Cơ sở toán học của bản đồ địa hình bao gồm các yếu tố:
Tỉ lệ, hệ thống tọa độ, phép chiếu, sự phân mảnh. (Được quy định theo VN2000) Theo quy phạm bản đồ địa hình Việt Nam cũng dùng dãy tỉ lệ như hầu hết các nước khác trên thế giới, gồm các tỉ lệ cơ bản sau 1:2.000, 1:5.000, 1:10.000, 1:25.000, 1:50.000 và 1:100.000, 1: 250.000; 1:500.000.
Ở nước ta các bản đồ địa hình được thành lập trong phép chiếu UTM trong hệ thống múi 60 đối với các bản đồ có tỉ lệ 1:10.000 và nhỏ hơn, trong hệ thống múi 30 đối với các bản đồ tỉ lệ lớn hơn 1:10.000.
Để tiện sử dụng các bản đồ địa hình người ta phải thiết lập hệ thống phân mảnh và danh pháp chặt chẽ trên cơ sở phân mảnh và danh pháp của bản đồ tỉ lệ 1:1.000.000.
Trên bản đồ địa hình các kinh tuyến và vĩ tuyến được biểu thị thành các đường cong, nhưng độ cong của các kinh tuyến rất nhỏ, do đó trên tất cả các bản đồ địa hình tỉ lệ lớn đều thể hiện thành đường thẳng. Các đường vĩ tuyến trên các bản đồ tỉ lệ 1:50 000 và lớn hơn được thể hiện như đường thẳng, còn trên các bản đồ tỉ lệ 1:100.000 và nhỏ hơn thể hiện là đường cong.
5.1.3. Nội dung của bản đồ địa hình
Các yếu tố cơ bản của nội dung bản đồ địa hình là: thuỷ văn, các điểm dân cư, các đối tượng công nghiệp, nông nghiệp và văn hoá, mạng lưới các đường giao thông; dáng đất, lớp phủ thực vật thổ nhưỡng, các đường ranh giới… Tất cả các đối tượng nói trên được thể hiện trên bản đồ địa hình với độ chi tiết cao và được ghi chú các đặc trưng chất lượng và số lượng. Khi sử dụng bản đồ địa hình thì việc định hướng có ý nghĩa quan trọng, do vậy các vật định hướng cũng là yếu tố nội dung bản đồ địa hình. Các yếu tố cơ bản của nội dung bản đồ địa hình theo quy phạm được chia thành 7 nhóm, lớp nội dung mức độ chi tiết được thể hiện theo tỉ lệ bản đồ
5.1.3.1. Địa vật định hướng
Đó là những đối tượng của khu vực, nó cho phép ta xác định vị trí nhanh chóng và chính xác trên bản đồ, ví dụ: các toà nhà cao, các nhà thờ, cột cây số… Các địa vật định hướng cũng còn bao gồm một số địa vật không nhô cao so với mặt đất nhưng dễ dàng nhận biết như ngã ba, ngã tư đường sá, các giếng ở ngoài vùng dân cư… Trên BĐĐH yếu tố đặc trưng là độ cao của các yếu tố địa hình địa vật. Do đó trên BĐĐH phải có đầy đủ các yếu tố xây dựng cơ sở toán học bao gồm:
- Cơ sở trắc địa là các điểm của lưới trắc địa nhà nước và các điểm của lưới đo vẽ mặt bằng.
5.1.3.2. Thuỷ hệ
Các yếu tố thuỷ hệ được biểu thị tỉ mỉ trên bản đồ địa hình. Trên bản đồ biểu thị các đường bờ biển, bờ hồ, bờ của các con sông lớn được vẽ bằng hai nét. Các đường bờ được thể hiện trên bản đồ theo đúng đặc điểm của các kiểu đường bờ.
Trên bản đồ biểu thị tất cả các con sông có chiều dài từ 1cm trở lên. Ngoài ra còn thể hiện các kênh đào, mương máng, các nguồn nước tự nhiên và nhân tạo. Đồng thời còn phải thể hiện các thiết bị thuộc thuỷ hệ như: bến cảng, cầu cống, trạm thuỷ điện, đập…
Sự biểu thị các yếu tố thuỷ hệ còn được bổ sung bằng đặc trưng chất lượng và số lượng (độ mặn của nước, đặc điểm, độ cao của đường bờ, độ sâu và độ rộng của sông, tốc độ nước chảy). Trên bản đồ, sông được thể hiện bằng một nét hay hai nét là phụ thuộc vào độ rộng của nó ở thực địa và tỉ lệ của bản đồ.
