Pháp luật Việt Nam quy định người cĩ quyền yêu cầu tuyên bố thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bao gồm: (i) vợ, chồng hoặc (ii) người bị xâm phạm, người giám hộ của người cĩ quyền và lợi ích bị xâm phạm do cĩ thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng10. Đồng thời, tuyên bố thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vơ hiệu phải được thực hiện dưới sự giám sát tư pháp, tức là Tồ án là cơ quan giải quyết yêu cầu tuyên bố thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vơ hiệu.
Thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng do chính vợ chồng xác lập nên với tư cách là các bên trong thoả thuận thì theo yêu cầu của một bên vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng, Tồ án giải quyết yêu cầu tuyên bố thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vơ hiệu. Mặt khác, hiệu lực của thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng khơng chỉ ảnh hưởng tới vợ, chồng mà cịn ảnh hưởng đến các thành viên gia đình và người thứ ba. Vì vậy, nhằm bảo vệ lợi ích của các thành viên gia đình và lợi ích của người thứ ba do hiệu lực của thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng gây ra thì chính người bị xâm phạm hoặc người giám hộ của họ cĩ quyền yêu cầu Tồ án tuyên bố thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vơ hiệu. Thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vi phạm các quy định của pháp luật thì thoả thuận đĩ bị tuyên bố vơ hiệu. Tuỳ thuộc vào từng nguyên nhân mà thoả thuận về chế độ tài sản của vợ, chồng cĩ thể bị vơ hiệu một phần hoặc tồn bộ.