0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Sắp xếp ghi chú trên bản đồ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BẢN ĐỒ HỌC (Trang 91 -91 )

Khi viết ghi chú trên bản đồ cần tính đến đặc điểm định vị của các đối tượng dạng điểm, đường, vùng.

Đối với các đối tượng được biểu thị bằng ký hiệu dạng điểm (xác định tọa độ tâm ký hiệu), như ký hiệu phi tỷ lệ, ký hiệu đặc trưng cho một vùng, thì các ghi chú có liên quan đến nó (địa danh, ghi chú đặc điểm…) được sắp xếp song song với vĩ tuyến hoặc khung trên, dưới của bản đồ. Thông thường chữ được bố trí ở bên phải, chỗ trống, cách hình vẽ khoảng 0,3 - 0,5 mm. Nếu không thì có thể bố trí ở bên trái, bên trên, bên dưới, cùng lắm viết xiên hoặc viết xa một chút.

Ngoài ra, trên bản đồ phần lớn các ghi chú khác cũng được ghi song song với vĩ tuyến (hoặc khung trên, khung dưới của bản đồ).

3.4.3.2. Sắp xếp các đối tượng dạng đường

Đối với các đối tượng kéo dài theo tuyến thì ghi chú phải song song hay trải dọc theo tuyến, theo trục của đối tượng. Một số trường hợp cần chú ý:

- Ghi chú tên đường, tên đường phố: ghi song song với đường, nằm ngoài hoặc nằm trong lòng đường:

Nhựa QL1 Phố Huế

Tràng Tiền p. Tràng Tiền

- Khi ghi chú tên sông thì ta bố trí chữ uốn lượn theo độ cong của sông. Chữ tên sông thường là chữ in nghiêng. Việc định hướng cho mỗi chữ phải theo hướng vuông góc với tiếp tuyến tại điểm có độ cong đặt chữ. Tùy theo độ rộng của sông, ta có thể đặt chữ ở bên ngoài hoặc bên trong lòng sông (đối với sông vẽ hai nét).

3.4.3.3. Sắp xếp các đối tượng dạng vùng

Đối với các đối tượng dạng vùng có diện tích tương đối lớn trên bản đồ thì ghi chú phải trải ra, lan tỏa theo hình dạng của đối tượng để dễ nhận biết phạm vi của nó.

SÔNG HỒNG

HỒNG SÔNG

QUẢNG NINH

Đối với những đối tượng có diện tích nhỏ thì có thể không cần viết lan tỏa, vẫn viết bình thường như trường hợp dạng điểm:

Tên đỉnh núi thường đi kèm với số độ cao và ghi chú song song với khung nam của bản đồ hoặc vĩ tuyến. Tên dãy núi viết dải dài theo chiều dài và dáng uốn lượn của dãy núi. Ghi chú độ cao hướng về địa hình cao.

Chương 4

TỔNG QUÁT HÓA VÀ TỔ CHỨC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ 4.1. Tổng quát hoá bản đồ

4.1.1. Khái niệm chung về tổng quát hoá bản đồ

Trái đất rất rộng lớn, các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và kinh tế, xã hội trên đó quá phức tạp. Mặt khác, khi thu nhỏ hình ảnh thực tế để đưa lên bản đồ theo tỷ lệ thì không gian bị thu nhỏ. Khi tỷ lệ bản đồ giảm đi thì việc biểu diễn các đối tượng và hiện tượng đó càng trở nên khó khăn hơn. Do đó, khi thành lập bản đồ cần phải chọn lọc các yếu tố quan trọng của nội dung, bỏ đi những chi tiết thứ yếu và làm nổi bật các đặc tính quan trọng nhất của nội dung bản đồ.

Quá trình biểu diễn lên bản đồ những đối tượng, hiện tượng quan trọng nhất, tiêu biểu nhất cùng những đặc tính của chúng, đồng thời bỏ đi một cách có định hướng những chi tiết thứ yếu, kém quan trọng gọi là quá trình tổng quát hóa bản đồ (hay tổng hợp bản đồ).

