Nghĩa của hệ thống ký hiệu

Một phần của tài liệu Bài giảng bản đồ học (Trang 80 - 83)

Như vậy, ký hiệu bản đồ thực chất là ngôn ngữ riêng của bản đồ học. Nghiên cứu hệ thống ký hiệu bản đồ là nghiên cứu ba vấn đề chính tạo nên hệ thống ký hiệu bản đồ:

+ Cú pháp; + Ngữ nghĩa; + Tính ngữ dụng.

3.2.3.1. Cú pháp của hệ thống ký hiệu

Cú pháp của hệ thống ký hiệu bản đồ là sự liên hệ các ký hiệu với nhau bên trong một hệ thống ký hiệu thống nhất đó, nó nghiên cứu việc xây dựng các ký hiệu trong hệ thống của chúng.

Nhiệm vụ của cú pháp bao hàm:

- Xây dựng và hệ thống hóa ký hiệu bản đồ theo các phần tử cấu tạo và theo khả năng đường nét.

- Nghiên cứu khả năng kết hợp đường nét trong một ký hiệu để tạo ra một dãy ký hiệu.

- Nghiên cứu, phối hợp không gian của ký hiệu và xây dựng chúng cho hợp lý.

Các ký hiệu bản đồ đều có cấu trúc từ các phần tử là nút, cạnh, mặt.

Có nhiều kiểu kết hợp khác nhau, theo các quy tắc khác nhau để tạo ra các ký hiệu phù hợp với các đặc tính, đặc trưng của các đối tượng, hiện tượng thể hiện trên bản đồ. Ngoài ra, căn cứ các chữ số của ngôn ngữ tự nhiên để bổ trợ

hay thay thế cho các ký hiệu.

Đặc trưng của cú pháp bản đồ là sự liên kết, sắp đặt các phần tử đồ họa để tạo ra ký hiệu và hình ảnh bản đồ: hình dáng, kích thước, hướng, cấu trúc bên trong, độ sáng và sắc thái của ký hiệu.

Nhiệm vụ của cú pháp bản đồ cũng bao gồm cả việc tạo và biến đổi các ký hiệu riêng, chi tiết thành các ký hiệu chung, tổng hợp. Đây chính là cơ sở để tổng quát hoá bản đồ trong công nghệ truyền thống và công nghệ tự động hoá bản đồ. Nó cũng tạo ra khả năng tự động hoá sản xuất và sử dụng bản đồ, đặc biệt là khi làm bản đồ dẫn xuất và khai thác hệ thống thông tin địa lý (GIS).

Chi tiết hoá ký hiệu theo dấu hiệu này cho phép xây dựng được các hình rất đa dạng. Tuy nhiên, chú ý quá nhiều cấu trúc bên trong sẽ làm giảm độ đọc rõ theo hình ảnh của bản đồ. Vì vậy, việc sử dụng cấu trúc (như là khả năng của đường nét) khi xây dựng ký hiệu là cần phải chọn hướng hợp lý nhất định.

3.2.3.2. Ngữ nghĩa của hệ thống ký hiệu

Ngữ nghĩa bản đồ là mối liên quan của ký hiệu với các đối tượng, ghi chú, nó nghiên cứu giá trị tư duy của ký hiệu, xác định ý nghĩa bằng hình thức bên ngoài của ký hiệu, xác định mối liên quan của ký hiệu với thực tế, giải thích tính thông tin của ký hiệu.

Các đối tượng và hiện tượng thể hiện trên bản đồ được đặc trưng bởi một loạt các dấu hiệu (thông số) để chỉ ra vị trí, tính chất, nguồn gốc sự vận động, động thái của chúng…

Sự phụ thuộc, mối liên hệ ngữ nghĩa của ký hiệu với đối tượng là: Trong hình ảnh bản đồ (ký hiệu hay hệ thống ký hiệu) thì các thông số đặc trưng này phải được thể hiện rõ ràng.

Khi thiết kế ký hiệu cần tìm và đưa ra khả năng đường nét, màu sắc hợp lý để thể hiện tốt các dấu hiệu, đặc trưng của đối tượng, hiện tượng bản đồ (đặc trưng số lượng, chất lượng, động thái phát triển).

Mối liên quan giữa các ký hiệu trong hệ thống cần phản ánh bằng quan hệ của các đối tượng.

Bằng khả năng đường nét của đối tượng có thể tách ra các dấu hiệu chính, phụ của đối tượng. Khả năng này tạo điều kiện thuận lợi cho đọc bản đồ theo

chi tiết. Mối liên hệ ngữ nghĩa của ký hiệu được xác định trong bảng chú giải bằng ngôn ngữ tự nhiên. Trong bảng chú giải không những giải thích ý nghĩa mỗi ký hiệu mà còn chỉ ra các nhóm và phân nhóm chung… hay nói cách khác khi nhìn vào bảng chú giải có thể biết được nội dung bản đồ. Trên bản đồ khi kết hợp không gian mối liên hệ ký hiệu thì sẽ có ý nghĩa rộng hơn, sâu hơn và mở rộng khả năng truyền đạt thông tin.