Bảng 5.1. Quy định biểu thị đối tượng sông trên bản đồ địa hình
Biểu thị sông Độ rộng của sông ở thực địa (m)
1:10.000 1:25.000 1:50.000 1:100.000
- 1 nét <3 <5 <5 <10
- 2 nét cách nhau 0,3 mm 3 – 6 5 – 15 5 – 30 10 – 60 - 2 nét thể hiện đúng độ
rộng của sông > 6 > 15 > 30 > 60
5.1.3.3. Các điểm dân cư và các địa vật kinh tế, văn hóa và xã hội
Các điểm dân cư là một trong những yếu tố quan trong nhất của bản đồ địa hình. Các điểm dân cư được đặc trưng bởi kiểu cư trú, số người và kiểu cư trú hành chính, chính trị của nó.
Theo kiểu cư trú thì phân ra thành các nhóm: các thành phố, các điểm dân cư kiểu thành phố (khu công nhân, khu phố ven đường giao thông, nơi nghỉ mát, các điểm dân cư nông thôn (thôn, ấp, xóm, nhà độc lập...). Tên gọi các điểm dân cư được thể hiện trên bản đồ địa hình bằng kiểu chữ ghi chú tên của nó.
Khi thể hiện các điểm dân cư trên bản đồ địa hình thì phải giữ được đặc trưng của chúng về quy hoạch và cấu trúc. Trên các bản đồ có tỉ lệ càng lớn thì sự biểu thị các điểm dân cư càng tỉ mỉ, khi thu nhỏ tỉ lệ thì phải tiến hành tổng quát hoá.
+ Trên các bản đồ tỉ lệ 1:5.000 có thể biểu thị được tất cả các vật kiến trúc theo kích thước của chúng, đồng thời thể hiện đặc trưng của vật liêu xây dựng, độ rộng của các đường phố cũng được thể hiện theo tỉ lệ bản đồ.
+ Trên các bản đồ tỉ lệ 1:10.000 các điểm dân cư được biểu thị bằng kí hiệu quy ước các ngôi nhà, các vật kiến trúc riêng biệt, nhưng trong đó đã có sự lựa chọn nhất định. Trong một số trường hợp phải thay đổi kích thước mặt bằng và độ rộng của đường phố.
+ Trên các bản đồ tỉ lệ 1:25.000 đến 1:100.000 thì sự biểu thị không phải là các vật kiến trúc riêng biệt, mà là các ô phố, trong đó đặc trưng chất lượng của chúng cũng được khái quát. Trên bản đồ tỉ lệ 1:100.000 thì các ngôi nhà trong các ô phố không được thể hiện, sự thể hiện các đường phố với độ rộng quy định (0,5 - 0,8 mm) có ảnh hưởng làm giảm diện tích các ô phố trên bản đồ.
Các địa vật kinh tế, văn hóa và xã hội như: nhà máy, tượng đài, đền chùa, nhà thờ, trường học, tháp cao… là những đối tượng nổi bật trong khu vực chúng có ý nghĩa kinh tế, văn hóa và xã hội, định vị, định hướng trên bản đồ.
5.1.3.4. Mạng lưới đường sá giao thông và đường dây thông tin liên lạc
Trên các bản đồ địa hình thì mạng lưới đường sá được thể hiện tỉ mỉ về khả năng giao thông và trạng thái của đường. Mạng lưới đường sá được thể hiện chi tiết được khái lược là tuỳ thuộc vào tỉ lệ của bản đồ. Cần phải phản ánh mật độ của mạng lưới đường sá, hướng và vị trí của các con đường, chất lượng của chúng.
Đường sá được phân ra thành: đường sắt, đường bộ.
Các đường sắt được phân chia theo độ rộng của đường ray, trạng thái của đường, dạng đầu máy xe lửa... Trên đường sắt phải biểu thị các nhà ga, các vật kiến trúc và các trang thiết bị khác thuộc đường sắt (tháp nước, trạm canh, các đoạn đường ngầm, các đoạn đường đắp cao, cầu, cống...).
Các đường bộ được phân ra thành: 1. Các đường ô tô trục
2. Các đường rải nhựa tốt 3. Các đường nhựa thường 4. Các đường đá tốt
6. Các đường đất nhỏ 7. Đường mòn.
Trên các bản đồ tỉ lệ 1:10.000 và lớn hơn biểu thị tất cả các con đường, trên bản đồ tỉ lệ 1:25.000 thì biểu thị có chọn lọc các con đường trên đồng ruộng và trong rừng ở nơi có mật độ cao. Ở các bản đồ tỉ lệ nhỏ hơn thì có sự lựa chọn và khái quát cao hơn.
Khi lựa chọn phải xét đến ý nghĩa của đường sá. Phải biểu thị các con đường đảm bảo mối liên hệ giữa các điểm dân cư với nhau với các ga xe lửa, các bến tàu, sân bay và các con đường dẫn đến các nguồn nước...