Tổng quát hóa là một quá trình rất phức tạp và được các nhà làm bản đồ trên thế giới quan niệm nói chung giống nhau: Tổng quát hóa bản đồ là sự chọn lọc, tổng quát các đối tượng thể hiện trên bản đồ sao cho phù hợp với nhiệm vụ và tỷ lệ của bản đồ, phù hợp với những đặc điểm của lãnh thổ thành lập bản đồ.

Tổng quát hóa bản đồ là công việc vừa có tầm quan trọng vừa mang tính sáng tạo trong suốt quá trình thành lập, biên vẽ bản đồ. Kết quả của quá trình tổng quát hóa là thành lập những bản đồ có chất lượng thể hiện những quy luật tồn tại và phát triển của những đối tượng, hiện tượng trên khu vực thành lập bản đồ.

Tiến trình tổng quát hóa bản đồ được sử dụng khi giảm tỷ lệ bản đồ hoặc khi các đối tượng trên bản đồ trở nên quá nhỏ khó quan sát và chỉ tập trung vào các đặc trưng quan trọng, tức là làm giảm độ phức tạp của tờ bản đồ, loại bỏ các quan hệ không quan trọng nhưng vẫn giữ được những nét đặc trưng của khu vực và tính thẩm mỹ của bản đồ. Kết quả, ta có được tờ bản đồ rõ hơn về mức độ biểu diễn đồ họa, dễ hiểu hơn.

cần thiết của tư liệu bản đồ mà nó còn là sự tổng hợp nhằm tạo ra các thông tin mới để thể hiện trên bản đồ đặc trưng cho đối tượng, hiện tượng bản đồ.

Chất lượng tổng quát hoá bản đồ trước hết phụ thuộc vào trình độ hiểu biết của nhà bản đồ đối với thực chất nội dung của các đối tượng và hiện tượng cần biểu thị. Ngoài ra Tổng quát hoá bản đồ còn phụ thuộc vào chất lượng tư liệu bản đồ, phương tiện kỹ thuật (máy tính điện tử và phần mềm chuyên dụng) và một số yếu tố khác.

4.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tổng quát hoá bản đồ

Nhà bản đồ không thể tổng quát hoá theo ý muốn chủ quan. Các quá trình tổng quát hoá chịu ảnh hưởng bởi hàng loạt nhân tố bên ngoài. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tổng quát hóa bản đồ bao gồm mục đích sử dụng bản đồ, tỷ lệ bản đồ, nội dung chuyên đề (đề tài bản đồ) và đặc điểm địa lý vùng lãnh thổ.

4.1.2.1. Ảnh hưởng của mục đích sử dụng bản đồ

Trên bản đồ chỉ cần biểu thị những đối tượng và hiện tượng phù hợp mục đích của bản đồ và điều kiện sử dụng nó. Những bản đồ có cùng đề tài và cùng tỉ lệ nhưng có mục đích khác nhau thì mức độ chi tiết và đặc điểm của sự biểu thị các yếu tố nội dung cũng khác nhau.

Mỗi bản đồ được thành lập đều xuất phát từ những mục đích rõ ràng và phải trả lời cho câu hỏi:

- Bản đồ dùng để làm gì? - Dùng cho ai?

- Dùng như thế nào?

Về mục đích: Bản đồ dùng để tra cứu và nghiên cứu khoa học sẽ cần nội dung chi tiết, nhiều thông tin, do đó mức độ tổng quát hoá sẽ ít. Các bản đồ dùng cho mục đích phổ thông cần tổng quát hoá nhiều hơn. Những bản đồ dùng cho mục đích chuyên ngành (giao thông, địa chính, lâm nghiệp...) sẽ chú trọng biểu thị tỉ mỉ hơn về các yếu tố chuyên ngành, trong khi đó những yếu tố khác sẽ được khái quát hoá nhiều hơn hoặc thậm chí không cần thể hiện.

