Bài học kinh nghiệm và các kiến nghị hồn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu TapchiNgheluat so6 2020 (Trang 73 - 75)

DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

2. Bài học kinh nghiệm và các kiến nghị hồn thiện pháp luật

hồn thiện pháp luật

Từ các phân tích về phương thức thu thập thơng tin, cĩ thể thấy, mỗi phương thức thu thập thơng tin đều cĩ những ưu điểm và nhược điểm riêng, do đĩ, mỗi quốc gia cĩ thể sử dụng một hoặc kết hợp nhiều phương thức thu thập thơng tin tuỳ thuộc vào từng điều kiện, hồn cảnh cụ thể. Đồng thời, trên cơ sở phân tích, xem xét các ưu điểm, nhược điểm đĩ, các quốc gia hoạch định cho mình kế hoạch xây dựng hành lang pháp lý tương ứng để hạn chế các nhược điểm, phát huy các ưu điểm, giúp cho việc thu thập thơng tin hiệu quả, gĩp phần nâng cao hiệu lực của hoạt động thi hành án dân sự.

Như vậy, để việc xác minh điều kiện thi hành án được tiến hành một cách hiệu lực, hiệu quả, pháp luật Việt Nam cần xem xét, sửa đổi một số khía cạnh sau liên quan đến vấn đề phương thức xác minh điều kiện thi hành án:

Thứ nhất,về trách nhiệm kê khai thơng tin của người phải thi hành án.

Theo kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới thì trách nhiệm kê khai thơng tin tài sản của người phải thi hành án được pháp luật rất nhiều quốc gia quy định, cĩ quốc gia coi đây là phương thức chủ yếu trong xác minh điều kiện thi hành án (như các quốc gia theo hệ thống pháp luật common law), cĩ quốc gia coi đây là một trong các phương thức để xác minh điều kiện thi hành án (như các quốc gia châu Âu theo hệ thống pháp luật châu Âu lục địa). Nếu vi phạm trách nhiệm kê khai thơng tin tài sản như: khơng kê khai hoặc kê khai khơng đúng sự thật thì người phải thi hành án cĩ thể sẽ phải gánh chịu các hình phạt và cao nhất là hình phạt tước đi quyền tự do trong khoảng thời gian tối đa là 2 năm.

Chúng tơi cho rằng, để quy định kê khai thơng tin cĩ thể áp dụng một cách hiệu quả trên thực tế, pháp luật cần sửa đổi quy định về mức xử phạt, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

đối với hành vi khơng kê khai hoặc phát hiện việc kê khai khơng trung thực của người phải thi hành theo hướng tăng mức xử phạt và giao quyền xử phạt cho chủ thể chủ yếu của hoạt động thi hành án dân sự là chấp hành viên hoặc Chi cục trưởng Chi cục thi hành án dân sự. Đồng thời, nếu người phải thi hành án đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn cố tình vi phạm thì cần phải quy định về trách nhiệm hình sự đối với hành vi này.

Thứ hai,về trách nhiệm của bên thứ ba cung cấp thơng tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.

Luật thi hành án dân sự đã cĩ những điều riêng quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan hữu quan trong hoạt động thi hành án dân sự như quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân, Kho bạc nhà nước, các tổ chức tín dụng, Bảo hiểm xã hội, cơ quan đăng ký tài sản, đăng ký giao dịch bảo đảm... (từ Điều 173 đến Điều 180 Luật thi hành án dân sự). Tuy nhiên, những quy định này mới chỉ quy định mang tính nguyên tắc, chung chung, chưa cụ thể dẫn đến việc khĩ áp dụng và thực hiện trên thực tế. Ngồi ra, hình thức chế tài mà Luật Thi hành án dân sự quy định chỉ dừng lại ở xử phạt vi phạm hành chính và mức xử phạt chỉ ở mức rất thấp (từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi khơng thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên về việc cung cấp thơng tin mà khơng cĩ lý do chính đáng), khơng cĩ tính răn đe đối với cá nhân, tổ chức cĩ hành vi vi phạm. Vì vậy, để nâng cao trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan hữu quan trong việc cung cấp thơng tin mà mình đang nắm giữ cho các chủ thể tiến hành xác minh điều kiện thi hành án, đồng thời tăng cường cơng tác phối hợp giữa các cơ quan cĩ liên quan trong hoạt động thi hành án dân sự thì cần ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành các điều, khoản quy định về sự phối hợp giữa cơ quan thi hành án dân sự với cơ quan, tổ chức cĩ liên quan của Luật thi hành án dân sự. Bên cạnh đĩ, cũng cần phải tính đến phương án đưa chế tài hình sự để xử phạt về hành vi khơng cung cấp thơng tin cho người thực hiện việc xác minh điều kiện thi hành án. Hiện nay, theo quy định

