Tạo thang phân tầng màu

Một phần của tài liệu Bài giảng bản đồ học (Trang 86 - 88)

3.3.3.1. Các tình huống ứng dụng thang tầng màu

Trên bản đồ, rất nhiều trường hợp sử dụng mầu biến đổi theo một quy tắc nào đó để phản ánh sự thay đổi về mặt định tính hay định lượng của các đối tượng hay hiện tượng trên các đơn vị lãnh thổ khác nhau.

Ví dụ, về định lượng: lượng mưa, nhiệt độ, áp suất, độ cao… (đơn vị lãnh thổ là các khoảng giữa 2 đường đẳng trị), mật độ dân số (số người/1km2), sản lượng nông nghiệp (tấn/ha) tỷ lệ người có trình độ phổ thông trung học (phần trăm), đơn vị lãnh thổ thường là các cấp hành chính; Về định tính: phân chia các vùng có mức sống (rất cao, cao, trung bình, thấp, rất thấp), thu nhập bình quân đầu người (cao, trung bình, thấp), đơn vị lãnh thổ thường là cấp hành chính, phân hạng đất (rất tốt, tốt, trung bình, xấu, rất xấu), phân vùng ô nhiễm môi trường… đơn vị lãnh thổ thường là các khoanh đất đồng đều về tiêu chí đánh giá nào đó.

Trong các trường hợp tương tự như trên, để thể hiện nội dung trên bản đồ (thường trong các phương pháp đường đẳng trị, nền chất lượng, đồ giải), người

thiết kế, trình bày bản đồ phải lựa chọn ra một thang màu hợp lý. Đó là việc làm đòi hỏi có hiểu biết về bản đồ, trình bày màu sắc và thẩm mỹ. Khó khăn phức tạp nhất là việc lựa chọn thang màu để thể hiện các tầng cao địa hình.

3.3.3.2. Nguyên tắc lập thang tầng màu

- Các thang tầng màu được chia ra: thang màu đồng nhất và thang hỗn hợp. + Thang đồng nhất, là thang biến đổi một đặc tính, như: độ sáng, độ bão hòa, hay sắc thái.

Thang theo độ sáng, là thang biến đổi độ sáng trong khi không thay đổi sắc thái và độ bão hòa. Thang theo độ sáng được tạo ra bằng cách chọn lấy một màu nào đó và tạo ra các bậc có độ đậm nhạt khác nhau (thang sáng nhất tô ít lần nhất).

Thang theo độ bão hòa, là thang biến đổi độ bão hòa trong khi không thay đổi độ sáng và sắc thái. Thang này được tạo ra bằng cách chọn lấy một màu, tô với độ sáng như nhau (tô cùng số lần bằng nhau cho tất cả các tầng), sau đó tô màu trắng với mức độ đậm nhạt khác nhau (càng ít mầu trắng thì độ bão hòa càng cao).

Thang theo sắc thái, là thang biến đổi sắc thái trong khi độ sáng và độ bão hòa không thay đổi. Thông thường thang này được dựng bằng cách chọn các mầu và sắp xếp chúng theo thứ tự từ các mầu lạnh sang nóng (hay ngược lại).

+ Thang hỗn hợp xây dựng trên cơ sở biến đổi hai hay ba đặc tính màu. Các thang hỗn hợp thường được áp dụng nhiều (đặc biệt trong các thang phân tầng địa hình) vì dễ phân biệt các bậc giá trị khi thể hiện trên bản đồ và cho khả năng tạo nhiều bậc.

- Khi thiết kế các thang mầu cần chú ý các điều kiện:

+ Các tầng màu phải phân biệt rõ ràng, khi đọc không bị nhầm lẫn.

+ Sự chuyển tiếp các bậc trong tầng màu phải theo tuần tự (thay đổi dần theo độ sáng, độ bão hòa, hay phổ màu).

+ Mức độ kết hợp các tính chất màu và các số lượng màu liên quan đến số lượng bậc phân khoảng. Nếu số lượng bậc ít (3 – 4 bậc) ta có thể dùng các thang màu theo độ sáng hoặc theo độ bão hòa. Nếu số lượng bậc nhiều hơn, ta có thể dùng các thang theo sắc thái hoặc thang hỗn hợp.

càng lớn hay mật độ càng cao thì màu càng tối (nhưng trong thể hiện độ cao địa hình có kết hợp với vờn bóng lại có thang càng lên cao càng sáng)…

+ Nền màu vừa đủ trong sáng để đảm bảo đọc rõ các nội dung trên đó. + Có tính nghệ thuật và mỹ thuật của gam màu.

Một phần của tài liệu Bài giảng bản đồ học (Trang 86 - 88)