Sơ lược lịch sử phát triển bản đồ học trên thế giới

Một phần của tài liệu Bài giảng bản đồ học (Trang 25 - 33)

Bản đồ ra đời do nhu cầu của cuộc sống xã hội loài người và bản đồ đã phản ánh thực tế khách quan của thiên nhiên và đời sống xã hội. Chính vì vậy, bản đồ là sản phẩm văn hoá vô cùng quý giá của nền văn minh nhân loại.

triển của tư tưởng, lý luận của khoa học bản đồ. Tìm hiểu lịch sử bản đồ học giúp ta hiểu đúng nhiệm vụ và vị trí của bản đồ học hiện nay để định hướng tốt hơn, chính xác hơn viễn cảnh phát triển của bộ môn khoa học này trong tương lai.

Xã hội phát triển, nhu cầu ngày càng tăng của xã hội luôn là điều kiện làm xuất hiện các bản đồ địa lý mới, làm đa dạng phong phú thêm các dạng, loại bản đồ. Khi xuất hiện các chủ đề mới, kiểu loại mới bản đồ, đồng thời cũng đặt ra những vấn đề mới về lý luận, cơ sở khoa học mới cho bản đồ học và nó là điều kiện để hoàn thiện và phát triển các thể loại bản đồ. Nghiên cứu lịch sử phát triển bản đồ học chúng ta biết được các thành tựu khoa học cùng các tên tuổi của các nhà khoa học đã có nhiều cống hiến cho sự phát triển của bản đồ học.

Lịch sử phát triển bản đồ học có thể chia ra 4 thời kỳ gắn liền với lịch sử thế giới.

- Thời kỳ cổ đại; - Thời kỳ trung cổ; - Thời kỳ cận ; - Thời kỳ hiện nay.

1.5.1.1. Bản đồ học thời cổ đại

Lòng mong ước nhận biết và biểu diễn khu vực lãnh thổ đang sinh sống, canh tác... đã có từ lâu trong bản thân xã hội loài người. Các yếu tố hình học, nét vẽ đơn giản trên gỗ, đá, đất sét, da, vỏ cây... là tiền nhân của bản đồ.

Khi khai quật các công trình cổ đại người ta tìm thấy các hình vẽ thô sơ về hệ thống tưới tiêu, sơ đồ thành phố... ở Ấn Độ, Ai Cập, Tây Á, Trung Đông, Trung Quốc, Bắc Mỹ đã khẳng định con người cổ xưa đã có những tri thức bản đồ đáng kể.

Đóng góp đáng kể cho sự phát triển bản đồ học thời kì này là ở Hy Lạp. Các nhà khoa học đã biết về thiên văn học, toán học, biết hình dạng của trái đất và kích thước của nó. Đặc biệt trên những bản vẽ họ đã dùng hệ thống toạ độ địa lý, đó là bước tiến quan trọng trong lĩnh vực bản đồ học.

Tác phẩm lớn nhất của thời kì cổ đại là 8 tập địa lý học của nhà bác học K.Ptôlêmê. K.Ptôlêmê (87-150) mà đến thế kỉ 15 mới được dịch ra tiếng La Tinh và in năm 1472.

Hình 1.2. Một phần bản đồ thế giới trong sách địa lý học của K. Ptôlêmê

Thời kì cổ La Mã, việc sử dụng bản đồ để đáp ứng nhu cầu của thực tế, phục vụ hoạt động của quân sự và hành chính nên bản đồ được phổ biến là các bản đồ đường xã La Mã ở dạng cuộn thành ống dài gần 7 m, rộng khoảng 1/3 m rất thuận tiện cho di chuyển và sử dụng.

Những người đo đạc đất đai ở La Mã cổ đại cũng đã biết đo đạc chia đất đai thành làng mạc, đường xã, qui hoạch ruộng đất. Các bản chỉ đạo công tác đo đạc cho phép hình dung rõ hơn về các phương pháp đo vẽ và trình bày bản đồ thời bấy giờ.

Một trung tâm khoa học lớn của thời kì cổ đại là Alexandri (Bắc Ai Cập) với những viện bảo tàng và thư viện cổ. Nhà địa lý học lỗi lạc Eratoxfen là người đầu tiên xác định phương pháp đo góc kinh tuyến để xác định kích thước Trái Đất và ông xác định gần đúng chiều dài của kinh tuyến, coi nhiệm vụ của địa lý là phải vẽ hình dạng của Trái Đất.

Thời kì cổ đại, Trung Quốc đã là một trung tâm văn minh của thế giới kể cả bản đồ học.

Theo các tài liệu của Tây Âu và các sử sách truyền lại thì người ta thường gặp các bản đồ, địa đồ với trình độ thành lập và biểu diễn khá cao và chính xác.

