Nguyên tắc dạy học kỹ thuật

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học chuyên ngành kỹ thuật (Trang 40)

5.1. Cơ sở chung về nguyên tắc dạy kỹ thuật

Các nguyên tắc dạy học là những luận điểm cơ bản có tính quy luật của quá trình dạy học. Chúng chỉ đạo việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học.

Dạy học là quá trình kết hợp lôgíc giữa việc truyền thụ của giáo viên và quá trình học tập của học sinh, nó đòi hỏi sự vận dụng một cách nhuần nhuyễn các nguyên tắc dạy học trong những tình huống cụ thể nhằm cung cấp cho học sinh kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo kỹ thuật một cách có hệ thống, giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo vào hoạt động nghề nghiệp kỹ thuật. Thực hiện nhiệm vụ đó, dạy kỹ thuật không thể tách khỏi những nguyên tắc dạy học cơ bản trong lý luận dạy học. Tuy nhiên, với những đặc thù riêng biệt của dạy kỹ thuật, nên có các nguyên tắc dạy học

41

riêng biệt. Trong phạm vi tài liệu này này chỉ quán triệt một số nguyên tắc cần vận dụng trong dạy kỹ thuật.

5.2. Các nguyên tắc dạy học ứng dụng trong dạy kỹ thuật (a) Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục và phát triển (a) Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục và phát triển

Về bản chất, nguyên tắc này, trong dạy kỹ thuật được coi như quá trình thống nhất giữa hoạt động giáo dưỡng và hoạt động giáo dục, phát triển. Sự thống nhất ấy được biểu hiện trong việc phát triển trí tuệ, hình thành những khái niệm và niềm tin đạo đức, phát triển năng lực nhận thức và tư duy sáng tạo, tăng cường năng lực cảm thụ, tình cảm thẩm mỹ đối với lao động kỹ thuật nói riêng.

(b) Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

Nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội chỉ đạo toàn bộ hoạt động dạy học kỹ thuật, như thiết kế nội dung chương trình, phương pháp dạy học.

Thông qua hoạt động thực tiễn kỹ thuật, học sinh sẽ ngày càng tin tưởng vào sự cần thiết phải sử dụng những kiến thức lý thuyết đã tiếp thu vào chỉ đạo hoạt động nghề nghiệp. Nhờ ứng dụng vào thực tế, kiến thức trở nên cụ thể, sinh động hơn, những kinh nghiệm sống sẽ được tích tụ ở học sinh ngày một phong phú. Như ta thường thấy, quá trình chuẩn bị cho học sinh đi vào hoạt động thực tiễn được bắt đầu bằng việc nắm vững các kiến thức lý thuyết, rồi sau đó, được tiếp tục củng cố, khắc sâu vào mở rộng trong các giờ thực hành, thí nghiệm. Trên cơ sở của những hoạt động này, dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh sẽ tiến hành kiểm tra sự tin cậy của các kiến thức đã tiếp thu, rèn luyện những kỹ năng vận dụng chúng vào thực tiễn.

(c) Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Tính khoa học được thể hiện bởi nội dung chính xác, cơ bản, hiện đại, phản ánh được những thành tựu mới nhất của khoa học- công nghệ, có thể

42

đóng vai trò cơ sở cho những kiến thức chuyên ngành về sau đồng thời đóng được vai trò chìa khoá cho việc vận dụng tri thức lý luận vào thực tiễn.

Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học còn có nghĩa là quá trình truyền đạt người ta thường sử dụng phương pháp dạy học có đặc tính gần gũi với phương pháp khoa học của bộ môn đang nghiên cứu. Nguyên tắc này trong giảng dạy kỹ thuật được coi như quá trình giúp học sinh nắm vững một cách chính xác những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo lao động, hiểu biết quá trình công nghệ hiện đại trong lĩnh vực sản xuất mà học sinh đang được nghiên cứu.

