Các yêu cầu nghề nghiệp kỹ thuật cơ khí đối với nội dung dạy

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học chuyên ngành kỹ thuật (Trang 66 - 68)

2. Nội dung dạy học kỹ thuật

2.5.1. Các yêu cầu nghề nghiệp kỹ thuật cơ khí đối với nội dung dạy

có ý thức tiết kiệm và bảo vệ môi trường và giá trị về nhân cách.

Dù ít hay nhiều thì người giáo viên phải đề cập đến tính kinh tế trong mối quan hệ nhiệm vụ chế tạo và phương pháp chế tạo để cuối cùng thực hiện nhiệm vụ chế tạo có tính khoa học và tính kinh tế như tăng sản phẩm, chất lượng sản phẩm, môi trường, tiết kiệm năng lượng, vật liệu, thời gian... Như vậy nội dung dạy học có tính chất giáo dục gồm:

- Đánh giá được các phương pháp gia công chế tạo - So sánh được tính kinh tế của các phương pháp - Tận dụng nguyên vật liệu

- Thời gian gia công chế tạo

- Khả năng tiết kiệm được năng lượng, nguyên vật liệu và chi phí... - Tính toán được chế độ làm việc của máy.

2.5. Nội dung dạy học về vật liệu cơ khí kim loại trong trường THCN và DN DN

2.5.1. Các yêu cầu nghề nghiệp kỹ thuật cơ khí đối với nội dung dạy học. học.

Những yêu cầu về nghề nghiệp là cơ sở để xác định nội dung dạy học. Đối với các nghề cơ khí chế tạo thì hoạt động nghề nghiệp luôn luôn cần đến những kiến thức về vật liệu đặc biệt là kim loại, đó là những kiến thức về việc sử dụng và gia công thay đổi tính chất vật liệu kim loại. Các hoạt động của công nhân kỹ thuật và kỹ thuật viên về việc sử dụng và gia công thay đổi tính chất vật liệu gồm:

a) Đọc và đánh giá được nội dung ký hiệu vật liệu

b) Lựa chọn vật liệu phù hợp với nhiệm vụ thiết kế chế tạo cụ thể (ví dụ như vật liệu phôi - vật liệu dao theo những tiêu chuẩn nhất định) c) Gia công vật liệu như đúc, gia công biến dạng, cắt...

67

Từ những hoạt động nghề nghiệp trong các lĩnh vực trên người giáo viên cần có cách nhìn đúng đắn về việc xác định nội dung dạy học thuộc về vật liệu học kim loại. Để đáp ứng được các yêu cầu về nghề nghiệp trong cơ khí chế tạo máy, nội dung dạy học phải bao gồm các thành phần sau đây:

(1) Đối tượng lĩnh hội cơ bản về vật liệu: + Cấu tạo - tính chất vật liệu;

+ Thay đổi cấu trúc vật liệu - thay đổi tính chất vật liệu; (2) Đối tượng lĩnh hội về tính kinh tế khi sự dụng vật liệu:

+ Tính chất - các ứng dụng của nó;

+ Lựa chọn vật liệu cho một nhiệm vụ cụ thể; (3) Đối tượng lĩnh hội về công nghệ vật liệu:

+ Tôi, ram, ủ;

+ Phương pháp chống sét rỉ; + Kiểm tra vật liệu;

(4) Đối tượng lĩnh hội về ký hiệu vật liệu.

Những nội dung trên là mang tính chất chung; Để phù hợp với từng nghề cơ khí hẹp thì các nội dung trên cần phải được cụ thể hóa và làm đúng tùy theo mức độ yêu cầu nghề nghiệp mà ta có nội dung và phạm vi của nó tương ứng. Nhiệm vụ của các nội dung đào tạo về vật liệu kim loại không chỉ dừng lại ở mức độ ấy mà còn có ý nghĩa sâu xa đối với các nghề cơ khí nói chung và nghề cơ khí cắt gọt nói riêng là tạo điều kiện để học sinh hiểu được các yêu cầu khi thực hiện nhiệm vụ nghề nghiệp và các mối quan hệ phụ thuộc của nó trong khi gia công, sử dụng nó:

(a) Gia công cắt gọt kim loại như:

+ Cấu trúc vật liệu và tính chất của nó;

+ Vật liệu gia công - vật liệu phụ trở khi gia công; + Khả năng cắt gọt được của vật cần gia công;

+ Các ảnh hưởng của vật liệu dao cắt và vật liệu trợ giúp (làm mát); (b) Ứng dụng vật liệu dao cắt và vật liệu phụ trợ:

68

+ Phạm vi ứng dụng và tính chất của vật liệu cắt và vật liệu phụ trợ; + Khả năng cắt gọt của vật liệu cắt và các điều kiện cần thiết như làm nguội bôi trơn.

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học chuyên ngành kỹ thuật (Trang 66 - 68)