Điều đáng chú ý ở các bản đồ này là ngoài các hình vẽ phối cảnh thông thường, người ta đã biết sử dụng các kí hiệu qui ước, ghi chú cho bản đồ. Nổi

pháp biên vẽ bản đồ, chọn tỉ lệ, sử dụng lưới ô vuông để phân bố các đối tượng bản đồ, để xác định độ dài của đường cong, định hướng đúng cho các con sông, dãy núi. Ông còn lập ra tấm bản đồ tổng thể Trung Quốc tỉ lệ khoảng 1:1.800.000.

1.5.1.2. Bản đồ học thời Trung cổ (thế kỷ V đến thế kỷ XVII)

Vào thế kỉ thứ V, Đế quốc La Mã bị diệt vong, ở Châu Âu chế độ nông nô được thay bằng chế độ phong kiến, giáo hội được phát triển và những ngành khoa học ngược với tư tưởng thần học bị coi là phản nghịch. Bản đồ học cũng nằm trong tình trạng như vậy.

Tuy nhiên, các nước hồi giáo Ả Rập lại quan tâm đến địa lý học và dựa vào các tri thức cổ đại Hy Lạp, La Mã để đạt được những thành công nhất định như: Sách về hình thái Trái Đất mà nhà toán học, địa lý học tên là Al Khwarizni (nay thuộc Udơbêkixtan) viết vào năm 830. Cuối thế kỉ VII người Armênia đã viết “Địa Lý Armênia” gồm nhiều bản đồ (đến nay còn lưu trữ).

Thời trung cổ ở Trung Quốc đã phổ biến rộng rãi các loại sách địa lý, Bản đồ về các khu vực, địa phương gọi là sách “Địa trí”. Cuối thế kỉ thứ VIII ở Trung Quốc tìm ra địa bàn, tiền thân của bản đồ biển. Bản đồ địa bàn phát triển chủ yếu ở Italia do sự đưa địa bàn từ Trung Quốc sang các nước Ả Rập và Châu Âu. Để buôn bán và thám hiểm các nước khác, các đội tàu do Đô đốc Trịnh Hoà (1371 - 1435) đã lập ra các bản đồ hàng hải đóng thành quyển lấy tên là Vũ Bị Chí. Trên bản đồ miêu tả hải trình đến eo biển Ả Rập, bờ biển Sômali và vùng biển Đông Nam Á.

Ở Tây Âu, thời kì đầu là sự ngự trị của bản đồ tu viện với những quan niệm về thế giới tôn giáo, nhưng sang thời kì Phục Hưng thì bản đồ được phát triển mạnh.

Có địa bàn, la bàn thì bản đồ biển được thành lập phục vụ cho các chuyến thám hiểm và đi biển dài ngày.

Tác phẩm “Địa lý học” của K.Ptôlêmê đến cuối thế kỉ XVI đã được dịch, in sửa chữa nhiều lần, đặc biệt có chọn lọc hệ thống bản đồ có khoang độ, định hướng theo phương bắc, phương pháp thể hiện tốt hơn và đây có thể coi là Atlas địa lý hiện nay.

Nhà bản đồ học vĩ đại của thế kỉ XVI là G.Meretor người Hà Lan với tác phẩm lớn đầu tiên là Bản đồ Châu Âu chữa những lỗi sai trên bản đồ của Ptôlêmê (Địa Trung Hải ). Ông là người đề xướng làm bản đồ hàng hải trên

phép chiếu đồng góc hình trụ thẳng, đảm bảo vẽ đường tà hành “Loxođroma” là đường thẳng, Vì vậy, cho đến nay phép chiếu này vẫn dùng cho bản đồ hàng hải. Ông còn có tuyển tập các bản đồ với tiên đề “Atlas” với 107 bản đồ.

Cơ sở khống chế, các phương pháp đo góc bằng la bàn, đo khoảng cách bằng thước dây, các địa vật được vẽ bằng mắt nhưng có khép góc đã được sử dụng rộng rãi.

Điểm nổi bật của thời kì này là các bản đồ được biên vẽ không phải do tư nhân, một người mà nó đưa vào sản xuất ở các tổ hợp, xí nghiệp tư nhân. Các cơ sở sản xuất đã chuyên môn hoá các công đoạn sản xuất.

Nhưng cũng từ đây, nguồn tư liệu địa lý cũng rất đa dạng và khác nhau, để có tác phẩm bản đồ tốt, bản đồ học cần có những cơ sở khoa học mới để đánh giá, phân tích các nguồn tư liệu.