Vai trò ngữ nghĩa của ký hiệu bản đồ có thể chia ra nhiều mức độ khác nhau: Mức thấp là các ký hiệu cơ bản để truyền đạt thông tin có giới hạn (Ví dụ: Đường bình đồ trên bản đồ là ký hiệu phản ánh một đường nối các điểm có cùng độ cao trên thực địa).

Mức cao là sự kết hợp không gian của các ký hiệu (hệ thống các đường bình đồ cho thông tin ở mức cao hơn: đó là các dạng địa hình, độ dốc, độ cao…) tạo ra các khái niệm và ý nghĩa mới rộng hơn.

Xác định ngữ nghĩa của ký hiệu bản đồ còn liên quan tới việc phân loại đối tượng bản đồ, chi tiết hoá thứ bậc ngữ nghĩa phụ thuộc vào tỷ lệ và ý nghĩa, mục đích của bản đồ cần thành lập.

3.2.3.3. Ngữ dụng của hệ thống ký hiệu

Ngữ dụng là mối liên hệ giữa ký hiệu bản đồ với người chế tạo và người sử dụng bản đồ. Điều kiện cần thiết đối với người thiết kế và người sử dụng là ý nghĩa ngôn ngữ bản đồ.

Đối với người làm bản đồ thì phải cung cấp tối ưu tính đúng đắn, đầy đủ và dễ đọc nội dung bản đồ.

Đối với người sử dụng bản đồ thì có thể hiểu các thông tin trên bản đồ, có thể nội suy các ký hiệu, phân tích, xác định mối liên hệ đúng đắn nội dung bản đồ tức là đọc bản đồ hiệu quả nhất.

Xuất phát từ đây, vấn đề chính của ngữ dụng bản đồ là nghiên cứu cơ chế và quá trình truyền thụ bản đồ. Để giải quyết vấn đề đó cần tiến hành các công việc sau:

- Nghiên cứu phương pháp cảm thụ trong các điều kiện (cảm thụ ký hiệu riêng, kết hợp chúng trong toàn bộ bản đồ). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đánh giá kết quả nghiên cứu cảm thụ, kiểm tra chất lượng trình bày và hoàn thiện tiếp.

Đọc bản đồ là quá trình cảm thụ thị giác và hiểu ý nghĩa của hình ảnh bản đồ. Khi cảm thụ hình ảnh bản đồ sẽ có hai luồng thông tin tác động đến người đọc: - Một là hình ảnh bản đồ được cảm nhận theo sinh lý tự nhiên của mắt người (màu sắc, đường nét, kích thước).

- Hai là trí nhớ của con người liên hệ ý nghĩa của ký hiệu với đối tượng thông tin thực tế.

Ở đây có ý nghĩa lớn là kinh nghiệm cuộc sống, nhận thức tâm sinh lý và đặc điểm của mỗi người.

Khi đọc bản đồ thì trình độ hiểu biết địa lý bản đồ của người đọc có ảnh hưởng lớn. Dung lượng và đánh giá thông tin quan tâm phụ thuộc vào sự thông thạo của người đọc ở lĩnh vực cụ thể mà phục hồi trên bản đồ, thấy mối liên hệ các đối tượng khách quan, hiểu biết sâu sắc nội dung các ký hiệu, các khái niệm.

Người biết sử dụng bản đồ là người từ hiểu biết của mình thông qua các ký hiệu bản đồ nhận được các thông tin bản đồ, từ đó chọn lọc các thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình, bổ sung cho bản thân các kiến thức mới, hiểu biết mới.

Có hai cách nghiên cứu sự cảm thụ ký hiệu:

- Nghiên cứu cảm thụ ký hiệu bên ngoài bản đồ, tức là không tính toán tới sự phân bố các đối tượng và mối liên hệ không gian.

- Phân tích độ đọc rõ các ký hiệu trực tiếp trên bản đồ. Cách nghiên cứu thứ hai hiệu dụng hơn và cho kết quả chính xác, cụ thể hơn. Phân tích ngôn ngữ bản đồ trên cơ sở ngữ nghĩa cho phép tìm ra các quy luật và cách xây dựng ký hiệu bản đồ, hệ thống hoá một cách tối ưu.

Nghiên cứu và ứng dụng thực tế các nguyên tắc cú pháp cho phép hoàn thiện ngôn ngữ bản đồ.

Một phần của tài liệu Bài giảng bản đồ học (Trang 80 - 83)