(d) Nguyên tắc vừa sức

Xem xét tính khoa học trong giảng dạy kỹ thuật thường không tách rời khỏi tính vừa sức. Bởi vì chỉ có trên cơ sở đánh giá một cách đúng đắn khả năng hoạt động của trí tuệ, sức lực của học sinh thì mới có thể mang lại hiệu quả cao trong việc truyền đạt kiến thức và kỹ năng kỹ thuật. Các nhà tâm lý học và lý luận dạy học Xô viết như N.I. Galperin, A.V. Apôgies. G.B. Encônin trong một công trình tập thể của mình đã từ lâu cho ta thấy rằng việc mở rộng khả năng nhận thức của học sinh được thực hiện trong quá trình phức tạp hoá một cách liên tục nhiệm vụ học tập và thực tiễn. Những nhiệm vụ này được đặt ra trước học sinh, đòi hỏi sự căng thẳng về trí lực và thể lực của các em. Do đó việc xác định một cách hợp lý mức độ và đặc tính khó khăn trong quá trình học tập là điều kiện vô cùng quan trọng để giúp học sinh có thể tiếp thu tốt các kiến thức khoa học.

(e) Nguyên tắc phát huy tính tự giác, tích cực của học sinh

Một trong những yếu tố ảnh hưởng quyết định tới hiệu quả của quá trình dạy học là vai trò của chủ thể học sinh đối với việc lĩnh hội kiến thức. Do đó về bản chất, nguyên tắc này phản ánh về mặt biểu hiện tâm lý của việc giảng dạy. Nói cách khác, chúng ta sẽ đề cập tới những yếu tố bên trong của đối tượng giảng dạy - học sinh, làm cho các em nắm vững các tài liệu học tập.

43

(f) Đảm bảo sự thống nhất giữa cái cu thể và cái trừu tượng

Quá trình dạy học cũng diễn ra theo quy luật "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn". Như vậy ở đây diễn ra sự di chuyển từ cái cụ thể đến cái trừu tượng, từ vật chất đến ý thức, từ dấu hiệu và biểu tượng đến khái niệm trừu tượng và khái quát. Việc nhấn mạnh nguyện tắc này xuất phát từ đặc điểm của các môn kỹ thuật. Nội dung các môn học kỹ thuật trong trường THCN và dạy nghề vừa có tính cụ thể và tính trừu tượng rất điển hình. Tính cụ thể biểu hiện ở chỗ, nội dung môn học phản ánh những đối tượng cụ thể như máy móc, thiết bị, dụng cụ kỹ thuật, các quá trình công nghệ, các thao tác nghề nghiệp những nội dung này người học có thể trực tiếp tri giác được ngay trên đối tượng nghiên cứu thông qua các phương tiện trực quan hoặc các thao tác mẫu của người giáo viên. Tính trừu tượng thể hiện ở hệ thống các khái niệm kỹ thuật, nguyên lý kỹ thuật, các quá trình diễn ra bên trong các thiết bị và vật liệu kỹ thuật... mà người học không thể trực tiếp tri giác được. Ví dụ: Điện trường, từ trường, từ trường quay, pha và góc pha của dòng điện và điện áp, sự chuyển biến pha của tổ chức kim loại trong quá trình nhiệt luyện.. . Để tiếp thu được các tri thức này đòi phải có sự hình dung, tưởng tượng, phải có quá trình tư duy. Hai tính chất trên của nội dung kỹ thuật đòi hỏi trong dạy học cần phải thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng, giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, giữa cấu trúc hình thức bên ngoài với nội dung nguyên lý, diễn biến bên trong của mỗi đối tượng.

Sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng trong dạy kỹ thuật đòi hỏi phải tìm cho được điểm xuất phát tương đối của mỗi khâu nhận thức, tức là phải xuất phát từ cái cụ thể hay từ cái trừu tượng. Từ đó để quyết định cách lập luận theo quy nạp hay diễn dịch một cách hợp lý trong quá trình dạy học.

Nguyên tắc này cũng đòi hỏi người thầy phải cân đối giữa tính cụ thể và tính trừu tượng trong mỗi bài dạy. Trực quan là nguyên tắc vàng trong

44

giáo dục nghề nghiệp nhưng nếu quá lạm dụng sẽ hạn chế sự phát triển năng lực tư duy trừu tượng của học sinh.

(g) Nguyên tắc đảm bảo tính vững chắc trong việc hình thành kiến thức, kỹ năng kỹ thuật

Trong quá trình giảng dạy lao động, những kiến thức kỹ năng và kỹ xảo mà học sinh nắm được sẽ giúp các em có khả năng đi vào hoạt động sản xuất của xã hội một cách nhanh chóng, đồng thời đó còn là cơ sở để các em nắm vững tài liệu kỹ thuật mới, là điều kiện để tư duy lôgíc, tính tích cực độc lập của các em được hình thành và phát triển. Tuy nhiên chúng ta phải thấy rằng những kiến thức, kỹ năng kỹ thuật này chỉ có thể được sử dụng một cách linh hoạt khi chúng được củng cố và giữ gìn một thời gian dài trong trí nhớ của học sinh.

CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ ÔN TẬP

Câu 1: Kỹ thuật là gì? Hãy mô tả và giải thích các chức năng của hệ thống kỹ thuật, từ đó nêu cách phân loại các ngành kỹ thuật dựa trên chức năng và đầu vào – đầu ra của hệ thống kỹ thuật.

Câu 2: Hãy trình bày các hướng tiếp cận hiện nay trong dạy kỹ thuật – nghề: tiếp cận kỹ thuật cơ bản, tiếp cận hoạt động kỹ thuật và tiếp cận đa diện. Hãy phân tích để thấy rõ hướng tiếp cận là cơ sở để xác định nội dung dạy kỹ thuật tùy theo trình độ đào tạo và nghề đào tạo. Câu 3: Hãy giải thích các nhiệm vụ dạy kỹ thuật ở trường phổ thông và dạy

nghề.

Câu 4: Tư duy và năng lực kỹ thuật là gì? Hãy phân tích các đặc trưng của tư duy kỹ thuật và năng lực kỹ thuật.

Câu 5: Hãy trình bày một số biện pháp mà người giáo viên dạy kỹ thuật – nghề nên sử dụng trong quá trình dạy học để phát triển tư duy và năng lực kỹ thuật cho người học.

45

CHƯƠNG III. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG DẠY HỌC CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT

MỤC TIÊU

Sau khi học xong chương này, sinh viên có khả năng: - Trình bày được khái niệm mục tiêu dạy học.

- Nêu và giải thích được các lĩnh vực mục tiêu trong dạy học kỹ thuật. - Giải thích và cho được ví dụ về mục tiêu về mặt kiến thức, mục tiêu về

mặt kỹ năng trong lĩnh vực mục tiêu chuyên môn của bài dạy kỹ thuật. - Giải thích và cho được ví dụ về mục tiêu liên quan.

- Giải thích được tính toàn diện khi xác định mục tiêu dạy học của bài dạy kỹ thuật.

- Trình bày được các cơ sở để xác định mục tiêu dạy học cụ thể cho một bài dạy kỹ thuật.

- Trình bày được khái niệm và những yếu tố cơ bản của nội dung dạy học kỹ thuật.

- Giải thích được cấu trúc trong và cấu trúc ngoài của nội dung dạy học các phương pháp gia công (công nghệ chế tạo: tiện, phay, hàn, dập, cán...)

- Giải thích được các thành phần nội dung dạy học cơ bản của phương pháp gia công chế tạo trong chuyên ngành cơ khí.

- Giải thích được các thành phần nội dung dạy học cơ bản về vật liệu cơ khí kim loại, làm rõ các nét đặc thù về đối tượng lĩnh hội kỹ thuật. - Trình bày được mục đích, yêu cầu và cách thức đơn giản hóa nội dung

dạy học: đơn giản hóa về số lượng và đơn giản hóa về chất lượng (theo chiều ngang, theo chiều dọc). Cho được ví dụ về đơn giản hóa nội dung dạy học kỹ thuật theo chiều dọc, theo chiều ngang.

46 1. Mục tiêu dạy học kỹ thuật

1.1. Khái niệm

Hoạt động của con người được điều khiển bởi áp lực của thực tiễn và mục tiêu. Mục tiêu được hiểu là: cái điểm, cái ý định, cái mẫu mắt mình trông vào, nhắm vào6. Theo từ điển tiếng Việt thông dụng NXB Giáo dục – 1998, thuật ngữ “mục tiêu” được giải thích là: đích đặt ra cần phải đạt tới.

Mục tiêu bài dạy là tuyên bố về những gì học sinh phải hiểu rõ, phải nắm vững, phải làm được sau bài dạy. Theo R.F Mager mục tiêu dạy học là một lời phát biểu mô tả về kết quả những sự thay đổi có tính mong muốn ở người học sau quá trình dạy học7. Theo Chr. Moeller: mục tiêu dạy học là sự mô tả về trạng thái người học sau quá trình dạy học đạt được.8

Như vậy mục tiêu dạy học là sự mô tả trạng thái mong muốn ở người học gồm hành vi và nội dung, mà sau quá trình dạy học cần phải đạt được.