Điểm đáng chú ý nữa là sự đóng góp đáng kể về lý luận cũng như các tác phẩm bản đồ của bản đồ học Nga thời kì này. Chất lượng và phương pháp đo vẽ thể hiện bản đồ này hơn hẳn các bản đồ của các nước phương Tây. Các bản đồ của Nga thời kì này là tài sản quốc gia, mang tính chất quốc gia, khác với bản đồ phương Tây chỉ có tính chất thương mại. Theo cố GS Salisep thì đây là thời kì hình thành nền Bản đồ học Nga. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.5.1.3. Bản đồ học thời cận đại (nửa cuối thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII)

Chính sự phát triển của các quan hệ sản xuất tư bản của các nước Tây Âu đã tạo ra sự phát triển mạnh hơn của Bản đồ học. Nhu cầu bản đồ chính xác về một khu vực rộng lớn, thế giới đòi hỏi cần có các phương pháp mới, và các biện pháp thích hợp để xử lý nguồn tư liệu.

Các trung tâm hoạt động về lĩnh vực bản đồ đã chuyển về các viện hàn lâm khoa học Pháp (Pari 1666), Đức (Berlin 1700), Nga (Pêtécbua 1724)...

Vào đầu thế kỉ XVIII, Pháp trở thành nước đi đầu trong đo vẽ địa hình đất nước. Họ đã vẽ địa hình trên cơ sở lưới tam giác trắc địa do các thế hệ nhà Cassini thiết lập.

Năm 1789 có 182 mảnh bản đồ địa hình Quốc gia của nước Pháp đã được hoàn thành.

Ở Anh, trong điều kiện tăng nhanh nhu cầu bản đồ phục vụ cho đi biển buôn bán và tìm kiếm thuộc địa các loại bản đồ biển, địa lý cũng rất phát triển.

Dựa vào các tư liệu về độ lệch từ tính, thuỷ triều, sức gió... nhà thiên văn học người Anh tên Edward Halley (1656 - 1742) đã thành lập các bản đồ địa lý tự nhiên về sức gió (1688), bản đồ độ đẳng từ khuynh (1701).

Đây chính là cơ sở cho các bản đồ chuyên đề về môi trường tự nhiên và tìm hiểu qui luật phân bố không gian của các hiện tượng tự nhiên.

Ở Nga, các nghiên cứu địa lý và các công trình bản đồ học đã phát triển rực rỡ. Sự phát triển kinh tế xã hội đặt ra những nhiệm vụ mà các bản đồ cũ không thể giải quyết .

Lần đầu tiên các kĩ sư trắc địa Nga được đào tạo ở trường toán và giao thông Matxcơva (1701) và Viện Biển ở Xanh Petebua (1715).

Đo vẽ hệ thống các bản đồ quốc gia của đất nước được giao cho Viện Hàn Lâm khoa học Nga thực hiện. Atlas sông Đông, biển Adốp và biển Đen cũng đã được thành lập (1703). Đến năm 1702 Nga đã đào tạo được 250 kĩ sư Trắc Địa.

Cho đến cuối thế kỉ XVIII việc phát triển Bản đồ học ở Nga do Viện Hàn Lâm khoa học Nga đảm nhiệm. Nhà khoa học Lômônôxốp (1711 - 1765) đã có những cống hiến và ảnh hưởng lớn đến bản đồ học ở Nga. Ông là người lãnh đạo Bộ phận Địa lý Viện Hàn Lâm Nga. Ông quan tâm đến phát triển lực lượng sản xuất, nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên, thu nhập thông tin kinh tế để hoàn chỉnh các bản đồ. Ông đã chú ý cải cách nội dung đào tạo các nhà bản đồ và địa lý, nâng cao cơ sở khoa học cho công tác thành lập bản đồ và xây dựng nội dung bản đồ.

Hình 1.3. Một phần bản đồ trong Atlas Nga do Viện hàn lâm Nga thành lập năm 1748

Năm 1786 người ta đã lập ra bộ phận bản đồ mới trong văn phòng của Êcatêrina II. Bộ phận này đã chuẩn bị hai Atlas lớn và giá trị, xuất bản năm 1792 (gồm 44 bản đồ) và năm 1800 (gồm 43 bản đồ ), một số Atlas học sinh và nhiều bản đồ khác.

1.5.1.4. Bản đồ học thời hiện đại

Trong thế kỉ XVIII và XIX bản đồ địa lý dùng trong quân sự đã có nhiều hạn chế, quân đội có nhu cầu lớn về bản đồ địa hình. Các cơ quan quân sự về địa hình đã hình thành để đo vẽ các bản đồ địa hình tỉ lệ đủ lớn trên cơ sở một lưới khống chế trắc địa chính xác là lưới tam giác.

Để thể hiện tốt và chính xác địa hình người ta không thể dùng phương pháp cũ (phối cảnh hay bán phối cảnh) mà dùng phương pháp gạch nét (phương pháp do nhà bản đồ xứ Xác Xông đề xướng năm 1799). Bằng phương pháp này người ta thể hiện các sườn dốc chính xác hơn.

