Kinh nghiệm của Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Luận án Phan Thị Huê (Trang 71 - 73)

Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong vùng đồng bằng thuộc châu thổ sông Hồng, tại thời điểm vừa tái lập (1997), xuất phát điểm nền kinh tế của tỉnh rất thấp, phải nhận trợ cấp từ ngân sách Trung ương; dịch vụ chậm phát triển, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, thiếu thốn…Đến nay, Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều kết quả quan trọng: tỉnh đã trở thành “điểm sáng” của cả nước với 7.394 DN dân doanh, đến năm 2016, quy mô nền kinh tế tăng gấp 39,5 lần so với năm 1997 và đạt 77,2 nghìn tỷ đồng, GRDP bình quân đầu người tăng 33,2 lần từ 2,18 lên 72,3 triệu đồng/người/năm [92]

Có được thành quả đó là nhờ lãnh đạo tỉnh đã có những đột phá, mạnh dạn trong xây dựng, hoạch định chính sách và thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào tất cả các ngành, trong đó có NN. Để KTTN phát huy thế mạnh của mình trong sản xuất kinh doanh, đưa NN Vĩnh Phúc phát triển theo hướng NN hàng hóa. Các Nghị quyết chuyên đề về phát triển DN nhỏ và vừa, triển khai đề án “Cải thiện môi trường đầu tư”; Nghị quyết số 52/2012/NQ-HĐND ngày 19/7/2012 về Cơ chế đầu tư, hỗ trợ phát triển giống cây trồng, vật nuôi trên địa

bàn tỉnh giai đoạn 2012- 2015; Quyết định số: 1674/QĐ-UBND về việc “Phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020”... đã được triển khai. Ngoài ra tỉnh còn xây dựng nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ NN, nông thôn, nông dân với tổng kinh phí đầu tư từ nguồn ngân sách tỉnh cho khu vực NN, nông thôn giai đoạn 2006-2010 khoảng 1.000 tỷ đồng, đến năm 2015 ước khoảng 2.000 tỷ đồng [50]. Kết quả là KTTN trong NN phát triển đa dạng các loại hình:

+ Đối với loại hình hộ NN, hàng nghìn hộ NN hưởng ứng chủ trương, chính sách nhằm phát triển sản xuất rau quả an toàn, xây dựng các mô hình áp dụng tiêu chuẩn VietGAP. Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan chuyên môn trong ngành xây dựng và đã ban hành được 39 quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Từ đó, hình thành nhiều vùng chuyên canh rau với những thương hiệu nổi tiếng và khẳng định chỗ đứng trên thị trường như: Rau an toàn Sông Phan, rau an toàn Sao Mai, su su an toàn Tam Đảo, thanh long ruột đỏ Lập Thạch v.v.

+ Đối với loại hình là kinh tế TT, với lợi thế về điều kiện đất đai, địa hình, những trang trại chăn nuôi chuyên canh bò sữa, lợn hướng nạc, gia cầm, thuỷ cầm…với qui mô khá lớn được hình thành. Theo Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, đến nay, toàn tỉnh có hàng trăm TT chăn nuôi lợn với quy mô trung bình từ 50 - 100 con, có những TT nuôi lợn nái lên đến 600 con, TT nuôi lợn thịt hàng nghìn con; có hàng trăm hộ chăn nuôi bò sữa theo hướng TT ở ngoài khu dân cư, tập trung ở xã Vĩnh Thịnh huyện Vĩnh Tường; có trên 1443 TT gà với quy mô từ vài ngàn đến vài chục ngàn con, tập trung ở các huyện Tam Dương, Lập Thạch, Tam Đảo [50].

+ Đối với loại hình là các DN trong NN:

Để thu hút được nhiều DN đầu tư vào lĩnh vực NN, nông thôn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Vĩnh Phúc đã xây dựng chính sách đặc thù khuyến khích DN. Cụ thể, đối với cơ sở chăn nuôi gia súc, mức hỗ trợ lên tới 50% kinh phí nhưng tối đa không quá 2 tỷ đồng/dự án cho các DN đầu tư xây dựng hạ tầng

xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, chuồng trại, đồng cỏ và mua thiết bị nhưng phải đảm bảo các điều kiện có quy mô chăn nuôi tập trung tối thiểu 500 con lợn thịt hoặc 300 con lợn nái sinh sản hoặc 150 con bò thịt hoặc 100 con bò sữa. Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2015, toàn tỉnh có gần 140 DN đầu tư trong lĩnh vực NN, chiếm 2,4% tổng số DN trên địa bàn tỉnh [50]. Trong đó, nhiều DN đã và đang trở thành đầu tàu về ứng dụng khoa học- công nghệ cao, phát triển thị trường, tạo động lực phát triển cho nhiều vùng, địa phương như: Công ty TNHH một thành viên sản xuất và thương mại Phát Đạt; Công ty TNHH thương mại Tân Nông; Công ty VinEco của Tập đoàn Vingroup v.v.

Ngoài ra, chính quyền tỉnh có nhiều biện pháp tích cực như: hỗ trợ quỹ đất cho DN thuê, ưu tiên bố trí mặt bằng phù hợp, hỗ trợ tiền bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật giao thông, cấp điện, nước, thông tin liên lạc, hàng rào kỹ thuật; hỗ trợ giá cho thuê áp giá thấp nhất trong khung quy định của nhà nước, giảm giá tối đa 20% so với mức giá thuê do UBND tỉnh ban hành; Áp dụng cơ chế tài chính tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các DN dân doanh tiếp cận nguồn vốn như: cho DN sử dụng giấy chứng nhân quyền sử dụng đất thế chấp vay vốn; cho phép DN dân doanh dùng tài sản hình thành vốn vay để thế chấp vay vốn tại ngân hàng; thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng DN nhỏ và vừa, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN vay vốn ở các tổ chức tín dụng, sau hai năm hoạt động đã phát hành và cấp bảo lãnh tín dụng đạt 151,334 tỷ đồng phục vụ các dự án NN nông thôn.

Sự phát triển mạnh mẽ của KTTN của Vĩnh Phúc là kết quả của việc thực hiện nhất quán các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với KTTN.

Một phần của tài liệu Luận án Phan Thị Huê (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w