Các hành vi được trình bày bởi các động từ như: giải thích được, lắp được… Còn nội dung là đối tượng như: cấu tạo của máy tiện, mạch điện đúng kỹ thuật.

1.2. Các lĩnh vực của mục tiêu bài dạy kỹ thuật

Có nhiều cách xác định và phân loại mục tiêu dạy học. Tuy nhiên, hiện nay phổ biến hơn cả dưới gốc độ lý luận dạy học là cách phân loại của Ben Jamin S. Bloom9. Theo ông, mục tiêu dạy học bao gồm ba loại (hoặc ba lĩnh vực): nhận thức (Cognitives), kỹ năng tâm vận hay kỹ năng (Psychomotorish), cảm xúc tình cảm (Affectives).

Trong dạy chuyên ngành kỹ thuật nói chung, mục tiêu dạy học có 2 lĩnh vực chính là10:

6 Xem Nguyễn Thụy Ái, phương pháp dạy kỹ thuật, ĐHSPKT, 1983 trang 36 7 Robert F. Mager: 1994

8 Xem Decker: Grundlagen und neue Ansaetze in der Weiterbildung 1984 trang 45 9 Xem Bloom, Benjamin: Taxonomy of Education Objectives, Hanbook I and II, New York 1956/1964

47 (1) Mục tiêu dạy học về chuyên môn (2) Mục tiêu liên quan.

Lĩnh vực mục tiêu liên quan có các loại mục tiêu sau đây: (1) mục tiêu liên quan về năng lực giải quyết vấn đề (2) mục tiêu liên quan về năng lực tư duy kỹ thuật

(3) mục tiêu liên quan về giáo dục chung hay tình cảm thái độ 1.2.1. Mục tiêu dạy học về chuyên môn

Sự đào tạo kỹ thuật và nghề nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, một mặt đáp ứng và phát triển cá thể người học, và mặt quan trọng là đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có kiến thức kỹ năng và thái độ phù hợp với công nghệ của nền công công nghiệp, dịch vụ. Tùy từng nhóm nghề và nghề nghiệp khác nhau mà có những mục tiêu dạy học về chuyên môn khác nhau, định hướng cho hoạt động nghề nghiệp sau này của học sinh. Ví dụ nghề cơ khí chế tạo, nhiệm vụ của họ sau này là thực hiên các nhiệm vụ của nghề nghiệp như chế tạo, kiểm tra chất lượng, lắp ráp máy, bảo dưỡng máy móc và dụng cụ. Chính vì vậy trong nhà trường cần phải trang bị cho họ những kiến thức và kỹ năng cần thiết để khi hành nghề họ có thể ứng dụng vào công việc của nghề như chế tạo, lắp ráp và bảo dưỡng. Khi xác định mục tiêu dạy học chuyên môn cần phải dựa theo bảng mô tả nghề của từng nghề nhất định.

Mục tiêu dạy học chuyên môn là những mục tiêu về nội dung kiến thức, động cơ tâm lý hóa (kỹ năng) của môn học hay mô đun. Những mục tiêu này định hướng các hoạt động nghề nghiệp, hay còn được hiểu là hướng đến hình thành năng lực về chuyên môn cho học sinh. Nội dung dạy học cho các mục tiêu đó là:

- Những khái niệm, định nghĩa, những hiện tượng, tên gọi; - Những quá trình, tính chất, phân loại, phương pháp gia công;

48 - Những qui luật, những lý thuyết;

- Những kỹ năng sử dụng, sửa chữa máy móc thiết bị, công cụ của một nghề cụ thể. Những mục tiêu dạy học về chuyên môn được trình bày dưới dạng mục chưa chi tiết trong chương trình môn học hay mô đun. Xét về phương diện chung, mục tiêu chuyên môn được phân làm 2 loại:

(1) Mục tiêudạy học về kiến thức (cognitives)

Mục tiêu dạy học chuyên môn về lĩnh vực kiến thức là những mục tiêu về phạm trù tri thức, tri giác và trí nhớ. Một phân bậc mục tiêu dạy học về kiến thức phổ biến được nhiều người sử dụng là 6 mức độ nhận thức do B. J. Bloom đề xuất.

Bảng 3 Mức độ nhận thức do B. J. Bloom.

Mức độ Định nghĩa Ví dụ

1. Biết Nhắc lại các sự kiện Nhắc lại được định luật ôm, định luật vạn vật hấp dẫn...

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học chuyên ngành kỹ thuật (Trang 40)