Hình thành và phát triển tư duy và năng lực kỹ thuật

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học chuyên ngành kỹ thuật (Trang 39 - 40)

4. Nhiệm vụ dạy kỹ thuật trong trường phổ thông và chuyên nghiệp dạy

4.3.3. Hình thành và phát triển tư duy và năng lực kỹ thuật

Tư duy kỹ thuật và năng lực kỹ thuật của người lao động kỹ thuật được hình thành và phát triển trong một quá trình lâu dài dưới tác động của nhiều yếu tố như hệ thống tri thức được trang bị, điều kiện kinh tế - kỹ thuật và môi trường hoạt động kỹ thuật. Tuy nhiên ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức thì tư duy dã được hình thành và phát triển từng bước. Ngược lại, sự phát triển tư duy lại tác động trực tiếp đến việc lĩnh hội tri thức mới.

Tư duy kỹ thuật của học sinh phát triển trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ kỹ thuật. Do đó, trong quá trình dạy học, người giáo viên có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển tư duy kỹ thuật cho học sinh:

- Cung cấp cho học sinh phương tiện tư duy đó là ngôn ngừ kỹ thuật mà đặc biệt là các khái niệm kỹ thuật. Cần làm cho học sinh nắm chắc hệ thống khái niệm của ngành nghề kỹ thuật được đào tạo. Trên cơ sở đó tạo dựng và khắc sâu các biểu tượng về đối tượng mà khái niệm phản ánh.

- Sử dụng hợp lý các phương tiện trực quan để tạo ra hình ảnh trực quan cảm tính, tạo ra ấn tượng ban đầu làm dữ liệu cho tư duy. Phương tiện trực quan được chọn để quan sát phải phải mang tính điển hình cho nhóm đối tượng cần phản ánh. Cần tránh sai lầm cho rằng bằng lý lẽ của thầy trong khi giảng dạy các môn kỹ thuật đã có thể phát triển được tư duy kỹ thuật cho học sinh.

- Giao bài toán cho học sinh dưới dạng tổ chức các tình huống có vấn đề nhằm kích thích tư duy tích cực ở học sinh;

- Phải kết hợp chặt chẽ giữa kiến thức lý luận với kinh nghiệm thực tế, giữa hành động trí óc và hành động thực hành trong quá trình lĩnh hội của học sinh mới có thể phát triển ở họ năng lực, tư duy kỹ thuật.

40

- Trong mọi hoạt động tìm tòi về kỹ thuật, cần tổ chức các hoạt động đa dạng để đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết với thực hành. Chẳng hạn đề ra giả thuyết kết hợp với thực nghiệm và kiểm tra, nghe giảng kết hợp với thí nghiệm, giảng giải kết hợp với trực quan, tiếp thu tri thức lý luận kết hợp với thực hành chế tạov.v..

- Đảm bảo mối liên hệ chặt chẽ giữa các hành động trí óc và hành động thực hành trong hoạt động tìm tòi của học sinh

- Trong quá trình dạy học các bộ môn kỹ thuật cần phải thường xuyên rèn luyện cho học sinh các thao tác cơ bản của tư duy: phân tích, so sánh, qui nạp, diễn dịch, khái quát hóa...

- Cấu trúc của một bài dạy kỹ thuật phải phù hợp với logic của nội dung kỹ thuật và logic của quá trình nhận thức. Sự sắp xếp có hệ thống nội dung học tập cũng như tuần tự của chúng trong bài dạy không chỉ có ý nghĩa trong việc phát triển tư duy logic mà còn có tác dụng lớn đối với hứng thú học tập của học sinh.

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học chuyên ngành kỹ thuật (Trang 39 - 40)