Phân loại của phương tiện dạy học

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học chuyên ngành kỹ thuật (Trang 146 - 151)

1. Đại cương về phương tiện dạy học

1.3. Phân loại của phương tiện dạy học

Có rất nhiều cách phân loại khác nhau sau đây là một số cách:

(1) Phân loại theo các kênh thu nhận thông tin của con người:

- Phương tiện nghe: băng âm, CD âm.

- Phương tiện nhìn:

- Loại hai chiều (chữ viết và hình ảnh): phim Slide (dias), phim miếng trong, bảng viết, sách giáo khoa, tranh, ảnh …,

- Loại ba chiều: mô hình phỏng tạo, mô hình chức năng, mô hình lắp ghép, mô hình cấu trúc, vật thật…

- Phương tiện nghe nhìn: phim dạy học, video clip…

(2) Phân loại theo dấu hiệu cụ thể - trừu tượng của phương tiện

Tháp quá trình phát triển kinh nghiệm của Bruner19 và tháp kính nghiệm của Dale20 phương tiện dạy học được phân thành 4 nhóm là:

- Nhóm phương tiện ký hiệu - Nhóm phương tiện biểu tượng - Nhóm phương tiện giả cách - Nhóm phương tiện thật

19 BRUNER, J.S.: Learning Through Experience and Learning Through Media. In: Olson,

Media and Symbols. The 73rd Yearbook of the NSSE, I, Chikago (1974), trang 120-150

20 FLECHSIG, Karl-Heinz: Was ist Multimedialität? In: LEARNTEC ´94 (Beck, U.; Sommer, W. (Hrsg.). Tagungsband Europ. Kongreß für Bildungstechnologie. NXB Springer (1995), S. 85 - 94

147

Bảng 13. Phân loại phương tiện dạy học theo dấu hiệu cụ thể - trừu tượng của phương tiện

Nhóm phương

tiện DH Tính chất của phương tiện dạy học Các phương tiện dạy học cụ thể Nhóm phương

tiện ký hiệu Ngôn ngữ bài thuyết trình, thảo luận Nhìn: sách giáo khoa, phiếu dạy học

Trình bày đồ họa Lược đồ, sơ đồ, bản vẽ, tranh treo tường

Nhóm phương

tiện biểu tượng Phương tiện âm thanhHình ảnh tỉnh Băng ghi âm, đài, CD Phim đèn chiếu, giấy trong Hình ảnh tỉnh & âm

thanh Trưng bày âm thanh-hình ảnh

Phương tiện Video-Audio Phim, băng video (chiếu, phát)

Video trực tiếp Máy quay video (ghi, phát) Nhóm phương

tiện giả cách Trình diễn, biểu diễn Máy móc, các bước làm việc, sản phẩm công việc Mô phỏng Nghiên cứu theo trường hợp,

trò chơi đóng vai, trò chơi lập kế hoạch

Nhóm phương

tiện thật Kinh nghiệm trực tiếp Đối tượng thật, làm thật

TƯỢNG CỤ THỂ

148 Hình 29. Tháp kinh nghiệm của DALE

(3) Phân loại theo mức độ điều khiển sự học tập của học sinh

- Phương tiện trung tính: các phương tiện không có chức năng điều khiển. Phần lớn loại này có chức năng trình bày trực quan nội dung dạy học là chính như: bảng biểu, sơ đồ, đồ thị, hình ảnh… Phương tiện dạy học trung tính phần lớn là dễ chế tạo và sử dụng.

Qu trình hình thành kinh nghiệm:

- Khái quát trừu tượng – kinh nghiệm trừu tượng

- Hình thành biểu tượng trực quan –

kinh nghiệm biệu tượng - Hoạt động gián tiếp – kinh nghiệm gián tiếp chữ viết tiếng nĩi Kí hiệu Ký hiệu Sơ đồ

Phim kết hợp với âm thanh

Ảnh đ (Film, Animation, ...) Biểu tượng Ảnh tỉnh (Foto, Grafik, ...) Mô phỏng (Modelle) Thí nghiệm Giả cách Đóng vai Tham quan Đối tượng thật thật

(đối tượng, quá trình, ...)

