- Các bản đồ địa hình là các bản đồ địa lý chung có tỉ lệ lớn hơn và bằng 1:100.000 (Theo quốc tế). Chúng có vai trò rất lớn trong thực tế sản xuất, trong nghiên cứu khoa học và trong quân sự. Các bản đồ địa hình được dùng làm tài liệu cơ bản để thành lập các bản đồ chuyên đề, bản đồ địa lý chung có
- Các bản đồ địa hình tỉ lệ 1:500 và 1:1000 để lập thiết kế kỹ thuật các xí nghiệp công nghiệp và các trạm phát điện, dùng để tiến hành công tác thăm dò và tìm kiếm thăm dò chi tiết và tính toán trữ lượng các khoáng sản có ích,
- Các bản đồ địa hình tỉ lệ 1:2.000 và 1:5.000 thường được dùng để thiết kế mặt bằng các thành phố và các điểm dân cư khác, dùng trong công tác quy hoạch và cải tạo ruộng đồng…
- Các bản đồ địa hình tỉ lệ 1:10.000 và 1: 25.000 thường dùng trong công tác quy hoạch ruộng đất và làm cơ sở đo vẽ thổ nhưỡng, thực vật; dùng để thiết kế các công trình thuỷ nông; dùng trong công tác quản lý ruộng đất; dùng để chọn nơi xây dựng các trạm thuỷ điện; dùng trong công tác thăm dò địa chất chi tiết; dùng để chọn các tuyến đường sắt và đường ô tô; dùng trong công tác quy hoạch và cải tạo riêng; dùng để khảo sát các phương án quy hoạch thành phố…
- Các bản đồ địa hình tỉ lệ 1:50.000 và 1:100.000 được sử dụng trong nhiều ngành kinh tế quốc dân, chúng thường có tác dụng sau: dùng trong công tác quy hoạch và tổ chức các vùng kinh tế, dùng để chọn sơ bộ các tuyến đường sắt, đường ô tô, kênh đào giao thông, dùng để nghiên cứu các vùng về mặt địa chất, thuỷ văn… Các bản đồ tỉ lệ 1:100.000 là cơ sở địa lý để thành lập các bản đồ chuyên đề tỉ lệ lớn và trung bình như: bản đồ địa chất, bản đồ thổ nhưỡng và một số bản đồ khác.
Những yêu cầu cơ bản đối với bản đồ địa hình là:
- Bản đồ phải rõ ràng, dễ đọc, cho phép định hướng nhanh chóng ở thực địa.
- Các yếu tố biểu thị trên bản đồ cần phải đầy đủ, chính xác, mức độ tỉ mỉ của nội dung cần phải phù hợp với mục đích sử dụng bản đồ và đặc điểm khu vực, lãnh thổ bản đồ thể hiện.
- Có đầy đủ các đặc điểm, tính chất chung của bản đồ địa lý.