Đặc điểm của quá trình tổng quát hóa nội dung bản đồ địa lý chung

Một phần của tài liệu Bài giảng bản đồ học (Trang 101 - 104)

4.1.4.1. Tổng quát hoá thuỷ hệ

Việc tổng quát hoá thuỷ hệ được tiến hành theo trình tự biên vẽ các yếu tố: đường bờ biển, bờ hồ, các đập chứa nước, mạng lưới sông ngòi, các yếu tố phụ kiện kèm theo bao gồm đê đập, kênh đào, các cảng...

Trên bản đồ tỉ lệ lớn đường bờ nước được biên vẽ với mức độ tỉ mỉ và có độ chính xác cao, phản ánh đầy đủ những đặc điểm đặc trưng của các kiểu đường bờ.

Khi chuyển sang các bản đồ có tỉ lệ nhỏ hơn thì sự khái quát đường bờ nước được tiến hành bằng cách lược bỏ những chi tiết nhỏ không quan trọng nhưng phải thể hiện được đặc điểm đặc trưng và đảm bảo độ chính xác được quy định theo tỉ lệ bản đồ.

Khi tổng quát hoá mạng lưới sông ngòi cần chú ý thể hiện những đặc điểm của nó như sự uốn cong của sông, cấu trúc của đường bờ, chế độ nước của sông (sông có nước thường xuyên, sông có nước tạm thời, đoạn sông chảy ngầm) và nhiều đặc trưng khác.

Tổng quát hoá mạng lưới sông ngòi thì được thực hiện bằng việc lựa chọn sông và khái quát hình dạng mặt bằng. Khi lựa chọn phải xét đến tầm quan trọng của chúng.

Khi tổng quát hoá ao hồ thì phải phản ánh được kích thước và hình dạng, đặc trưng đường bờ, tính ổn định của mực nước, chất lượng nước, mối liên hệ với các yếu tố khác của khu vực, phản ánh đặc điểm và mật độ phân bố của ao hồ.

4.1.4.2. Tổng quát hoá dân cư

Tổng quát hoá được thực hiện bằng cách lựa chọn các điểm dân cư và giản hoá các dấu hiệu nội dung và cấu trúc không gian của chúng, khi tổng quát hoá thì sử dụng các biện pháp sau đây:

khoảng của thang bậc theo các dấu hiệu như theo điểm dân cư, theo ý nghĩa hành chính chính trị, theo số dân.

- Lựa chọn các điểm dân cư được thực hiện theo chỉ tiêu lựa chọn đã được xác định nhằm phản ánh đúng đắn đặc trưng và mật độ các điểm dân cư. Khi lựa chọn phải xét ý nghĩa các điểm dân cư và các mối quan hệ của chúng với các yếu tố khác như sông ngòi, đường sá...

- Khái quát hình dạng bên ngoài và cấu trúc không gian bên trong của các điểm dân cư thì được thực hiện bằng cách liên kết các khu phố lớn, bỏ đi các đường phố thứ yếu. Khi tỉ lệ càng thu nhỏ thì hình dạng bên ngoài của sự quy hoạch các điểm dân cư càng sơ lược. Trên bản đồ tỉ lệ nhỏ thì các điểm dân cư được thực hiện bằng kí hiệu phi tỉ lệ.

4.1.4.3. Tổng quát hoá đường sá giao thông

Tổng quát hoá đường sá giao thông nhằm phản ánh đúng đắn và trực quan những đặc điểm sau:

- Mật độ và đặc trưng chất lượng của mạng lưới đường sá, vị trí loại, trạng thái và hình dạng của đường sá.

- Sự giao nhau của đường sá, mối quan hệ của đường sá với các điểm dân cư, sông ngòi.

- Các trang bị thuộc đường sá và đặc trưng của chúng. Khi biên vẽ đường sá phải tuân theo quy tắc lựa chọn đã được xác định. Khi lựa chọn các con đường cấp thấp thì phải chú ý thể hiện các con đường sau:

+ Đảm bảo mối liên hệ của các điểm dân cư với các ga xe lửa, các bến tàu sân bay với các đường cấp cao.

+ Là lối đi duy nhất tới các điểm dân cư.

+ Là những đường ngắn nhất giữa hai điểm dân cư.

+ Đi tới các nguồn nước, qua đèo, đi tới biên giới quốc gia hoặc dọc theo các đường biên giới.