5.1.3.5. Dáng đất và chất đất
Dáng đất trên bản đồ địa hình được biểu thị bằng các đường bình độ. Những yếu tố dáng đất mà đường bình độ không thể hiện được thì biểu thị bằng các kí hiệu riêng. Ngoài ra, trên bản đồ địa hình còn ghi chú độ cao.
Khoảng cao đều trên bản đồ địa hình được quy định như sau:
Bảng 5.2. Quy định khoảng cao đều trên bản đồ địa hình Tỷ lệ
bản đồ
Khoảng cao đều (m)
Tỷ lệ bản đồ
Khoảng cao đều (m) Nhỏ nhất Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Lớn nhất 1:2.000 0,5 1,0 2,0 1:100.000 20,0 20,0 40,0 1:5.000 1,0 2,0 5,0 1:250.000 20,0 40,0 40,0 1:10.000 2,5 2,5 5,0 1:500.000 50,0 50,0 100,0 1:25.000 2,5 5,0 10,0 1:1.000.000 50,0 100,0 200,0 1:50.000 10 10 20
Để thể hiện đầy đủ các tính chất đặc trưng của địa hình, đặc biệt là với vùng đồng bằng, người ta còn vẽ thêm các đường bình độ nửa khoảng cao đều và đường bình độ phụ ở những nơi cần thiết. Khoảng cao đều lớn nhất thường chỉ dùng cho những vùng núi cao.
Trước khi biên vẽ dáng đất thì phải xác định rõ những đặc điểm chung và những dạng địa hình cơ bản và đặc trưng của nó.
địa hình có liên quan đến sự hình thành tự nhiên của dáng đất như: các dãy núi, các đỉnh núi, yên ngựa, thung lũng, các vách nứt, rãnh xói, đất trượt… và các dạng có liên quan với sự hình thành nhân tạo như: chỗ đắp cao, chỗ xẻ sâu... Sự biểu thị dáng đất trên bản đồ địa hình phải đảm bảo cho người sử dụng bản đồ có thể thu nhận được các số liệu về độ cao, độ dốc với độ chính xác cao, đồng thời đảm bảo phản ánh một cách đúng đắn sự cắt xẻ ngang và cắt xẻ đứng của bề mặt...
Tổng quát hoá dáng đất là loại trừ các chi tiết nhỏ không quan trọng, đồng thời cho phép cường điệu các dạng địa hình đặc trưng do không gian phản ánh được đầy đủ khi chuyển khoảng cao đều của bản đồ tài liệu sang khoảng cao đều của bản đồ cần thành lập.
Chất đất được biểu thị trên bản đồ địa hình gồm có: + Đá tảng, bãi đá, dòng sỏi đá…
+ Cát (bãi cát phẳng, cồn cát, đụn đồi cát…) + Đất chua, phèn, sét…
5.1.3.6. Lớp phủ thực vật, thổ nhưỡng
Trên các bản đồ địa hình biểu thị các loại rừng, bụi cây, vườn cây, đồn điền, đồng cỏ, đài nguyên, cát, đất mặn, đầm lầy... Ranh giới của các khu thực phủ và của các loại đất thì được biểu thị bằng các đường chấm, ở diện tích bên trong đường viền thì vẽ các kí hiệu quy ước đặc trưng cho từng loại thực vật hoặc đất.
Ranh giới của các loại thực vật và đất cần được thể hiện chính xác về phương diện đồ hoạ, thể hiện rõ ràng những chỗ ngoặt có ý nghĩa định hướng. Các đầm lầy được phân biệt biểu thị: các đầm lầy qua được, các đầm lầy khó qua, đầm lầy không qua được, ngoài ra còn ghi độ sâu của đầm lầy. Rừng được phân biệt biểu thị: rừng già, rừng non, rừng rậm, rừng thưa, rừng bị cháy rừng bị đốn… Ghi rõ độ cao trung bình của cây, đường kính trung bình, khoảng cách giữa các cây và loại cây.
Khi biên vẽ thực vật và loại đất thì phải tiến hành lựa chọn khái quát. Việc lựa chọn thường theo tiêu chuẩn kích thước, diện tích nhỏ nhất của các đường viền được thể hiện lên bản đồ ở những nơi tập trung nhiều đường viền có diện
hợp với các loại (đất hoặc thực vật) khác, hoặc gộp vào một đường viền chung, hoặc dùng kí hiệu quy ước không dùng đường viền.
