Đơn giản hóa nội dung dạy học kỹ thuật

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học chuyên ngành kỹ thuật (Trang 73 - 80)

2. Nội dung dạy học kỹ thuật

2.6. Đơn giản hóa nội dung dạy học kỹ thuật

Khi chuẩn bị dạy học, giáo viên đứng trước nhiệm vụ phải thiết kế quá trình tiếp thu các nội dung sao cho nó phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh. Dạy học không thể đề cập được tất cả thực tế với các hình thức biểu hiện của nội dung.

Chương trình môn học đã cho giáo viên biết rõ nội dung và mục đích dưới dạng thô (chưa chi tiết). Nhưng để thích ứng với từng đối tượng người học, người giáo viên phải đơn giản hóa nội dung. Chính vì vậy việc đơn giản hóa đã đặt ra các câu hỏi là sự lựa chọn đơn giản hóa nội dung đó phải

74

như thế nào vừa có tính sư phạm và vừa mang tính đại diện của nội dung khoa học và sự đơn giản hóa một mệnh đề khoa học phải như thế nào để tương thích với đối tượng người học.

Đơn giản hóa nội dung dạy học là sự làm đơn giản hoá về khối lượng và mức độ khó của một nội dung dạy học để phù hợp với khả năng nhận thức của người học. Như vậy việc đơn giản hóa được hiểu là sự chuyển tải những mệnh đề khó hiểu nhiều thành phần khác biệt thành những mệnh đề dễ hiểu chỉ còn lại những thành phần cơ bản12.

Chúng ta nhận thấy rằng quá trình đơn giản hóa đó được xác định bởi cấu trúc nội dung và nội dung cũng như mục đích chủ tâm cho một đối tượng người học nhất định. Những kết quả của quá trình đơn giản hóa này đặt ra các các câu hỏi định hướng để chọn ở mức độ nào là phù hợp:

- Nội dung đơn giản hóa cho đối tượng người học còn có tính khoa học không?

- Nội dung đơn giản hóa cho đối tượng người học có phù hợp với mục đích dạy học đã đề ra không?

- Nội dung đơn giản hóa cho đối tượng người học có mang tính vừa sức không?

Mục đích của đơn giản nội dung dạy học (rút gọn nội dung dạy học) là làm nội dung phức tạp, khó hiểu trở nên dễ nắm bắt được và nhận thức được. Đơn giản hóa nội dung diễn ra một về số lượng theo nghĩa giới hạn số lượng và về chất lượng theo nghĩa tập trung vào nội dung cơ bản.

Đơn giản nội dung dạy học về số lượng (giới hạn phạm vi nội dung) Đơn giản nội dung dạy học về số lượng, nói chung là việc làm đầu tiên của việc lập kế hoạch, nếu nội dung quá phức hợp, tức là có phạm vi quá rộng. Ở đây trước hết, cần xác định các nội dung quan trọng cần thiết phù hợp với đối tượng người học.

Đơn giản nội dung dạy học về chất lượng 12Hering 1959 trang 27

75

Đơn giản nội dung dạy học về chất lượng có thể diễn ra theo hai hướng (xem hình 11):

- Đơn giản theo chiều ngang và

- Đơn giản theo chiều dọc

Ví dụ về sự phối hợp đơn giản hóa theo trục đứng và trục ngang Hình 13. Đơn giản hóa nội dung theo trục ngang và trục đứng.

Đơn giản hóa theo trục đứng:

- Là sự chuyển tải một mệnh đề (nội dung) khoa học thành mệnh đề có nội dung đơn giản và phạm vi tương thích ít hơn

- Là sự đơn giản hoá tri thức khoa học trừu tượng thành tri thức cơ sở đơn giản hơn và dễ tiếp thu hơn.

VD: M=F.R, M=F.R.sinα --- M=F.R Đơn giản hóa theo trục ngang:

- Là sự chuyển tải một mệnh đề (nội dung) khoa học thành các mệnh đề cụ thể cùng phạm vi tương thích.

- Là sự đơn giản hoá nội dung khoa học về độ rộng, bằng cách trình bày ở phạm vi hẹp hơn nhưng vẫn giữ được phạm vi hiệu lực của tri thức.

76

Ví dụ: Sử dụng chữ viết, sơ đồ thay cho các biểu tượng, lấy ví dụ, cho học sinh thí nghiệm…

Ví dụ đơn giản hóa theo trục đứng: phương trình dòng chảy của không khí:

Hình 14. Đơn giản hóa theo trục đứng

Mức độ 3:

Tổng năng lượng (TNL) = NL áp lực + NL tốc độ = hằng số

Diện tích càng nhỏ thì tốc độ dòng chảy Mức độ 1:

Phương trình dòng chảy theo Euler: g . dh + dp/p + d(w)2/ 2 + du = 0 Mức độ 2:

Phương trình về năng lượng (đơn giản hóa

P/P + W2 = hằng số

Mức độ 4:

Tốc độ dòng ô xi càng lớn thì tạo ra áp lực thấp đối với dòng Acetilen

Mức độ 5:

