Năng lực kỹ thuật

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học chuyên ngành kỹ thuật (Trang 38 - 39)

4. Nhiệm vụ dạy kỹ thuật trong trường phổ thông và chuyên nghiệp dạy

4.3.2. Năng lực kỹ thuật

Năng lực: là sự phù hợp của những đặc tính tâm lý, sinh lý cá nhân với một hoặc một số hoạt động nào đó nhằm giúp cá nhân thực hiện có kết quả những hoạt động ấy. Năng lực là những thuộc tính của nhân cách, nó khác với những phẩm chất cá nhân khác ở chỗ chúng không tồn tại độc lập mà chỉ tồn tại trong mối tương quan với một hoạt động nhất định nào đó. Năng lực được biểu hiện ở nhịp độ, chiều sâu và sự bền vững trong việc chiếm lĩnh phương pháp và cách thức hoạt động, nó được coi như là cấu trúc đặc thù của nhân cách, bao gồm một tổ hợp những thuộc tính nhân cách của cá nhân, là điều kiện để cá nhân tiến hành có hiệu quả một số hoạt động nhất định, là thành tố bên trong của hoạt động tâm lý và động cơ tâm lý.

- Năng lực kỹ thuật: Vận dụng những quan điểm nêu trên để xem xét năng lực kỹ thuật, cho phép chúng ta thấy năng lực kỹ thuật là một tập hợp các thuộc tính nhân cách tương đối bền vững, được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động có liên quan tới kỹ thuật. Như vậy năng lực kỹ thuật là năng lực thực hiện một hoạt động kỹ thuật, hay là tổ hợp những yếu tố tâm sinh lý cá nhân đáp ứng đòi hỏi của một hoạt động kỹ thuật nào đó. - Đặc trưng của năng lực kỹ thuật

(1) Năng lực kỹ thuật được cấu thành từ 3 yếu tố: - Yếu tố chủ đạo (tư duy kỹ thuật),

- Yếu tố điểm tựa (óc quan sát, trí nhớ trực quan), - Yếu tố hỗ trợ (hứng thú, khéo tay).

39

(2) Năng lực kỹ thuật được hình thành thông qua và nhờ những hoạt động cụ thể về kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học chuyên ngành kỹ thuật (Trang 38 - 39)