Hình 4.1. Ảnh hưởng của mục đích bản đồ

Khi xem xét về mục đích là cũng xét đến đối tượng sử dụng. Mức độ tổng quát hoá cũng cần phù hợp với trình độ nhận thức và tâm lý của người sử dụng (trình độ, tuổi tác…)

Điều kiện sử dụng (treo tường, để bàn, chiếu lên màn hình trên tường hay hiện thị trên màn hình máy tính) cũng đòi hỏi các tiêu chuẩn khác nhau về tổng quát hoá.

Ví dụ: Cùng là bản đồ địa lý tự nhiên khái quát lãnh thổ Việt Nam, có cùng tỷ lệ với nhau nhưng bản đồ phục vụ cho nghiên cứu sẽ khác với bản đồ giáo khoa về mức độ chi tiết các yếu tố tự nhiên (địa hình, địa chất, thủy văn, động thực vật...).

4.1.2.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ bản đồ

Những bản đồ có cùng nội dung biểu hiện, cùng mục đích sử dụng nhưng có tỷ lệ khác nhau thì có mức độ tổng quát hóa khác nhau. Bản đồ tỷ lệ càng lớn thì nội dung thể hiện càng chi tiết, ngược lại bản đồ có tỷ lệ càng nhỏ thì nội dung càng khái quát. Vì từ tỷ lệ lớn sang tỷ lệ nhỏ, diện tích vùng lãnh thổ trên bản đồ bị thu hẹp (theo mức độ chuyển đổi tỷ lệ). Trên một diện tích hẹp như vậy không thể chứa đựng lượng thông tin lớn như trên bản đồ có tỷ lệ lớn hơn. Do đó, tỷ lệ càng nhỏ càng phải loại bỏ nhiều chi tiết và khái quát chúng vì lúc này, phạm vi bao quát không gian của bản đồ càng lớn dẫn đến ý nghĩa của đối tượng trên bản đồ cũng thay đổi theo (có đối tượng trên bản đồ tỷ lệ lớn là quan trọng nhưng trên bản đồ tỷ lệ nhỏ lại có thể loại bỏ, bỏ qua).

Hình 4.2. Ảnh hưởng của tỉ lệ bản đồ

Ví dụ: Để biểu diễn đối tượng có diện tích 1 km2 ngoài thực địa lên các tờ bản đồ có tỷ lệ khác nhau.

+ Bản đồ có tỷ lệ 1: 1.000 --> đối tượng chiếm diện tích 1 m2

+ Bản đồ có tỷ lệ 1:10.000 --> đối tượng chiếm diện tích 1 dm2 + Bản đồ có tỷ lệ 1:100.000 --> đối tượng chiếm diện tích 1 cm2

+ Bản đồ có tỷ lệ 1: 1.000.000 --> đối tượng chiếm diện tích 1 mm2

Với đối tượng có diện tích 1m2 thì trên diện tích ấy, có thể biểu diễn tất cả các đặc điểm lãnh thổ và các yếu tố hiện diện trên nó, còn đối với đối tượng có diện tích 1mm2 thì chỉ là 1 chấm nhỏ trên bản đồ mà thôi.

4.1.2.3. Ảnh hưởng của nội dung chuyên đề (đề tài bản đồ)

Nội dung chuyên đề (đề tài bản đồ) quyết định phạm vi các yếu tố nội dung cần thể hiện, quyết định những yếu tố nào cần thiết được thể hiện chi tiết, những yếu tố nào chỉ cần thể hiện sơ lược, thậm chí có thể bỏ qua không thể hiện. Những bản đồ có nội dung chuyên đề (đề tài bản đồ) khác nhau thì sẽ có mức độ tổng quát hóa các đối tượng cũng khác nhau.