77

Bảng 8. Đơn giản hóa theo trục đứng và trục ngang kiến thức về lực đòn bẩy 0 1    n i i Mi M = r.F. sin  A1 M  M M = F.r1 A2 F1 . r1 + F2.r2= F3.r3+ F4.r4 A3 Như A1 nhưng lực tác động vuông góc AI-1 Như A2 nhưng lực tác động vuông góc AI-2 Như A3 nhưng lực tác động vuông góc AII-3 Lực mô men = lực tải AII-1 Lực F1 nhân với cánh tay đòn r1 bên trái bằng lực F2 nhân với cánh tay đòn bên phải r2 AII-2 Lực tác động * cánh tay đòn bằng lực tải * độ dài đòn tải AII-3 Cánh tay đòn càng dài và cánh tay chịu tải càng ngắn thì ta nâng được trọng tải càng lớn AIII-1 Không! AIII-2 Không! AIII-3 Nhờ đòn bẩy người ta có thể nâng được một vật nặng AIV Tay cầm đầu chìa khóa to thì

dễ mở khóa Không! Không!

CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ ÔN TẬP

Câu 1: Mục tiêu dạy học là gì. Hãy nêu và giải thích các lĩnh vực mục tiêu trong dạy học kỹ thuật.

78

Câu 2: Hãy giải thích và cho ví dụ về mục tiêu về mặt kiến thức, mục tiêu về mặt kỹ năng trong lĩnh vực mục tiêu chuyên môn của bài dạy kỹ thuật.

Câu 3: Hãy giải thích và cho ví dụ về mục tiêu liên quan.

Câu 4: Hãy giải thích tính toàn diện khi xác định mục tiêu dạy học của bài dạy kỹ thuật.

Câu 5: Khi xác định mục tiêu chi tiết, cụ thể cho một bài dạy cần căn cứ vào những cơ sở nào. Hãy trình bày và cho ví dụ xác định mục tiêu dạy học một bài dạy kỹ thuật.

Câu 6: Hãy trình bày khái niệm và những yếu tố cơ bản của nội dung dạy học kỹ thuật?

Câu 7: Mỗi phương pháp gia công chế tạo trong công nghệ gia công cơ khí được đặc trưng bởi mối quan hệ giữa hai yếu tố nào? Hãy giải thích cấu trúc trong và cấu trúc ngoài của nội dung dạy học các phương pháp gia công (công nghệ chế tạo: tiện, phay, hàn, dập, cán...) Câu 8: Hãy giải thích các thành phần nội dung dạy học cơ bản của phương

pháp gia công chế tạo trong chuyên ngành cơ khí?

Câu 9: Hãy giải thích các thành phần nội dung dạy học cơ bản về vật liệu cơ khí kim loại, làm rõ các nét đặc thù về đối tượng lĩnh hội kỹ thuật?

Câu 10: Hãy trình bày mục đích, yêu cầu và cách thức đơn giản hóa nội dung dạy học: đơn giản hóa về số lượng và đơn giản hóa về chất lượng (theo chiều ngang, theo chiều dọc). Cho ví dụ về đơn giản hóa nội dung dạy học kỹ thuật theo chiều dọc, theo chiều ngang?

79

CHƯƠNG IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KỸ THUẬT MỤC TIÊU

Sau khi học xong chương này, sinh viên có khả năng:

- Trình bày được khái niệm phương pháp dạy học và các đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học.

- Cho được các ví dụ để làm rõ tính phong phú, đa dạng và phức tạp của việc phân loại các phương pháp dạy học; Nêu được những cơ sở chung quan trọng cần lưu ý khi phân loại phương pháp dạy học.

- Trình bày được cách phân loại phương pháp dạy học theo mô hình cấu trúc mặt ngoài, mặt trong của Lothar Klingberg.

- Trình bày được cách phân loại phương pháp dạy học theo mô hình tổng hợp ba cấp độ: Bình diện quan điểm dạy học, bình diện phương pháp dạy học cụ thể và bình diện kỹ thuật dạy học.

- Trình bày được khái niệm quan điểm dạy học.

- Giải thích và cho được ví dụ về các kỹ thuật dạy học.

- Phân tích được những cơ sở lựa chọn phương pháp dạy học.

- Phân tích được quan điểm dạy học phám phá, dạy học định hướng giải quyết vấn đề và dạy học định hướng hoạt động trong dạy kỹ thuật. - Giải thích được đặc trưng của các phương pháp dạy học logic (phân

tích tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, kế thừa phát triển) và cho được ví dụ gắn với nội dung chuyên ngành.

- Trình bày được đặc điểm, yêu cầu của việc dạy khái niệm trong dạy học kỹ thuật; Cho được ví dụ về cách dạy khái niệm bằng phương pháp phân tích-tổng hợp và phương pháp quy nạp.

- Nêu được đặc trưng, yêu cầu và tiến trình của việc dạy cấu tạo thiết bị kỹ thuật; Cho được ví dụ về dạy cấu tạo thiết bị kỹ thuật bằng phương pháp phân tích-tổng hợp.

80

- Nêu được những yêu cầu và tiến trình của việc dạy nguyên lý kỹ thuật. Hãy trình bày các phương pháp tổng hợp có thể sử dụng để dạy học nguyên lý.

NỘI DUNG

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học chuyên ngành kỹ thuật (Trang 73 - 80)