Phân loại phép chiếu bản đồ

Một phần của tài liệu Bài giảng bản đồ học (Trang 46 - 55)

2.2.2.1. Phân loại các phép chiếu bản đồ theo đặc trưng biến dạng

Theo các đặc điểm biến dạng, các phép chiếu bản đồ có thể phân ra thành các phép chiếu đồng góc, các phép chiếu đồng diện tích và các phép chiếu tự do (trong đó có các phép chiếu đồng khoảng cách).

a) Các phép chiếu đồng góc

Trên phép chiếu đồng góc thì góc độ không có biến dạng, tỷ lệ độ dài dài tại một điểm không phụ thuộc vào phương hướng, a b m n 

Các góc được biểu thị không bị biến dạng, nghĩa là tỷ lệ diện tích khi đó là

p a 2 .

b) Các phép chiếu đồng diện tích

tích P là 1 hằng số, tỷ lệ chiều dài dọc theo các hướng chính khi đó:

a = 1/b b = 1/a; P = h/Mr = K = const =1

c) Các phép chiếu tự do

Đó là các phép chiếu không thuộc hai loại trên, trong các phép chiếu tự do diện tích, độ dài và góc đều bị biến dạng.

Trong nhóm các phép chiếu tự do có các phép chiếu đồng khoảng cách, theo đó tỷ lệ độ dài dọc theo một trong các hướng cơ bản không thay đổi, và trong trường hợp đặc biệt tỷ lệ này bằng 1, nghĩa là a = 1 hay b = 1. Tỷ lệ diện tích p = a hay p = b .

2.2.2.2. Phân loại theo hình dạng các đường kinh vĩ tuyến của phép chiếu thẳng a) Các phép chiếu hình trụ đứng

Trên các phép chiếu hình trụ đứng các đường kinh tuyến được biểu thị thành các đường thẳng song song, khoảng cách giữa các đường kinh tuyến tỉ lệ thuận với hiệu số kinh độ tương ứng, các vĩ tuyến cũng là các đường thẳng vuông góc với các đường kinh tuyến.

Hình 2.12. Phép chiếu hình trụ đứng

b) Các phép chiếu hình trụ giả

Trong các phép chiếu hình trụ giả các vĩ tuyến được biểu thị thành các đường thẳng song song, kinh tuyến giữa là đường thẳng, các kinh tuyến khác là đường cong đối xứng qua kinh tuyến giữa.

Hình 2.13. Phép chiếu hình trụ giả kinh tuyến hình sin

Hình 2.14. Phép chiếu Robinson

c) Các phép chiếu hình nón đứng

Trên phép chiếu hình nón đứng, các kinh tuyến dược biểu thị thành các đường thẳng giao nhau tại một điểm, góc giữa các đường kinh tuyến tỉ lệ thuận với hiệu số kinh độ tương ứng. Các vĩ tuyến biểu thị thành các cung tròn đồng tâm, tâm là giao của các đường kinh tuyến.

Hình 2.15. Phép chiếu hình nón đứng

d) Các phép chiếu hình nón giả

xứng qua kinh tuyến giữa, kinh tuyến giữa là đường thẳng. Các vĩ tuyến được biểu thị thành các cung tròn đồng tâm, tâm là giao của các đường kinh tuyến.

Hình 2.16. Phép chiếu hình nón giả Bonne

e) Các phép chiếu nhiều hình nón

Trên các phép chiếu nhiều hình nón các kinh tuyến là các đường cong đối xứng qua kinh tuyến giữa, kinh tuyến giữa là đường thẳng. Các vĩ tuyến được biểu thị thành các cung tròn đồng tâm và đối xứng nhau qua xích đạo, tâm là giao của các đường kinh tuyến.

Hình 2.17. Phép chiếu nhiều hình nón

f) Các phép chiếu phương vị đứng

lệ thuận với hiệu số kinh độ tương ứng, các vĩ tuyến là các vòng tròn đồng tâm, tâm là giao của các đường kinh tuyến.

Hình 2.18. Phép chiếu phương vị đứng Bắc Cực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

g) Các phép chiếu phương vị giả

Trên các phép chiếu phương vị giả các kinh tuyến là các đường cong hình xoáy ốc giao nhau tại một điểm, gọi là điểm trung tâm. Các vĩ tuyến được biểu thị thành các vòng tròn đồng tâm, tâm là giao của các đường kinh tuyến.

h) Các phép chiếu khác

Trên các phép chiếu khác các vĩ tuyết là những đường thẳng song song với nhau. Các kinh tuyến là hình dạng bất kỳ, không tuân theo một quy luật nhất định nào.

Hình 2.20. Phép chiếu Goode

2.2.2.3. Phân loại các phép chiếu theo sự định hướng của mạng lưới bản đồ

Trong các phép chiếu bản đồ, mạng lưới những đường biểu diễn của các đường kinh tuyến và vĩ tuyến trên bản đồ ta sẽ gọi là lưới cơ bản, ngoài lưới cơ bản chúng ta đưa thêm khái niệm về lưới bản đồ chuẩn. Một lưới là hình biểu diễn đơn giản nhất của lưới các đường tọa độ tương ứng với một hệ tọa độ xác định trong phép chiếu chúng ta gọi là lưới chuẩn và trong nhiều phép chiếu, mạng lưới cơ bản đồng thời là lưới chuẩn, nhưng đôi khi trong một số trường hợp khác sự trùng hợp đó sẽ không xảy ra.

Theo vĩ độ 0 của điểm cực Q của hệ tọa độ được sử dụng thì phép chiếu bản đồ được phân ra làm 3 loại:

a) Phép chiếu đứng

Hình 2.22. Phép chiếu hình nón đứng

Hình 2.23. Phép chiếu hình trụ đứng

b) Các phép chiếu nghiêng

Khi 0 <  < 900

Hình 2.25. Mô tả phép chiếu hình nón nghiêng, hình trụ nghiêng và phương vị nghiêng

c) Các phép chiếu ngang

Khi  = 0, điểm cực Q khi đó nằm trên xích đạo.

Hình 2.28. Mô tả các phép chiếu hình nón ngang, hình trụ ngang và phương vị ngang

Hình 2.29. Phép chiếu hình nón ngang

Hình 2.31. Phép chiếu phương vị ngang

Ngoài ra, người ta thường kết hợp các dấu hiệu phân loại với nhau và tên gọi của các phép chiếu gắn liền với các đặc điểm phân loại của phép chiếu đó.

Ví dụ: Phép chiếu hình nón đứng đồng diện tích, phép chiếu phương vị ngang đồng khoảng cách, phép chiếu hình trụ đứng đồng góc.

Tên gọi của phép chiếu còn được đặt theo tên của người đã xây dựng nên phép chiếu đó.

Ví dụ: Phép chiếu Mercator, phép chiếu Bonn, phép chiếu D'Lambert, phép chiếu Gauss-Kruge.

Một phần của tài liệu Bài giảng bản đồ học (Trang 46 - 55)