Ví dụ: Bản đồ có cùng tỷ lệ với nhau cùng thể hiện một khu vực lãnh thổ nhất định thì đối với bản đồ chuyên đề thủy văn sẽ tập trung biểu hiện các yếu tố thủy văn, các yếu tố tự nhiên khác có thể được lược bỏ hoặc biểu hiện một cách khái quát, còn đối với bản đồ dân cư thì lại tập trung biểu hiện các yếu tố dân cư...

4.1.2.4. Ảnh hưởng của đặc điểm địa lý vùng lãnh thổ

chúng lại có ý nghĩa khác nhau trong điều kiện địa lý khác nhau.

Ví dụ: Một nguồn nước, giếng nước ở hoang mạc, sa mạc có ý nghĩa rất lớn nên bắt buộc phải thể hiện trên bản đồ nhưng giếng nước ở đồng bằng hay vùng ven biển, ta có thể bỏ qua không thể hiện.

Khi thiết kế thành lập bản đồ bao giờ người ta cũng phải nghiên cứu kỹ đặc điểm địa lý của vùng lãnh thổ cần lập bản đồ để từ đó xác định ý nghĩa của đối tượng và xác định nội dung bản đồ.

Đối với những vùng lãnh thổ lớn có đặc điểm địa lý, địa hình phức tạp, khác nhau, để xác định mức độ tổng quát hoá nội dung bản đồ chính xác, đầy đủ người ta có thể chia ra thành những vùng nhỏ hơn. Trên mỗi vùng nhỏ này sẽ xác định chỉ tiêu chọn lọc, lấy bỏ, khái quát các đối tượng bản đồ.

Ví dụ: Dựa vào điều kiện địa hình người ta chia thành vùng đồng bằng ven biển và châu thổ các sông, vùng trung du đồi núi thấp, vùng núi đá, núi cao. Nếu dựa vào các đai khí hậu chia thành vùng xích đạo, cận nhiệt đới, nhiệt đới, ôn đới, hàn đới và các vùng bắc cực, nam cực.

4.1.3. Quá trình tổng quát hoá bản đồ

Quá trình tổng quát hoá bản đồ được thực hiện chủ yếu trong giai đoạn thiết kế thành lập bản đồ gốc. Quá trình tổng quát hoá được tiến hành qua các bước: phân loại các đối tượng và hiện tượng cần biểu thị; lựa chọn các đối tượng biểu thị trên bản đồ; khái quát hình dạng đối tượng; khái quát đặc trưng số lượng; khái quát các đặc trưng chất lượng; thay các ký hiệu riêng biệt bằng các ký hiệu tập hợp.

4.1.3.1. Phân loại các đối tượng và hiện tượng cần biểu thị

Phân loại các đối tượng và hiện tượng cần biểu thị thành từng nhóm, mỗi nhóm bao gồm các đối tượng cùng loại, có cùng đặc tính nào đó. Công việc này nhằm tránh nhầm lẫn, bỏ sót đối tượng và thuận tiện cho việc lựa chọn hay khái quát đối tượng.

Phân loại là một quá trình có tri thức, gộp nhóm các hiện tượng giống nhau vào trong một trật tự để đạt đến một sự đơn giản tương đối. Cho các thuộc tính có tính chất giống nhau vào những cấp bậc.

Ví dụ: Các loại sử dụng đất canh tác, chăn nuôi thành đất nông nghiệp; các loại thực vật thành rừng.

Trong công nghệ thành lập bản đồ tự động hoá thì giai đoạn này chính là cơ sở để phân lớp đối tượng nội dung trước khi tiến hành số hoá. Nói chung, dù

thành lập ở công nghệ cổ truyền hay công nghệ bản đồ số thì công việc phân loại các đối tượng, hiện tượng theo nội dung và mục đích bản đồ là cần thiết và không thể thiếu được.

