Hệ thống phân mảnh và danh pháp bản đồ trong hệ VN2000

Một phần của tài liệu Bài giảng bản đồ học (Trang 65)

2.4.3.1. Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình cơ bản

* Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:1.000.000

Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 kích thước 4o x 6o là giao nhau của múi 6o

chia theo đường kinh tuyến và đai 4o chia theo đường vĩ tuyến. Ký hiệu múi được đánh số bằng số ả Rập 1, 2, 3 . . . bắt đầu từ múi số 1 nằm giữa kinh tuyến 180oĐ và 174oT, ký hiệu múi tăng từ Đông sang Tây. Ký hiệu đai được đánh bằng các chữ cái La Tinh A, B, C... (bỏ qua chữ cái O và I để tránh nhầm lẫn với số 0 và số 1) bắt đầu từ đai A nằm giữa vĩ tuyến 0o và 4oB, ký hiệu đai tăng từ xích đạo về cực.

Trong hệ thống lưới chiếu UTM quốc tế, người ta đặt trước ký hiệu đai thêm chữ cái N đối với các đai ở Bắc bán cầu và chữ S đối với các đai ở Nam bán cầu.

(NX-yy), trong đó X là ký hiệu đai và yy là ký hiệu múi, phần trong ngoặc là phiên hiệu mảnh theo kiểu UTM quốc tế.

Ví dụ mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 có phiên hiệu là F-48 (NF-48).

* Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500.000

Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000, mỗi mảnh có kích thước 2o x 3o, phiên hiệu mảnh đặt bằng các chữ cái A, B, C, D theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.

Theo kiểu UTM quốc tế, các phiên hiệu A, B, C, D được đánh theo chiều kim đồng hồ bắt đầu từ góc Tây - Bắc.

Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000 là phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000, phần trong ngoặc là phiên hiệu mảnh bản đồ đó theo kiểu UTM quốc tế.

Ví dụ mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000 có phiên hiệu F-48-D (NF-48-C).

* Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:250.000

Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000 chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:250.000, mỗi mảnh có kích thớc 1o x 1o30’ ký hiệu bằng các số ả Rập 1, 2, 3, 4 theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.

Theo kiểu UTM quốc tế, mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 chia thành 16 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:250.000, mỗi mảnh cũng có kích thước 1o x 1o30’ ký hiệu bằng các số ả rập từ 1 tới 16 theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.

Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:250.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:250.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:250.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000, phần trong ngoặc là phiên hiệu mảnh bản đồ đó theo kiểu UTM quốc tế.

Ví dụ mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 250.000 có phiên hiệu F-48-D-4 (NF-48-16).

* Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:100.000

Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 chia thành 96 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000, mỗi mảnh có kích thước 30’ X 30’, ký hiệu bằng số ả Rập từ 1 đến 96 theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.

Theo kiểu UTM quốc tế, hệ thống bản đồ tỷ lệ 1:100.000 được phân chia độc lập so với hệ thống bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000. Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 gồm 4 số, 2 số đầu bắt đầu bằng 00 là số thứ tự của các múi có độ rộng 30’ theo kinh tuyến xuất phát từ kinh tuyến 75oĐ tăng dần về phía Đông

(múi nằm giữa độ kinh 102oĐ và 102o30’Đ là cột 54), 2 số sau bắt đầu bằng 01 là số thứ tự của các đai có độ rộng 30’ theo vĩ tuyến xuất phát từ vĩ tuyến 4o

Nam bán cầu (vĩ tuyến -4o) tăng dần về phía cực (đai nằm giữa độ vĩ 8o và 8o30’ là 25).

Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000, phần trong ngoặc là phiên hiệu mảnh bản đồ đó theo kiểu UTM quốc tế.

Ví dụ, mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 có phiên hiệu F-48-96 (6151).

* Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000

Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 được chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000, mỗi mảnh có kích thước 15’ x 15’, ký hiệu bằng A, B, C, D theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.

Theo kiểu UTM quốc tế, việc chia mảnh thực hiện tương tự, phiên hiệu mảnh bằng chữ số La mã I, II, III, IV theo thứ tự bắt đầu từ mảnh góc Đông - Bắc theo chiều kim đồng hồ.

Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000, phần trong ngoặc là phiên hiệu mảnh bản đồ đó theo kiểu UTM quốc tế (phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000 theo kiểu UTM quốc tế cũng đặt theo nguyên tắc trên nhưng không có gạch ngang).

Ví dụ, mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000 có phiên hiệu F-48-96-D (6151II).

* Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:25.000

Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000 chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000, mỗi mảnh có kích thước 7’30” x 7’30”, ký hiệu bằng a, b, c, d theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ thống UTM quốc tế không phân chia các mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000 và lớn hơn.

Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 25.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000.

* Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000

Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000 đợc chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10.000, mỗi mảnh có kích thước 3’45” x 3’45”, ký hiệu bằng 1, 2, 3, 4 theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.

Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000.

Ví dụ, mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10.000 có phiên hiệu F-48-96-D-d-4.

* Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:5.000

Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 đợc chia thành 256 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000, mỗi mảnh có kích thước 1’52,5” x 1’52,5”, ký hiệu bằng số từ 1 đến 256 theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.

Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 đặt trong ngoặc đơn.

Ví dụ, mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000 có phiên hiệu F-48-96-(256).

* Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2.000

Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000 chia thành 9 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000, mỗi mảnh có kích thước 37,5” x 37,5”, ký hiệu bằng chữ La-Tinh a, b, c, d, e, f, g, h, k (bỏ qua i,j để tránh nhầm lẫn với 1) theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.

Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000, đặt trong ngoặc đơn cả ký hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000 và mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000.

Ví dụ, mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000 có phiên hiệu F-48-96-(256-k). .

Bảng 2.3. Kích thước khung trong của các tỷ lệ bản đồ trong hệ VN2000

Tỷ lệ bản đồ

Kích thước

khung trong Tỷ lệ bản đồ Kích thước khung trong

     1:1.000.000 1:500.000 1:250.000 1:100.000 1:50.000 4o 2o 1o 30’ 15’ 6o 3o 1o30’ 30’ 15’ 1:25.000 1:10.000 1:5.000 1:2.000 7’30” 3’45” 1’52,5” 37,5” 7’30” 3’45” 1’52,5” 37,5”

2.4.3.2. Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ lớn

Bản đồ địa hình tỷ lệ lớn 1:1.000 và 1:500 chỉ được thành lập cho các khu vực nhỏ, có thể thiết kế hệ thống phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh phù hợp cho từng trường hợp cụ thể. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng cách phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh theo hệ thống chung như sau:

* Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:1.000

Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000 chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000, ký hiệu bằng chữ số La Mã I, II, III, IV theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.

Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 1.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000, đặt trong ngoặc đơn cả ký hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000, mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000 và mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.

Ví dụ, mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000 có phiên hiệu F-48-68-(256-k-IV).

* Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500

Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000 được chia thành 16 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500, ký hiệu bằng chữ số Ả-rập từ 1 đến 16 theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.

Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000, đặt trong ngoặc đơn cả ký hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000, mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000 và mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.

Chương 3

NGÔN NGỮ BẢN ĐỒ 3.1. Khái quát ngôn ngữ bản đồ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, khi giao tiếp với nhau thường thông qua một số hình thức: văn tự, lời nói, âm thanh, hình ảnh, ánh sáng, động tác, phim ảnh... Bằng các hình thức này con người truyền đạt thông tin về tự nhiên, kinh tế, xã hội, trạng thái tâm lý đến người khác. Đây được gọi là ngôn ngữ. Như vậy, ngôn ngữ được hiểu là phương tiện để trao đổi thông tin giữa con người với con người. Phương tiện trao đổi đó có thể ở dạng âm thanh (nhạc, tiếng nói), có thể ở dạng dấu hiệu như: chữ viết, màu sắc, các kí hiệu...

Những đường nét, màu sắc và hình khối ở dạng thứ hai được nghiên cứu và sử dụng trong Bản đồ học để phản ánh đối tượng nhận thức và truyền thông tin không gian.

Ký hiệu bản đồ là cốt lõi của ngôn ngữ bản đồ. Hình ảnh của bản đồ truyền đạt toàn bộ những thông tin chứa đựng trên bản đồ về hiện thực của vùng lãnh thổ bản đồ thể hiện. Ký hiệu bản đồ biểu thị các đối tượng, các hiện tượng, các quá trình của tự nhiên, kinh tế, xã hội (giếng nước, đường ô tô, đầm lầy...) và có thể nêu rõ một số các đặc điểm định lượng và định tính của chúng (lượng nước của giếng, chiều rộng của đường ô tô, khả năng đi lại trên đầm lầy…).

Bản đồ học là một khoa học, vì thế ngôn ngữ bản đồ phải là một ngôn ngữ khoa học, muốn vậy nó phải thỏa mãn ba chức năng cơ bản sau:

- Dạng (hoặc cấu trúc) hình vẽ kí hiệu gợi cho ta liên tưởng đến đối tượng cần phản ánh.

