Đo độ cao, độ dốc, đo diện tích trên bản đồ

Một phần của tài liệu Bài giảng bản đồ học (Trang 143 - 149)

6.3.4.1. Xác định độ cao trên bản đồ

Xác định độ cao của các điểm trên bản đồ phải căn cứ vào những đặc điểm của các đường bình độ (ghi chú độ cao trên đường bình độ), dựa vào các kí hiệu thể hiện độ cao tuyệt đối như: điểm độ cao của đỉnh núi, đỉnh đồi, các mốc độ cao trên các đường giao thông, sông suối, các mốc trắc địa… Tuy nhiên, phần lớn độ cao của các điểm được xác định dựa vào các đường bình độ.

con thì cần xác định khoảng cao đều giữa các đường bình độ rồi tính chuyền độ cao từ đường bình độ cái cận dưới lên hoặc từ đường bình độ cái cận trên xuống. Đối với các điểm không nằm trên đường bình độ mà nằm giữa hai đường bình độ thì phải nội suy ra độ cao của điểm đó bằng cách sau:

Tính ra khoảng cao đều h giữa hai đường bình độ lân cận với điểm A. Từ đó tìm ra độ cao của các đường bình độ lân cận.

Hình 6.3. Xác định độ cao trên bản đồ

Coi địa hình xung quanh điểm A là dốc đều. Qua A kẻ một đường thẳng tương đối vuông góc với hai đường bình độ lân cận tại hai điểm B và C. Đo chiều dài đoạn BC, AB và AC được lần lượt là SBC, SAB, SAC.

Độ cao được xác định theo công thức: HA = HC + = HB -

Trong nhiều trường hợp, có khi điểm cần tìm độ cao ở vào một khu vực của tờ bản đồ mà không có một đường bình độ nào có ghi kèm theo số độ cao. Khi đó, ta sẽ phải xác định khoảng cao đều nhờ vào thước đo độ dốc đặt bên dưới mỗi tờ bản đồ. Sau đó phải tìm điểm độ cao có ghi số độ cao trong khu vực của bản đồ. Từ đó tính chuyền độ cao đến hai đường bình độ lân cận điểm cần tìm độ cao và tính ra độ cao cho điểm cần tìm.

Trong thực tế, người ta thường muốn biết độ chênh cao giữa các điểm. Khi đó, chỉ cần tìm độ cao thật giữa các điểm rồi trừ đi cho nhau là được độ chênh cao giữa chúng.

6.3.4.2. Đo tính độ dốc trên bản đồ

Muốn tìm độ dốc của một sườn dốc hay một đoạn đường nào đó, có thể căn cứ vào đường bình độ ở chỗ đó mà đo ra. Cách thường dùng nhất là sử dụng thước đo độ dốc ở khung Nam tờ bản đồ.

Thước độ dốc gồm có hai phần:

Phần thứ hai để đo độ dốc giữa 2 đường bình độ cái hoặc vài đường bình độ con gộp lại.

Để đo độ dốc, ta lấy compa hay băng giấy đo khoảng cách giữa 2 đường bình độ kề nhau được khoảng cách d rồi đem áp khoảng cách đó vào các đường dọc của phần thứ nhất thước độ dốc. Đọc số độ ghi dưới chân đường dọc đó, ta được độ dốc cần tìm.

Hình 6.4. Thước đo độ dốc

Nếu sườn dốc hay đoạn đường muốn tìm nằm trên hai đường bình độ cái mà giữa hai đường bình độ cái đó, các đường bình độ con cách đều nhau thì ta có thể gộp lại để đo, khi đó sẽ sử dụng đến phần thước thứ hai.

Nếu sườn dốc giữa hai đường bình độ cái không đều thì phải tách ra đo độ dốc của từng đoạn nhỏ một, gộp vài ba đường bình độ con cách đều nhau lại để đo. Khi đó cần lưu ý ở phần thước thứ 2 có chia làm nhiều khoảng, mỗi khoảng ứng với một đường bình độ con. Nếu đo gộp bao nhiêu đường bình độ con thì phải áp vào đúng chừng ấy đường trên thước đo độ dốc.

Nếu cần xác định độ dốc giữa hai địa vật trên bản đồ thì trước tiên phải xác định độ chênh cao giữa chúng, sau đó xác định cự ly phẳng rồi tính góc nghiêng giữa chúng. Vì độ dốc của địa hình được đặc trưng bằng độ dốc i hay góc dốc V. Trong thiết kế đường xá, mương máng thường dùng độ dốc i (i tính theo %) còn trong lâm nghiệp hay dùng góc dốc V (V tính theo độ).

Hình 6.5. Độ dốc

Ở đây h là chênh cao giữa hai điểm A và B, S là khoảng cách nằm ngang giữa hai điểm.

Như vậy, khi xác định độ dốc giữa hai điểm nào đó trên bản đồ ta phải xác định độ cao của nó là H1, H2, từ đây tính ra chênh cao giữa hai điểm đó là:

h = H2 – H1

Dùng thước đo chiều dài giữa hai điểm này trên bản đồ là , từ đó tính ra chiều dài mặt đất STT = SBĐ M rồi sử dụng công thức tính độ dốc.

i = tanV =

6.3.4.3. Đo diện tích trên bản đồ địa hình

Trong sử dụng bản đồ, nhiều trường hợp yêu cầu phải xác định diện tích của một khu vực có hiện tượng hay diện tích một loạt các đối tượng nằm rải rác trong vùng. Ví dụ: Xác định diện tích vùng dân cư, tổng diện tích rừng trong toàn tỉnh, xác định diện tích mặt nước nuôi tôm sú trong toàn huyện… Để đo tính diện tích dựa trên cơ sở bản đồ có nhiều cách, mỗi cách phù hợp với những tình huống cụ thể khác nhau.