4.1.3.2. Lựa chọn các đối tượng biểu thị trên bản đồ

Đó là sự hạn chế nội dung bản đồ ở số lượng đối tượng cần thiết cho phù hợp với mục đích, đề tài, tỷ lệ của bản đồ và những đặc điểm địa lý của lãnh thổ bản đồ thể hiện.

Khi lựa chọn phải tuân theo trình tự hợp lý: Trước hết thể hiện những đối tượng quan trọng nhất, sau đó mới lựa chọn thể hiện những đối tượng ít quan trọng hơn. Những đối tượng có kích thước nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn, quan trọng về phương diện nào đó (quốc phòng, định hướng...) thì vẫn phải thể hiện.

Để cho việc lựa chọn được chính xác, nhà bản đồ phải hiểu biết rõ ràng về các lớp thông tin (lớp đối tượng) cần được thể hiện lên bản đồ, nhận thức đầy đủ về bản đồ, như mục đích của bản đồ và thiết kế ban đầu. Chúng sẽ chỉ đạo quá trình lựa chọn đối tượng. Sự lựa chọn thường được tiến hành theo tiêu chuẩn hoặc chỉ tiêu lựa chọn. Tiêu chuẩn lựa chọn là giá trị giới hạn quy định kích thước hoặc ý nghĩa của đối tượng cần phải giữ và thể hiện trên bản đồ khi tổng quát hoá.

Ví dụ: Trên bản đồ vẽ tất cả các hồ, ao có diện tích > 2 mm2; tất cả các con sông có chiều dài trên 1cm; các đường ranh giới hành chính từ cấp huyện trở lên.

Chỉ tiêu lựa chọn là chỉ số quy định mức độ lựa chọn. Các chỉ tiêu lựa chọn phải có sự điều hoà tải trọng bản đồ.

Ví dụ: Quy định khi chuyển từ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:200.000 sang 1:500.000 thì số điểm dân cư giữ lại 1/3 đối với vùng dân cư dày đặc, đông đúc, giữ lại 1/2 đối với vùng dân cư có mật độ trung bình, vẽ toàn bộ với vùng dân cư thưa thớt. Tuy nhiên, khi xác định chỉ tiêu lựa chọn và vận dụng chúng trong biên vẽ bản đồ cần chú ý không được gây ra sai lệch về tương quan mật độ của các khu vực khác nhau, gây ra hiểu nhầm đặc trưng của đối tượng.

4.1.3.3. Khái quát hình dạng đối tượng

Khái quát hình dạng đối tượng tức là bỏ đi những chi tiết nhỏ, không quan trọng hình dạng, đường viền của đối tượng được chọn lọc.

của từng loại đối tượng và loại bỏ những chi tiết không cần thiết.

Đối với những chi tiết nhỏ hơn tiêu chuẩn quy định nhưng lại có ý nghĩa về phương diện nào đó thì lại phải phóng to và cường điệu hóa để thể hiện nhưng vẫn giữ được nét tự nhiên của đối tượng. Khi biên vẽ bản đồ cũng thường phải tiến hành liên kết, gộp các đối tượng nhỏ cùng loại vào một đường viền chung.

Ví dụ: Trên bản đồ tỷ lệ lớn có rất nhiều ao, hồ nhỏ gần nhau, khi thể hiện trên bản đồ tỷ lệ nhỏ ta có thể gộp chúng vào một ao, hồ lớn; ở tỷ lệ lớn các điểm dân cư là rời rạc từng nhà, sang tỷ lệ trung bình chúng được gộp và thành khu phố, ở tỷ lệ nhỏ chúng được thể hiện bằng ký hiệu điểm dân cư.

Ngoài ra, trong quá trình khái quát hình dạng đường viền đối tượng cũng cần chú ý đến mối liên quan của hình dạng đối tượng với các đối tượng khác, ý

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG BẢN ĐỒ HỌC (Trang 91 -91 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×