4. Một số ví dụ về ứng dụng phương pháp logic cho các nội dung đặc thù
4.2. Dạy cấu tạo thiết bị kỹ thuật bằng phương pháp phân tích-tổng hợp:
hợp:
4.2.1. Đặc trưng cấu tạo thiết bị kỹ thuật:
DH cấu tạo giúp HS nhận thức đúng về cấu trúc, chức năng và mối quan hệ của các thành phần, bộ phận của đối tượng, từ đó góp phần hình thành năng lực chẩn đoán về tình trạng HĐ của đối tượng để HĐ bảo dưỡng, sửa chữa hay thiết kế có hiệu quả.
DH cấu tạo bắt đầu từ hình ảnh trực quan đến tư duy trừu tượng và hành động với đối tượng thực để nhận thức về đối tượng. Việc hiểu được cấu tạo là cơ sở để hiểu biết về nguyên lý, cách thức làm việc của các đối tượng, từ đó phát triển năng lực xây dựng quy trình kỹ thuật, chẩn đoán, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa.
Tri thức trong DH cấu tạo là những nội dung giàu tính trực quan, đòi hỏi phải có những mô tả chính xác. Để có thể mô tả chính xác đối tượng, điều cần thiết là phải sử dụng các phương tiện trực quan. Đối với các bộ phận có tính chất động cần có những mô hình phỏng tạo có thể chuyển vận được, có thể là các mô hình ba chiều, song cũng có thể xây dựng các sơ đồ động học phẳng nhằm mô phỏng sự chuyển động của các chi tiết trong cơ cấu.
Nội dung DH về cấu tạo còn bao hàm những kiến thức về nguyên lý HĐ của các hệ thống. Chẳng hạn: động cơ xăng 4 kỳ, động cơ điện xoay chiều, trục, bánh răng, bu lông, các bộ phận máy như khớp truyền động ma sát, khớp truyền động bánh răng côn, hộp số .vv. do đó kết quả nhận thức chính xác về cấu tạo của đối tượng là tiền đề để tiếp thu tốt tri thức về nguyên lý HĐ, nguyên lý làm việc.
- Tùy thuộc vào đối tượng cấu tạo để có thể xác định những nội dung chủ yếu cần giảng dạy để HS có nhận thức đúng và toàn diện về nó.
- Trong lĩnh vực DH kỹ thuật nghề nghiệp, tuỳ theo những chi tiết, bộ phận trong các thiết bị, cần nhấn mạnh những nội dung chủ yếu sau:
120
Bảng 12. Nội dung dạy học cụ thể của đối tượng máy móc kỹ thuật
Nội dung Thông tin đặc trưng
Chi tiết + Tên gọi - ký hiệu
+ Hình dáng + Vật liệu
+ Chỉ tiêu chất lượng chế tạo + Chức năng
Cơ cấu máy + Tên gọi - ký hiệu từng bộ phận /chi tiết
+ Tương quan giữa các bộ phận /chi tiết + Chức năng (hoặc nhiệm vụ)
+ Thông số vào / ra
Linh kiện + Tên gọi - ký hiệu
+ Vật liệu
+ Chức năng - công dụng
+ Các thông số đặc trưng khi sử dụng
Thiết bị + Tên gọi - ký hiệu các bộ phận
+ Tương quan giữa các bộ phận + Định luật cơ bản chi phối + Thông số đặc trưng
Hệ thống + Tên gọi - ký hiệu các bộ phận + Tương quan + Chức năng