Phương pháp đo diện tích trên bản đồ bằng máy đo diện tích (hay diện tích kế) được dùng để đo những vùng có diện tích lớn trên bản đồ, khoảng từ 10 cm trở lên, không thích hợp khi đo những vùng có diện tích nhỏ vì sai số tương đối lớn.

Đo diện tích trên bản đồ bằng phương pháp lưới thích hợp với những khu vực có diện tích nhỏ không quá 4 - 5 cm đồng thời thích hợp để đo diện tích những vùng có dạng hẹp và trải dài. Đo tính diện tích bằng phương pháp hình học được áp dụng với những khu vực có hình dạng đơn giản hoặc có dạng hình học.

a). Dùng lưới ô vuông để đo diện tích

Lưới ô vuông dùng để đo diện tích trên bản đồ có cạnh ô vuông thường là 2mm. Để đo diện tích của khu đo thì người ta đặt lưới ô vuông lên trên khu vực cần đo rồi đếm số ô vuông nằm trọn trong đồ hình. Đối với những ô vuông mà

A v (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

B h S

chỉ có một phần ở trong phạm vi đường viền thì lần lượt ước lượng và quy về số tròn ô vuông.

Hình 6.6. Đo diện tích bằng lưới ô vuông

Diện tích của khu vực sẽ được tính theo công thức: S = n. a2 (n: số ô vuông; a: cạnh ô vuông).

Để tăng độ chính xác, diện tích khu đo được đo lại một số lần bằng cách xoay lưới ô vuông đi một góc rồi tính, sau đó lấy trung bình của các lần đo, ta sẽ được diện tích của khu đo.

b). Đo diện tích bằng lưới các đường song song

Đặt lưới các đường song song lên trên khu vực cần đo rồi đo tổng độ dài của các đoạn thẳng song song trong phạm vi đường viền, sau đó tính diện tích theo công thức: S dl d l.

Trong đó:

d là khoảng cách giữa các đường song song (thường là 2 mm);

Khoảng cách giữa các đường song song d càng nhỏ thì độ chính xác càng cao. Để tăng độ chính xác, người ta cũng tiến hành xoay lưới các đường song song một số lần rồi tính trị số diện tích trung bình.

Ngoài các lưới dùng để đo tính diện tích đã nói ở trên như: lưới ô vuông, lưới điểm, lưới lục giác đều, lưới các đường song song, người ta còn sử dụng nhiều loại lưới khác nữa. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng với những điều kiện khác nhau thì lưới các đường song song cho độ chính xác cao nhất.

c) Phương pháp hình học

Nếu hình cần xác định được giới hạn bởi các đường gấp khúc, ta có thể chia nó ra thành các hình cơ bản như tam giác, hình vuông, hình chữ nhật… rồi đo các yếu tố tương ứng và tính diện tích từng hình cộng lại ta sẽ được diện tích hình cần xác định.

SBĐ= S1+ S2+ …

Do diện tích tính được là diện tích trên bản đồ nên muốn tính ra diện tích thực tế ta phải nhân với M2: STĐ= SBĐ M2 (Với M là mẫu số tỷ lệ trên bản đồ).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006). Quyết định số 09/2006/QĐ- BTNMT ngày 16/8/2006: Ban hành quy phạm thành lập và chế in bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 250.000, 1: 500.000 và 1: 1.000.000.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014). Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT: Quy định về bản đồ địa chính.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015). Thông tư số 68/2015/TT-BTNMT: Quy định kỹ thuật đo đạc trực tiếp địa hình phục vụ thành lập bản đồ địa hình và cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1:500, 1:1.000, 1:2000, 1:5.000.

4. Lâm Quang Dốc (2004). Bản đồ học. NXB. Đại học Sư phạm, Hà Nội. 5. Triệu Văn Hiến (1992). Bản đồ học. NXB. Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội. 6. Triệu Văn Hiến (2001). Phân tích bản đồ. NXB. Đại học Mỏ - Địa Chất, Hà Nội.

7. Lờ Huỳnh (1999). Bản đồ học. NXB. Giáo dục, Hà Nội.

8. Lê Ngọc Nam (Chủ biên), Lê Huỳnh (2003). Bản đồ học chuyên đề. NXB. Giáo dục, Hà Nội.

9. Ngô Đạt Tam (Chủ biên), Lê Ngọc Nam, Nguyễn Trần Cầu, Phạm Ngọc Đĩnh (1976). Bản đồ học. NXB. Giáo dục, Hà Nội.

10. Nguyễn Viết Thịnh (2009). Giáo trình bản đồ học đại cương. NXB. Đại học Khoa học tự nhiên, Hà Nội.

11. Tổng cục địa chính (2001). Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC, ngày 20/6/2001, Hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000.

12. Nguyễn Thế Việt (2002). Thiết kế biên tập và thành lập bản đồ. NXB. Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Bài giảng bản đồ học (Trang 143 - 149)