Kiểu bài dạy phân tích, giải thích minh họa

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học chuyên ngành kỹ thuật (Trang 126 - 128)

2. Các kiểu bài dạy kỹ thuật

2.1 Kiểu bài dạy phân tích, giải thích minh họa

Bài dạy nhằm mục đích cung cấp cho học sinh kiến thức về đối tượng kỹ thuật. Tiến trình nội dung bài dạy được tiến hành theo con đường tuyến tính đi từ hiện tượng, cấu tạo, nguyên tắc, nguyên nhân… đến nhiệm vụ, hiệu ứng, hiệu quả như hình dưới:

127 NGUYÊN NHÂN,

NGUYÊN TẮC, CẤU TẠO,...

Dạy theo kiểu

giải thích HIỆU QUẢ, HIỆU ỨNG, NHIỆM VỤ,...

Hình 22. Dạy theo kiểu giải thích tuyến tính

Qua việc phân tích của giáo viên, người học nắm được các mối quan hệ nhân quả và các chức năng của các chi tiết bộ phận trong hệ thống kỹ thuật. Vấn đề do giáo viên đưa ra và đồng thời trình bày lời giải cho vấn đề đó dưới dạng giải thích. Con đường giải thích này phần lớn là theo con đường phân tích theo qui trình tuyến tính. Kiểu bài dạy này trong dạy kỹ thuật là mang tính phổ biến. Để người học tiếp thu được bài tốt, giáo viên khi giải thích cần tạo ra mối liên kết phụ thuộc lẫn nhau của các thành phần nội dung (đảm bảo tính logic) để học sinh nhận biết.

Trong quá trình tiến hành dạy học, nếu điều kiện cho phép ta có thể sử dụng các thiết bị thật hoặc mô hình mô phỏng, phim, video, tranh ảnh... để làm sáng tỏ mối quan hệ tương tác giữa cấu tạo – nguyên lý, nguyên nhân – hiệu ứng, cấu trúc – tính chất …

Ưu điểm của kiểu bài dạy phân tích, giải thích minh họa là giáo viên làm chủ được kế hoạch của mình về hoạt động định hướng mục đích và nội dung dạy học. Còn về nhược điểm thì giờ học như vậy mang tính đơn điệu một chiều, chính vì vậy người học bị động, ít có tính liên thông quan hệ với hoạt động nghề như tìm tòi phát hiện, chỉ đáp ứng được mục tiêu dạy học về chuyên môn, ít đáp ứng được các mục tiêu mang tính giáo dục và phát triển người học như không hình thành được ở người học năng lực về phương pháp cũng như năng lực hợp tác.

128

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học chuyên ngành kỹ thuật (Trang 126 - 128)