Khái niệm đa phương tiện:

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học chuyên ngành kỹ thuật (Trang 164 - 165)

4. Đa phương tiện và công nghệ thông tin trong dạy học

4.1.1. Khái niệm đa phương tiện:

Xu thế đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng cho nhu cầu thực tiễn của sự phát triển xã hội với nhiều công nghệ mới ra đời làm thay đổi nhiều yếu tố trong đào tạo nghề cần phải thay đổi nhằm đáp ứng cho nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Như vậy sự thay đổi công nghệ kéo theo sự thay đổi trang thiết bị kỹ thuật, thay đổi phương thức sản xuất và dẫn đến công tác dạy học cũng phải thay đổi theo hướng công nghệ với việc ứng dụng đa phương tiện vào quá trình huấn luyện trong đào tạo nghề hiện nay. Để giải quyết được vấn đề này chúng ta cần làm rõ nhữ khái niệm về đa phương tiện và công nghệ dạy học.

Đa phương tiện được dịch từ thuật ngữ “Multimedia” và thuật ngữ này xuất hiện cũng khá lâu trong các tài liệu nước ngoài (AV Instruction Media and Methods Me Grow-Hill 1969). Trong giai đoạn này thuật ngữ Multimedia được xem là sự kết hợp nhiều phương tiện với nhau một cách trọn vẹn và mang tính hệ thống trong một quá trình truyền thông và thuật ngữ này được dịch gọn là “Đa phương tiện” hiện nay sự phát triển của khoa học công nghệ cũng làm cho thuật ngữ biến đổi về mặt nội hàm của nó vì vậy thuật ngữ “Đa phương tiện” cũng được lấy từ nền tảng ban đầu và kết hợp với sự thay đổi các yếu tố mới kết hợp với máy tính điện tử. Như vậy “Đa phương tiện”, được hiểu là sự kết hợp của nhiều phương tiện với nhau một cách có hệ thống, nó bao hàm đa truyền thông, siêu liên kết, siêu văn bản trong quá truyền đạt thông tin.

Do vậy đa phương tiện còn được hiểu là các phát triển kỹ thuật mới với sự trợ giúp của máy tính cung cấp cho ta một loạt các khả năng thông tin và giáo dục. Đa phương tiện với tư cách là khái niệm chung bao hàm các khái niệm như sự tích hợp về phương tiện (âm thanh, hình ảnh tỉnh, hình

165

ảnh động, video clip), hỗ trợ bởi máy tính và tương tác (phần mềm cho phép tương tác cùng làm, cùng tham gia, phản hồi...)

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học chuyên ngành kỹ thuật (Trang 164 - 165)