Dạy khái niệm bằng phương pháp qui nạp

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học chuyên ngành kỹ thuật (Trang 117 - 119)

4. Một số ví dụ về ứng dụng phương pháp logic cho các nội dung đặc thù

4.1.4. Dạy khái niệm bằng phương pháp qui nạp

Có nhiều cách để GV tiến hành DH một khái niệm và tương ứng với mỗi cách lại có cấu trúc về các bước thực hiện khác nhau. Để dạy khái niệm, giáo có thể đi theo con được quy nạp hoặc phân tích. Sử dụng cách quy nạp là GV hướng dẫn NH nghiên cứu dấu hiệu cơ bản khác biệt của các sự vật, hiện tượng cụ thể để khái quát thành khái niệm. Ngược lại, đối với cách phân tích GV sẽ hướng dẫn HS nghiên cứu khái niệm để tìm ra dấu hiệu bản chất, sau đó mới tìm các ví dụ để minh họa và làm sáng tỏ khái niệm.

Dạy khái niệm bằng phương pháp qui nạp là xuất phát từ việc cho NH quan sát về một số đối tượng riêng lẻ như mô hình hình khối dạng tĩnh, mô hình hình khối dạng động, hình vẽ, tranh - ảnh, sơ đồ, bản vẽ kỹ thuật, mô phỏng về đối tượng bằng máy tính, vật thật dạng nguyên vẹn, vật thật dạng

118

cắt bổ..., từ đó GV dẫn dắt học sinh phân tích, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa để xác định dấu hiệu đặc trưng của khái niệm đã được thể hiện thông qua những trường hợp cụ thể đó. Từ đó, dưới sự khéo léo dẫn dắt của GV để NH cùng nhau dần dần xây dựng một định nghĩa tường minh hay sự hiểu biết trực giác về đối tượng đó.

Các bước thực hiện có thể như sau:

Bước 1. Phân tích các trường hợp đơn lẻ:

- GV nêu ví dụ hoặc yêu cầu HS lấy ví dụ về sự vật, hiện tượng mà khái niệm phản ánh để NH nhận thấy được sự tồn tại hoặc tác dụng của đối tượng hay hàng loạt đối tượng trong thực tế;

- GV hướng dẫn HS phân tích, so sánh từ nhiều góc độ để xác định những đặc điểm, tính chất chung của các đối tượng. Nếu cần thiết GV sẽ cung cấp thêm một số ví dụ nhưng chúng không có đủ những đặc điểm hay tính chất như những đối tượng đã xem xét để HS so sánh, đối chiếu;

Bước 2. Khái quát hóa các trường hợp đơn lẻ:

- Từ những đặc điểm, tính chất đã xác định được, GV gợi mở để NH có thể khái quát hóa thành định nghĩa;

Bước 3.Chính xác hóa khái niệm:

- GV và HS cùng nhau phân tích những khái niệm được sử dụng để định nghĩa, sắp xếp chúng theo trật tự để các khái niệm có quan hệ với nhau theo mạch kiến thức có liên quan. GV nên tổ chức cho NH phân tích, xem xét định nghĩa vừa được phát biểu để chuẩn hoá định nghĩa theo hướng đảm bảo cho định nghĩa khái niệm phải cân đối và rõ ràng, không luẩn quẩn và không được phủ định.

119

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học chuyên ngành kỹ thuật (Trang 117 - 119)