5.1.3.7. Ranh giới và tường rào
Ngoài đường biên giới quốc gia, trên các bản đồ địa hình phải biểu thị các địa giới của các cấp hành chính. Cụ thể là trên các bản đồ tỉ lệ 1:50.000 và lớn hơn thì biểu thị từ địa giới xã trở lên, trên bản đồ tỉ lệ 1:100.000 thì không biểu thị địa giới xã. Các đường phân chia địa giới hành chính chính trị đòi hỏi phải thể hiện rõ ràng chính xác. Do đó có các ký hiệu phân biệt ranh giới chính xác, ranh giới chưa chính xác và các mốc địa giới, ranh giới.
Trên các bản đồ địa hình tỉ lệ lớn còn thể hiện chi tiết các ranh giới như: tường rào, ranh giới thửa đất, loại tường rào (bằng đất, cây xanh, dây thép gai, xây gạch…).
Các yếu tố nội dung bản đồ số được chia thành 7 nhóm lớp theo 7 chuyên đề là: cơ sở toán học, thuỷ hệ, địa hình, dân cư, giao thông, ranh giới và thực vật. Các yếu tố thuộc một nhóm lớp được chuẩn hoá thành một tệp tin riêng.
Trong một nhóm lớp, các yếu tố nội dung lại được sắp xếp theo từng lớp. Cơ sở của việc phân chia nhóm lớp là các quy định về nội dung BĐĐH trong các quyển “Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000, 1:25.000” ban hành năm 1995 và “Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000” ban hành năm 1998.
Theo quy định chung của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nội dung bản đồ địa hình gồm bảy nhóm chính sau:
- Nhóm cơ sở toán học bản đồ gồm điểm khống chế mặt bằng và độ cao các cấp, khung, lưới tọa độ.
- Nhóm địa hình gồm các yếu tố dáng đất, các điểm độ cao.
- Nhóm hệ thống thuỷ văn bao gồm các yếu tố thuỷ văn và các đối tượng có liên quan.
- Nhóm hệ thống giao thông gồm các loại đường giao thông và các công trình liên quan.
- Nhóm dân cư gồm nội dung dân cư và các đối tượng kinh tế xã hội, chính trị, lịch sử.
- Nhóm ranh giới bao gồm đường biên giới, mốc biên giới, địa giới hành chính các cấp, ranh giới khu cấm, ranh giới sử dụng đất.
- Nhóm thực vật gồm ranh giới thực vật và các yếu tố liên quan.
* Ghi chú trên bản đồ địa hình
Ghi chú tên: vùng dân cư, biển, vịnh, sông ngòi, cửa sông, mương máng, hồ, đảo, nguồn, núi, đầm lầy…
Ghi chú giải thích: Dùng để phân biệt hoặc nói rõ tính chất của địa vật, ghi giải thích bao gồm tên sản phẩm của nhà máy, xí nghiệp, sản phẩm của mỏ tính chất của hồ, giếng nước, nguồn nước, tính chất của mặt đường và khả năng đi lại, tính chất của đập, loại cây của rừng cây, tên cột mốc biên giới, tường thành, đình chùa nổi tiếng, các danh lam thắng cảnh…
Ghi chú số liệu: Dùng để nói rõ độ cao của điểm trên mặt đất, độ cao các điểm khống chế và đường bình độ, gò đống, vách đứng, vách sụt, núi đá, ngọn đá, độ sâu của khe, hố đất, độ rộng, độ dài và trọng tải của cầu...
* Trình bày khung và ngoài khung bản đồ địa hình
Bản đồ địa hình của mỗi quốc gia là bản đồ đã được chuẩn hóa (Thành lập theo quy trình, quy phạm). Do đó ngoài nội dung thể hiện trong khung bản đồ, việc trình bày khung và ngoài khung bản đồ địa hình cũng được quy định thống nhất cho mỗi nhóm tỉ lệ bản đồ (mẫu trình bày khung bản đồ địa hình được đính kèm).
5.1.4. Hệ thống ký hiệu quy ước cho bản đồ điạ hình
Ký hiệu bản đồ là những hình vẽ được quy ước chung để biểu diễn cho những địa vật về mặt chất lượng cũng như số lượng. Trên bản đồ địa hình, khu vực được biểu diễn bằng một hệ thống ký hiệu qui ước cùng với chữ, số, ghi chú các địa danh và các giải thích ngắn gọn. Ký hiệu cho biết hình dạng, vị trí không gian và những đặc tính của địa vật. Chúng rất dễ nhận biết và dễ nhớ. Các địa vật cùng loại thường được biểu diễn bằng những ký hiệu có những nét giống nhau. Màu sắc, kích thước và đặc điểm trình bày ký hiệu cũng có một ý nghĩa nhất định.
Trong bản đồ học, người ta phân ký hiệu ra làm ba loại là ký hiệu diện,