Trên các bản đồ địa lý chung tỉ lệ lớn (bản đồ địa hình) thì mạng lưới đường sá thể hiện tỉ mỉ, đặc biệt là đường sắt và đường ô tô trục. Tỉ lệ càng nhỏ thì biểu thị càng sơ lược. Trên các bản đồ tỉ lệ nhỏ thì nhiệm vụ chủ yếu của tổng quát hoá là phản ánh đúng đắn mật độ tương đối, hướng chung, những chỗ uốn và hình dạng đặc trưng, những mối liên hệ giữa các điểm dân cư.

4.1.4.4. Tổng quát hoá dáng đất

của dáng đất, chỉ ra và thể hiện trên bản đồ những đặc điểm đặc trưng của sự cắt xẻ ngang và cắt xẻ đứng của khu vực, phân biệt các kiểu dáng đất và đặc điểm các sườn dốc. Sự biểu thị dáng đất phải phù hợp với sự biểu thị các đối tượng khác của lãnh thổ mà trước hết là với sông ngòi.

Khi tỉ lệ bản đồ càng nhỏ thì khoảng cao đều giữa các đường bình độ càng tăng. Khi chuyển từ bản đồ địa hình sang bản đồ địa lý chung khái quát thì cần phải chuyển từ thang có khoảng cao đều cố định sang thang có khoảng cao đều thay đổi, càng lên cao thì khoảng cao đều càng lớn.

Khi tổng quát hoá phải bằng cách bỏ đi những hình thái thứ yếu của đất để thể hiện các đặc trưng riêng quan trọng và truyền đạt các hình thái đặc trưng.

Khi tổng quát hoá dáng đất núi cao thì điều quan trọng là phải giữ lại được tính không đối xứng của các sườn dốc của dãy núi, thể hiện mức độ cát xẻ và tính gồ ghề. Dáng đất núi trung bình thì được đặc trưng bởi dạng tròn của các hình thái, bởi các thung lũng rộng và các sườn dốc có dạng lồi. Khi tổng quát hoá dáng đất núi trung bình thì phải nhấn mạnh các đặc điểm có tính nhịp nhàng, trơn tru của các đường bình độ. Khi tổng quát hoá dáng đất còn cần lựa chọn và biểu thị các yếu tố phi địa hình: mương xói, khe suối, vách đứng (Ta luy), tảng đá, núi đá...

4.1.4.5. Tổng quát hoá lớp phủ thực vật, thổ nhưỡng

Khi tổng quát hoá các yếu tố thổ nhưỡng, thực vật thì phải sử dụng các biện pháp: Khái quát các dấu hiệu chất lượng và các đặc trưng số lượng, tiến hành lựa chọn và khái quát hình dạng đường viền các đối tượng đó. Sự lựa chọn theo diện tích các đối tượng trên bản đồ. Đối với từng loại đối tượng thì tiêu chuẩn về diện tích nhỏ nhất được vẽ trên bản đồ thì được xác định có xét đến đặc điểm khu vực và tỉ lệ bản đồ.

Cần phải đặc biệt chú ý đến sự khái quát đúng đắn hình dạng đường viền của các đối tượng đất và thực vật. Đối với đường viền có diện tích nhỏ hơn tiêu chuẩn quy định nếu xét thấy cần phải thể hiện thì cho phép cường điệu kích thước hoặc là dùng kí hiệu ngoài tỉ lệ.

4.1.4.6. Tổng quát hoá các đường ranh giới hành chính chính trị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên các bản đồ biểu thị ranh giới quốc gia và ranh giới các đơn vị phân chia hành chính. Ranh giới các đơn vị hành chính (đối với nước ta là xã, huyện,

Các đường ranh giới phải được biểu thị theo các tư liệu mới nhất và chính xác nhất. Các đường ranh giới quốc gia phải được biểu thị đặc biệt tỉ mỉ. Xét trong điều kiện của tỉ lệ bản đồ thì sự khái quát các đường ranh giới là ít nhất. Cần phải đặc biệt chú ý thể hiện những chỗ rẽ ngoặt và những chỗ uốn. Những đối tượng ở gần ranh giới quốc gia phải thể hiện rõ ràng.

Một phần của tài liệu Bài giảng bản đồ học (Trang 101 - 104)