Ví dụ: Một nét vẽ dài là biểu hiện về một đường giao thông, một ô màu đen để thể hiện một ngôi nhà, một dạng cây là nói về rừng.

- Bản thân kí hiệu phải chứa trong nó một nội dung nào đó về số lượng, chất lượng, cấu trúc hoặc động lực phát triển của đối tượng cần phản ánh trên bản đồ.

Ví dụ: Một nét dài và hai nét song song nói về hai cấp đường giao thông khác nhau. Vòng tròn nhỏ và vòng tròn lớn phản ánh số lượng dân cư ở hai thời điểm khác nhau hoặc hai địa điểm khác nhau...

- Kí hiệu trên bản đồ phải phán ánh vị trí của đối tượng trong không gian (vị trí của kí hiệu trên lưới kinh vĩ tuyến) và vị trí tương quan của nó với các yếu tố khác. Các kí hiệu được sắp xếp theo một qui luật nhất định trong không gian.

Ví dụ: Một điểm dân cư có độ vĩ là 14oB và độ kinh là 105oĐ. Vị trí tương quan của các kí hiệu một mặt cho ta nhận biết qui luật phân bố trong không gian của chúng (phân bố rời rạc, liên tục hay theo tuyến...). Mặt khác phản ánh qui luật phân bố hiện tượng trên bản đồ và sự phân bố tương ứng ngoài thực địa, đồng thời cả sự tương quan giữa bản đồ và hình ảnh mà mục đích của bản đồ đề ra.

Các chức năng cụ thể nói trên có tính thời gian và không gian nhất định, đồng thời chịu ảnh hưởng sâu sắc trình độ nhận thức đối tượng. Tính thẩm mĩ của kí hiệu, mức độ hiểu biết về đối tượng biểu hiệu trong nội dung kí hiệu, độ chính xác trong việc xác lập vị trí của kí hiệu đều phụ thuộc vào đặc điểm, trình độ và điều kiện xã hội.

Ví dụ: Một nét vẽ dài là biểu hiện về một đường giao thông, một ô màu đen để thể hiện một ngôi nhà, một dạng cây là nói về rừng.

Trong khi chức năng của ký hiệu bản đồ rất đa dạng để thiết kế các hệ thống ký hiệu bản đồ địa lý, người ta sử dụng một số lượng các phương pháp thể hiện nội dung bản đồ

Trên bản đồ, sự kết hợp của ký hiệu bản đồ, màu sắc trên bản đồ và các ghi chú, chú giải theo nguyên tắc nhất định đã tạo nên hình ảnh bản đồ cho ta biết thông tin về các đối tượng, hiện tượng được thể hiện, mối quan hệ giữa chúng, rộng hơn là các khái niệm, hiểu biết về nội dung của bản đồ.

Ngày nay trên các bản đồ đa phương tiện (Multimedia maps), sự kết hợp của các phương tiện truyền tin (âm thanh, hình ảnh, phim ảnh, hiệu ứng màu sắc...) làm tăng khả năng truyền đạt thông tin và sự hấp dẫn của các sản phẩm bản đồ (đặc biệt là với các bản đồ phổ thông, tuyên truyền quảng cáo, giáo dục).

Để đọc bản đồ, hiểu biết nội dung thông tin về các đối tượng, hiện tượng thể hiện trên bản đồ người ta thường sử dụng bảng chú giải (trên bảng chú giải

Hình 3.1. Một số ký hiệu trên bản đồ địa hình 3.2. Ký hiệu bản đồ

- Về ý nghĩa, ký hiệu bản đồ là phương tiện để thể hiện nội dung thông tin của bản đồ. Nó cũng là hình thức để qua đó người ta nhận biết được mức độ tổng quát hóa nội dung bản đồ. Hệ thống ký hiệu bản đồ cùng các quy tắc sử dụng chúng tạo nên Ngôn ngữ bản đồ(ngôn ngữ mang tính chất bản đồ).

- Ký hiệu bản đồ là hệ thống các ký hiệu có kết cấu đặc trưng riêng, gồm hai thành phần, đó là nội dung mang ý nghĩa và hình thức mang tính đồ họa.

- Khi các ký hiệu được vẽ lên bản đồ, nó có khả năng cho ta biết các thông tin về vị trí địa lý và nghĩa (tên, tính chất, lượng, trạng thái, thuộc tính) của đối tượng và mối quan hệ không gian giữa các đối tượng.

- Về mặt hình thức, ký hiệu là những hình vẽ có hình dạng, kích thước,

Một phần của tài liệu Bài giảng bản đồ học (Trang 65)