tại Điều 381 Bộ luật hình sự năm 2015 thì chúng ta cĩ thể hiểu nếu người đang nắm giữ thơng tin về tài sản của người phải thi hành án mà cố tình khơng cung cấp, dẫn đến người phải thi hành án tẩu tán tài sản và khơng thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng thì sẽ bị xem xét để khởi tố hình sự về tội cản trở việc thi hành án. Tuy nhiên, quy định này vẫn gây khĩ khăn cho chấp hành viên trong việc đề nghị Viện kiểm sát truy tố về tội cản trở việc thi hành án vì chấp hành viên phải cĩ chứng cứ chứng minh mối liên quan giữa hành vi khơng cung cấp thơng tin của người nắm giữ thơng tin với hành vi tẩu tán tài sản của người phải thi hành án. Trong khi đĩ, việc thu thập chứng cứ chứng minh là điều quá khĩ đối với chấp hành viên. Hơn nữa, thực tiễn hoạt động thi hành án dân sự cho thấy, rất nhiều trường hợp, cơ quan thi hành án đã tập hợp đủ các hồ sơ, giấy tờ để đề nghị Viện kiểm sát truy tố về tội khơng chấp hành án của người phải thi hành án nhưng Viện kiểm sát vẫn khơng truy tố với lý do “hành vi của đương sự chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự”, vậy khi nào thì bị coi là đã đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong khi Bộ luật hình sự chỉ quy định “Người nào cố ý khơng chấp hành bản án, quyết định của Tồ án đã cĩ hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết, thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”? Vì vậy, trong thời gian trước mắt, cần phải tăng cường hơn nữa trách nhiệm của Viện kiểm sát trong nhiệm vụ truy tố về các loại tội trong hoạt động thi hành án dân sự, trong đĩ cĩ tội cản trở việc thi hành án. Để thực hiện được điều này, bản thân Luật thi hành án dân sự cũng cần bổ sung quy định về trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức nắm giữ thơng tin về tài sản của người phải thi hành án theo hướng: nếu cố tình khơng cung cấp thơng tin thì cĩ thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong thời gian lâu dài, cần đề nghị bổ sung vào Bộ luật hình sự quy định về tội cố tình khơng cung cấp thơng tin giống như tội “Từ chối khai báo, từ

chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu” được quy định tại Điều 383 Bộ luật hình sự. Đối với loại tội này, cơ quan thi hành án chỉ cần cung cấp chứng cứ về việc từ chối cung cấp tài liệu, từ chối cung cấp thơng tin của người phạm tội là đã đủ để đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự mà khơng cần chứng minh hậu quả và mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả.

Thứ ba,về các sổ đăng ký tài sản.

Hiện nay, ở Việt Nam rất nhiều cơ quan cĩ thẩm quyền quản lý thơng tin về tài sản của người phải thi hành án. Mỗi cơ quan lại cĩ cách thức lưu giữ thơng tin khác nhau vì vậy sẽ gây khĩ khăn cho chấp hành viên trong quá trình khai thác thơng tin. Vì vậy, cần quy định đồng bộ việc kê khai, đăng ký tài sản, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký tài sản để sử dụng cho việc tra cứu, cung cấp thơng tin về tài sản.

Cần quy định cơ chế cung cấp thơng tin, khai thác thơng tin nhằm vừa bảo vệ được bí mật thơng tin về tài sản của người phải thi hành án, lại vừa thực hiện được việc cung cấp, tra cứu thơng tin về tài sản của các đương sự để tổ chức thực hiện việc thi hành án theo quy định của pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, lợi ích của Nhà nước và của tồn xã hội.

Việc xây dựng và hồn thiện hệ thống cung cấp thơng tin về tài sản của người phải thi hành án sẽ giúp khắc phục tất cả những khĩ khăn, vướng mắc hiện nay liên quan đến xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Lý do chấp hành viên chưa làm tốt cơng tác xác minh là vì chấp hành viên phụ thuộc rất lớn vào các cơ quan cĩ thẩm quyền trong việc cung cấp thơng tin. Nếu chúng ta xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký tài sản thì tất cả các tài sản thuộc diện phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng sẽ được quản lý trong một dữ liệu thống nhất. Theo đĩ, những người cĩ nhu cầu tra cứu và cung cấp thơng tin về tài sản sẽ phải trả một mức phí nhất định để được cung cấp thơng tin...

Một phần của tài liệu TapchiNgheluat so6 2020 (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)