Các phép chiếu thường dùng

Một phần của tài liệu Bài giảng bản đồ học (Trang 55 - 58)

2.2.3.1. Phép chiếu hình nón đứng

Phương pháp thành lập: Cho mặt nón tiếp xúc với ellipsoid sao cho trục của hình nón trùng với trục quay của ellipsoid, chiếu hệ thống kinh vĩ tuyến của ellipsoid lên hình nón, sau đó trải mặt nón sang mặt phẳng.

Đặc điểm lưới chiếu: Kinh tuyến là những đường thẳng đồng quy tại một điểm, góc giữa các kinh tuyến tương ứng với hiệu số kinh độ; vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm và tâm đó chính là điểm hội tụ của các kinh tuyến.

Đặc điểm sai số biến dạng: Tại vĩ tuyến tiếp xúc với mặt nón (được gọi là vĩ tuyến chuẩn) không có biến dạng, càng đi về hai phía, biến dạng càng tăng.

Ứng dụng: Dùng để thành lập bản đồ các khu vực vĩ độ trung bình như bản đồ châu Âu, châu Á hoặc những quốc gia rộng lớn có hình dạng chạy dài theo vĩ tuyến. Lưới chiếu được sử dụng nhiều nhất là lưới chiếu hình nón đứng đồng

Hình 2.32. Phép chiếu hình nón đứng

2.2.3.2. Phép chiếu hình trụ đứng

Phương pháp thành lập: Cho hình trụ tiếp xúc với ellipsoid sao cho trục của hình trụ trùng với trục quay của ellipsoid, chiếu hệ thống kinh vĩ tuyến trên elllipsoid lên hình trụ, rồi trải hình trụ thành mặt phẳng.

Đặc điểm lưới chiếu: Phép chiếu hình trụ đứng là phép chiếu mà lưới bản đồ có dạng đơn giản nhất. Kinh tuyến là những đường thẳng song song cách đều nhau, khoảng cách giữa các kinh tuyến bằng với hiệu số kinh độ tương ứng. Vĩ tuyến cũng là những đường thẳng song song và vuông góc với các kinh tuyến. Khoảng cách giữa các vĩ tuyến phụ thuộc vào điều kiện phép chiếu. Nếu là phép chiếu đồng khoảng cách thì các vĩ tuyến cách đều nhau; phép chiếu đồng diện tích thì khoảng cách giữa các vĩ tuyến nhỏ dần về phía hai cực; trong trường hợp là phép chiếu đồng góc thì khoảng cách giữa các vĩ tuyến lại tăng dần về phía hai cực.

Đặc điểm sai số biến dạng: Tại xích đạo không có biến dạng, càng về phía hai cực, độ biến dạng càng tăng. Tính chất của loại biến dạng phụ thuộc vào tính chất của phép chiếu.

Ứng dụng: Các phép chiếu hình trụ đứng dùng để thiết kế các bản đồ thế giới tỷ lệ nhỏ và các khu vực gần xích đạo như châu Phi. Phép chiếu hình trụ đứng đồng góc Mercator được thiết lập từ rất sớm (vào khoảng năm 1569) và được sử dụng rộng rãi trong các hải đồ.

Hình 2.33. Phép chiếu hình trụ đứng

2.2.3.3. Phép chiếu phương vị đứng

Phương pháp thành lập: Cho mặt phẳng tiếp xúc với ellipsoid sao cho trục của ellipsoid vuông góc với mặt phẳng, vị trí tiếp xúc có thể ở cực Bắc hay cực Nam.

Đặc điểm lưới chiếu: Kinh tuyến là những đường thẳng đồng quy tại một điểm, góc giữa các kinh tuyến tương ứng với hiệu số kinh độ; vĩ tuyến là những đường tròn đồng tâm và tâm đó chính là điểm hội tụ của các kinh tuyến.

Đặc điểm sai số biến dạng: Tại cực không có biến dạng, càng xa cực biến dạng càng tăng.

Ứng dụng: Dùng để thành lập các bản đồ vùng cực.

Hình 2.34. Các phép chiếu phương vị đứng với điểm tiếp xúc là cực Bắc và cực Nam

giả, phép chiếu phương vị giả, phép chiếu hình nón giả, phép chiếu đa nón.

Một phần của tài liệu Bài giảng bản đồ học (Trang 55 - 58)