Cơ sở chung về kiểu bài dạy

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học chuyên ngành kỹ thuật (Trang 125 - 126)

Dạy kỹ thuật không chỉ giúp học sinh lĩnh hội kiến thức về kỹ thuật mà còn trang bị cho học sinh những kỹ năng hoạt động kỹ thuật. Muốn vậy,

126

giáo viên phải ứng dụng nhiều kiểu bài giảng và mỗi kiểu phục vụ cho việc giải quyết những vấn đề xác định.

Quá trình hình thành cho học sinh những kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo kỹ thuật bao gồm việc tri giác tài liệu mới, củng cố, ôn tập, nhờ các bài luyện tập thực hành kiến thức và kỹ năng lao động, vì vậy, sự khác nhau giữa các kiểu bài dạy là tất yếu, nó hoàn toàn không mâu thuẫn về lôgíc trong việc hình thành ở học sinh những kiến thức, kĩ năng, kỹ xảo kỹ thuật. Trong mỗi trường hợp cụ thể, mỗi dạng bài dạy mang những dấu hiệu phản ánh tính chất đặc thù khi giải quyết một nhiệm vụ lý luận dạy học nào đó. Dựa vào bản chất của quá trình giảng dạy kỹ thuật và những nhiệm vụ của nó, người ta phân ra một số kiểu bài giảng như sau:

- Bài hình thành kiến thức mới: phân tích giải thích minh họa - Bài giải quyết các nhiệm vụ thiết kế, chế tạo kỹ thuật - Bài hình thành những kỹ năng mới

- Bài thí nghiệm và thực hành thí nghiệm

- Bài dạy phát triển kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo kỹ thuật của học sinh.

Mỗi kiểu bài giảng như đã nêu trên hoàn toàn không sử dụng được dưới dạng chuẩn xác tuyệt đối mà thường có sự tham gia ở mức độ nào đó những thành phần của các kiểu bài dạy khác. Song, mỗi kiểu bài học luôn luôn có một bộ phận cơ bản tập trung giải quyết một nhiệm vụ lí luận dạy học.

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học chuyên ngành kỹ thuật (Trang 125 - 126)