉnh 23.706.000 USD, bằng 12,9% giá trị xuất khẩu hàng hóa trong toàn tỉnh [14, tr.292]. Một trong những loại cây chủ lực của Hải Dương là vải thiều, năm 2016 vải thiều Thanh Hà đã vào được những thị trường khó tính nhất như Mỹ, Australia và nhiều nước EU. Năm 2015, Hải Dương mới có 20 ha vải quả đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP xuất khẩu sang các nước, cùng hơn 100 ha vải quả đủ tiêu chuẩn xuất sang thị trường EU, Australia, Nhật Bản... thì năm 2017 tăng lên tới 399 ha, với sản lượng 4.000 tấn tập trung ở hai huyện Thanh Hà và Chí Linh. Năm 2018 diện tích vải đạt tiêu chuẩn VietGAP là 8000 ha, sản lượng ước 35.000 tấn; vải được Cục Bảo vệ thực vật Mỹ cấp mã số vùng trồng, đủ điều kiện xuất khẩu đi Mỹ, Úc, EU là 13 vùng, diện tích 131,68ha, sản lượng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu khoảng 1.300 tấn; vải sản xuất theo quy trình Global GAP là 32ha, tổng sản lượng đạt tiêu chuẩn khoảng 300 tấn [59]. Đây còn là tín hiệu tích cực đưa thương hiệu nông sản của Hải Dương đến với các thị trường khó tính khác như Anh, Pháp..., mở thêm kỳ vọng cho ngành NN của tỉnh trong những năm tới.