Thành lập địa hình trên một vùng rộng lớn yêu cầu phải xác định hình dạng và kích thước Trái Đất và nghiên cứu chi tiết khu vực về mặt hình học. Do đó, thế kỉ XIX toán học đã chiếm vị trí trung tâm trong bản đồ học và tạo khả năng hoàn thiện Bản đồ học.

Cuối thế kỉ XIX các bản đồ quân sự tỉ lệ lớn nhiều nước đã được xuất bản trọn bộ. Hệ thống bản đồ chi tiết trên đã tạo cơ sở chắc chắn cho việc biểu thị chính xác bề mặt Trái Đất và làm các bản đồ dẫn xuất.

Tuy nhiên, các bản đồ địa hình quân sự không chú ý đến các nhu cầu của dân sự, xã hội do đó xuất hiện thêm các cơ quan đo vẽ và lập bản đồ chuyên ngành đáp ứng nhu cầu đo đạc đất đai điều tra và quy hoạch, khai thác khoáng sản, khảo sát địa chất...

Trong thế kỉ XIX nhiều elipxoid Trái Đất được đưa ra (Everet 1830; Bessen 1841; Klar 1880...). Sang thế kỉ XX nhiều phép chiếu bản đồ tốt được ứng dụng rộng rãi (Gauss, UTM...). Phương pháp đo vẽ bản đồ địa hình bằng hình ảnh hàng không chính thức được áp dụng rộng rãi trên thế giới.

Cùng với việc đo vẽ chi tiết ở tỉ lệ lớn đầu thế kỉ XX, thế giới bắt đầu chú ý đến việc thành lập các sản phẩm bản đồ toàn cầu.

thành bộ bản đồ thế giới với tỉ lệ 1:2 500 000 gồm 224 mảnh phủ trùm cả Trái Đất (cả lục địa và các đại dương).

Thế giới còn chú ý đến việc thành lập các Atlas toàn cầu chỉ gồm các bản đồ địa lý tổng quát nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và nghiên cứu sâu bề mặt Trái đất hay một khu vực nào đó của nó.

Đến nay các Atlas địa lý tổng quát toàn cầu, khu vực và quốc gia thể hiện về địa hình, phân chia Hành chính, chính trị đã trở thành sản phẩm phổ biến và thông dụng.

Hình 1.4. Sơ đồ chia mảnh Bản đồ địa lý chung tỉ lệ 1:2.500.000

Xã hội phát triển nhu cầu sử dụng bản đồ trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội tăng lên rất nhanh (cả về số lượng và chất lượng) đòi hỏi các loại bản đồ chuyên đề khác với các bản đồ địa lý chung. Nội dung của bản đồ chuyên đề là đáp ứng yêu cầu cụ thể của một ngành, lĩnh vực nào đó trong xã hội.

Các bản đồ chuyên ngành xuất hiện rất sớm, song cùng với sự phát triển của Bản đồ học thì vào cuối thế kỷ XIX và thế kỷ XX Bản đồ chuyên đề mới phát triển mạnh mẽ, đa dạng và phong phú về thể loại, nhiều phương pháp và phương tiện mới để thể hiện nội dung bản đồ được áp dụng.

Tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử và mục tiêu kinh tế, phát triển trong từng thời kỳ của mỗi nước, mỗi quốc gia, người ta thành lập các cơ quan chức năng

chuyên môn sâu về Bản đồ học và còn thành lập các cơ sở đào tạo chính quy và các viện nghiên cứu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một đặc điểm quan trọng của Bản đồ học hiện đại là nhờ các thành tựu của khoa học kỹ thuật (chụp ảnh hàng không, ảnh vệ tinh, đo vẽ xử lý ảnh, in ốp sét nhiều màu, công nghệ vật liệu mới, tách màu điện tử, điện tử tin học...) mà công việc đo vẽ và xây dựng bản đồ nhanh chóng chính xác, có nhiều thể loại mang tính toàn cầu và vượt ra ngoài Trái đất.

Bản đồ học phát triển và thành công rực rỡ làm cơ sở cho phát triển của các ngành kinh tế, xã hội, làm cho mối liên hệ, quan hệ của các lĩnh vực xã hội chặt chẽ và gần nhau hơn, thúc đẩy xã hội loài người tiến lên không ngừng.

Bản đồ học phát triển tạo ra công nghệ mới cho sản xuất và sử dụng bản đồ, cho phép các nhà khoa học bản đồ xây dựng một tư duy mới, một cách nhìn nhận mới đối với bản đồ học và các sản phẩm, ứng dụng của nó.

Một phần của tài liệu Bài giảng bản đồ học (Trang 25 - 33)