Dạy học định hướng hoạt động

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học chuyên ngành kỹ thuật (Trang 98 - 100)

2. Một số quan điểm về phương pháp dạy học trong dạy kỹ thuật

2.3. Dạy học định hướng hoạt động

2.3.1. Khái niệm

Quan điểm cơ sở cho dạy học định hướng hoạt động

- Dạy học phải phát triển người học có chuyên môn, có đạo đức, có khả năng tổ chức. Những yếu tố này không phải tồn tại độc lập mà mà chúng có sự tác động tương hỗ qua lại lẫn nhau.

- Dạy học phải toàn diện. Sự học của học sinh phải được kết hợp học bằng trí óc, học bằng trái tim, học bằng đôi tay.

- Dạy học phải kích thích người học ham học hỏi, thích tìm hiểu, chúng nó có thể thắc mắc , có thể ngạc nhiên và trải nghiệm với thực tế . - Dạy học khẳng định rằng: giáo viên không phải chỉ truyền thụ cho học

sinh kiến thức có hệ thống mà còn phải tạo ra lỗi, học sinh phải đối chất và phản biện, học sinh có thể nhận ra được cái đúng từ những sai sót. - Dạy học khẳng định rằng sự học trong nhà trường không thể tách rời

cuộc sống nghề nghiệp.

Định nghĩa dạy học định hướng họat động

„Dạy học định hướng hoạt động là sự dạy học toàn diện và tích cực hóa người học, dưới sự tổ chức của giáo viên, học sinh học thông qua hoạt động để tạo ra sản phẩm. Sản phẩm họat động của học sinh là sự kết hợp sự hoạt động trí tuệ và hoạt động tay chân.16

99

Dạy học định hướng hoạt động được gọi là một quan điểm dạy học tòan diện và dạy học tích cực, trong đó giáo viên tổ chức quá trình dạy học để học sinh hoạt động tích cực và tạo được kết quả là một sản phẩm. Sản phẩm là kết quả của hoạt động kết hợp"trí tuệ, trái tim và bàn tay" (theo Johann Heinrich Pestalozzi)

Bản chất của kiểu dạy học này là người học phải hoạt động cả tay chân và trí óc để tạo ra một sản phẩm hoạt động. Hoạt động học tập này là một hoạt động có tính trọn vẹn. Dạy học định hướng hoạt động được phát triển từ lý thuyết hoạt động dưới quan điểm của tâm lý học vào dạy học. Người học được coi là chủ thể của mọi hoạt động học tập (học lý thuyết, học thực hành, thực tập sản xuất, học các hoạt động văn hóa, xã hội...). Bản chất của dạy học định hướng hoạt động là hướng học sinh vào hoạt động giải quyết các vấn đề kỹ thuật hoặc các nhiệm vụ tình huống nghề nghiệp, nhằm chuẩn bị cho học sinh tham gia vào giải quyết các nhiệm vụ nghề nghiệp.

Trọng tâm dạy học định hướng hoạt động là tổ chức quá trình dạy học mà trong đó học sinh hoạt động để tạo ra một sản phẩm. Thông qua đó phát triển được các năng lực hoạt động nghề nghiệp. Các bản chất cụ thể như sau:

- Tổ chức quá trình dạy học, mà trong đó học sinh học thông qua hoạt động độc lập ít nhất là theo qui trình cách thức của họ.

- Học qua các hoạt động củ thể mà kết quả của hoạt động đó không nhất thiết tuyệt đối mà có tính chất là mở (các kết quả hoạt động có thể khác nhau)

- Tổ chức tiến hành giờ học hướng đến mục tiêu hình thành ở học sinh kỹ năng giải quyết nhiệm vụ nghề nghiệp.

- Kết quả bài dạy học định hướng hoạt động tạo ra được sản phẩm vật chất hay ý tưởng.

100

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học chuyên ngành kỹ thuật (Trang 98 - 100)