149

- Phương tiện chức năng đặc biệt: Các phương tiện dạy học đảm nhiệm các chức năng sư phạm nhất định trong quá trình dạy học như phương tiện dạy học gây động cơ học tập, phương tiện dạy học củng cố, kiểm tra đánh giáo học sinh, phương tiện thí nghiệm...

- Phương tiện điều khiển việc tự học (chương trình tự học): Phương tiện điều khiển tự học là phương tiện điều khiển việc học của học sinh. Nó bao hàm tất cả các khâu của quá trình dạy học từ khâu gây động cơ đến khâu kiểm tra đánh giá ví dụ như một chương trình dạy học Mutilmedia (đa phương tiện sử dụng trong máy tính). Loại này có thể là ngoại điều khiển (theo chương trình đã lập sẵn) hoặc nội điều khiển (học sinh tự điều khiển)

Trong thực tế xu hướng phát triển phương tiện dạy học, loại phương tiện này đang dược phát triển mạnh, đặc biệt cho E-Learning.

Theo lý thuyết hành vi (học theo phạm xạ có điều kiện) của Pawlow, Skinner thì máy dạy học đã ra đời (khoảng 1926 - 1927). Chương trình chạy trên máy là chương trình chạy bằng cơ theo cấu trúc là tuyến tính. Từ khoảng 1954 đến cuối thập niên 1970, theo thuyết Kybernetik (Điều khiển) của Cube chương trình dạy học được phát triển dần lên thành chương trình theo cấu trúc mặt phẳng (hay còn gọi là cấu trúc rẽ nhánh) . Khoảng vào đầu thập niên 80 do có sự phát triển mạnh về máy tính chương trình dạy học đã phát triển thành cấu trúc 3 chiều (không gian) như siêu văn bản (Hypertext). Ở loại tuyến tính và rẽ nhánh quá trình học tập của học sinh phần lớn là ngoại điều khiển còn loại 3 chiều là tự điều khiển của học sinh.

Bảng 14. Các quan điểm và lý thuyết về phát triển chương trình dạy học

1926/1927 1954-1970 1980…

Coi trọng hoạt động

tâm lý học tâp Coi trọng việc khách thể hoá hoạt động dạy Coi trọng khách thể hoá điều kiện dạy và học

Học bằng chương trình

đã lập sẵn Dạy học bằng chương trình Dạy học bằng môi trường phương tiện học tập (hỗ trợ của chương trình máy vi

150

tinh Máy dạy học Máy dạy học và tài liệu

học tập được thiết kế theo dạng chương trình hoá

Môi trường phương tiện học tập tương tác Lý thuyết hành vi của

Pawlow và Skiner Lý thuyết điều kiển Kybernetik của Frank v. Cube

Lý thuyết nhận thức của Gagne và Piaget

(4) Phân loại theo hình thức lưu trữ

Phương tiện dạy học theo nghĩa hẹp được giới hạn là các phương tiện chưa đựng nội dung dạy học. Các phương tiện loại này chứa đựng một nội dung thông tin và được lưu giữ trên giá mang thông tin. Nội dung thông tin gồm hai loại là tương tự và loại số. Như vậy căn cứ vào hình thức lưu trữ thông tin nội dung của phương tiện thì phương tiện dạy học gồm hai loại như sơ đồ sau:

Hình 30. Phân loại phương tiện theo hình thức lưu trữ

(5) Phân loại theo mức độ hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật dạy học

- Các phương tiện dạy học phi kỹ thuật (không có sử dụng máy móc thiết bị để trình chiếu, khuếch đại): bảng viết, sách giáo khoa, phiếu dạy học, tranh ảnh.

PTDH tương tự (analog) PTDH số (digital)

Đa phương tiện Phương tiện kỹ thuật Tương tác Liên kết

151

- Các phương tiện dạy học có sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học (có máy móc, dụng cụ hỗ trợ cho việc chế tạo và sử dụng): Phim trong, phim Slide, phim dạy học, băng ghi âm.

(6) Phân loại theo nhóm vật chất và phi vật chất

Căn cứ theo tính chất của phương tiện dạy học là vật chất hay vật chất, người ta phân loại như hình sau:

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học chuyên ngành kỹ thuật (Trang 146 - 151)