Một số giải pháp

Một phần của tài liệu TapchiNgheluat so6 2020 (Trang 66 - 68)

DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

3.Một số giải pháp

Trên cơ sở đánh giá về yêu cầu của cách mạng 4.0 và thực tiễn hoạt động đào tạo tại Học viện Tư pháp, chúng tơi đề xuất một số giải pháp trước mắt nhằm tăng cường khả năng đáp ứng của chương trình đào tạo các chức danh tư pháp trong bối cảnh cách mạng 4.0. Cụ thể như sau:

Xác định chiến lược ngắn hạn và dài hạn nhằm giúp hoạt động của nhà trường thích ứng với bối cảnh CMCN 4.0.Tâm thế sẵn sàng và một kế hoạch chủ động là giải pháp quan trọng nhằm “vận hành” hoạt động đào tạo trước những biến đổi nhanh chĩng mà cuộc CMCN 4.0 mang lại. Trên cơ sở đánh giá tồn diện thực trạng đào tạo, Học viện cần cĩ kế hoạch cụ thể với những mục tiêu sát với thực tế trong từng giai đoạn, chuẩn bị tâm thế cho đội ngũ giảng viên và người lao động để sẵn sàng đĩn nhận những sự thay đổi của tình hình thực tiễn; cĩ bước thí điểm phương thức đào tạo trực tuyến, phương thức đào tạo kết hợp giữa trực tuyến và tập trung, thí điểm ứng dụng các cơng nghệ mới trong đào tạo và quản lý đào tạo từ đĩ rút kinh nghiệm để mở rộng đổi mới chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo.

Cĩ kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Học viện cần cĩ kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao năng lực ngoại ngữ, ứng dụng cơng nghệ thơng tin cho đội ngũ giảng viên và người lao động phù hợp với vị trí việc làm của mỗi chức danh; chú trọng bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kỹ năng sử dụng các thiết bị, phịng học thơng minh, kỹ năng giảng dạy trực tuyến, kỹ năng xây dựng và xử lý bài giảng, xử lý hậu kỳ trong xây dựng bài giảng điện từ; kỹ năng giao tiếp, tương tác với học viên qua mơi trường internet. Đối với đội ngũ giảng viên cơ hữu, cần tăng cường hoạt động nghiên cứu thực tế, kiến tập tại Tịa án, Viện

kiểm sát… để tích lũy các kiến thức, kinh nghiệm từ thực tiễn nghề nghiệp.

Chú trọng cập nhật chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp đào tạo, hình thức đào tạo. Theo đĩ, cần cập nhật chương trình đào tạo bổ sung những nội dung mới về tác động của CMCN 4.0 tới hoạt động nghề nghiệp của các chức danh tư pháp; kỹ năng ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong giải quyết cơng việc của các chức danh tư pháp; những yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm nghề nghiệp của mỗi chức danh tư pháp. Đối với phương pháp đào tạo theo hướng tăng cường ứng dụng cơng nghệ thơng tin, tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu, xử lý tình huống của học viên; đa dạng hĩa các hình thức đào tạo trong đĩ chú trọng đào tạo kết hợp giữa trực tuyến và tập trung phù hợp với đặc trưng của hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp.

Đầu tư xứng đáng về cơ sở vật chất.Theo đĩ, cần chú trọng đầu tư nâng cấp tổng thể cấu hình máy và cáp mạng, đường truyền để bảo đảm nhu cầu học tập tại chỗ, trực tuyến; hồn thiện hệ thống đào tạo trực tuyến bảo đảm thuận lợi, dễ sử dụng, phù hợp với lưu lượng người dùng; đầu tư, nâng cấp hệ thống phần mềm thư viện, hệ thống phần mềm đào tạo, phần mềm quản lý cơng việc…; số hĩa hệ thống tài liệu, giáo trình, hồ sơ tình huống; mở rộng liên kết với các thư viện của các cơ sở đào tạo luật, các cơ quan nghiên cứu pháp luật, cơ quan tư pháp để cĩ thể hỗ trợ tra cứu liên thư viện cho giảng viên, học viên.

Cĩ thể khẳng định, giáo dục đào tạo nĩi chung và đào tạo các chức danh tư pháp nĩi riêng là lĩnh vực chịu tác động mạnh mẽ của CMCN 4.0. Những hình dung của chúng tơi trong bài viết này chỉ là bước đầu, thực tế đời sống với sự phát triển nhanh chĩng của cơng nghệ chắc chắn những tác động sẽ đa dạng, khĩ dự báo hơn. Tuy vậy, những dự báo vẫn là cần thiết để cĩ định hướng phù hợp giúp hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp tận dụng được lợi thế của CMCN 4.0, tác động tích cực trở lại đối với sự phát triển của xã hội./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Cương (2019), Một số yêu cầu đổi mới tư duy pháp lý thích ứng với cách mạng cơng nghiệp lần thứ 4, Hội thảo khoa học cấp quốc gia “CMCN lần thứ 4 và những vấn đề pháp lý đặt ra cho việc xây dựng, hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam”, tháng 06/2019.

2. PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng – PGS.TS Trần Khánh Đức (chủ biên) (2020), Quản trị nhà trường hơng minh 4.0 và xếp hạng đại học theo mơ hình QS. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.58.

3. Đinh Thị Mai (2019), Tư duy về nghiên cứu và đào tạo pháp luật trong bối cảnh cách mạng cơng nghiệp 4.0. Tài liệu Hội thảo khoa học Tiếp tục đổi mới tư duy pháp lý phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức ngày 08/09/2019, tr.665.

4. Đồng Thị Kim Thoa (2019), Hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ hoạt động đào tạo luật sư của Học viện Tư pháp, Tạp chí Nghề luật, số chuyên đề kỷ niệm 15 năm thành lập Khoa Đào tạo Luật sư.

5. Trần Mạnh Hùng, Tác động của cuộc cách mạng 4.0 tới giáo dục của Việt Nam, http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/tac-dong- cua-cuoc-cach-mang-40-toi-giao-duc-cua-viet- nam-27238.htm, truy cập 08/08/2019.

6. Nhật Anh (2020), Singapore ra phán quyết tử hình qua ứng dụng Zoom. https://vtv.vn/the- gioi/singapore-ra-phan-quyet-tu-hinh-qua-ung- dung-zoom-20200520202522625.htm, truy cập ngày 21/05/2020.

7. Trần Kiên (thực hiện) (2017), Người thầy trong thời đại cách mạng 4.0, https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/nguoi-thay- trong-thoi-dai-40-3907061-b.html, truy cập 02/05/2020.

8. Trí tuệ nhân tạo đánh bái 20 luật sư hàng đầu nước Mỹ, http://giaoducthoidai.vn/khoa- hoc/tri-tue-nhan-tao-danh-bai-20-luat-su-hang- dau-nuoc-my-3916731-l.html, truy cập 28/02/2018.

Một phần của tài liệu TapchiNgheluat so6 2020 (Trang 66 - 68)