Chức năng của phương tiện dạy học trong quá trình dạy học

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học chuyên ngành kỹ thuật (Trang 143)

1. Đại cương về phương tiện dạy học

1.2. Chức năng của phương tiện dạy học trong quá trình dạy học

1.2.1. Xét theo mối quan hệ cơ bản của quá trình dạy học

Mối quan hệ cơ bản của quá trình dạy học là mối quan hệ giữa giáo viên - học sinh và nội dung dạy học. Phương tiện dạy học trong mối quan hệ giữa giáo viên – nội dung (PTDH) - học sinh với vai trò của giáo viên là truyền thụ tri thức khoa học, thì phương tiện có chức năng trực quan cho học sinh. Phương tiện dạy học trong mối quan hệ giữa học sinh – nội dung (PTDH) – giáo viên với vai trò của giáo viên là người tổ chức, còn học sinh là người chủ thể trong quá trình dạy học, thì phương tiện dạy học có chức năng trực quan, chức năng điều khiển, chức năng luyện tập.

- Chức năng trực quan hay còn gọi là chức năng thông tin của

phương tiện dạy học: Phương tiện trình bày nội dung dạy học có thể trình bày cấu tạo – nguyên lý, chức năng, diễn biến qui trình nào đó của đối tượng thật hoặc quá trình tự nhiên... Khi những đối tượng trình bày có khối

Người dùng / người nhận (học sinh)

Lưu giử

PTDH

truyền đạt

chế tạo

người chế tạo / người gửi (giáo viên)

tập hợp ký hiệu + nội dung

Giá mang hình thức tái hiện mục đích P. pháp

C. cụ trình bày

144

lượng lớn hoặc nguy hiểm hoặc vì điều kiện nào đó không thể đưa vào lớp học được thì giáo viên dùng các phương tiện dạy học khác để trình bày ví dụ như tranh, ảnh, phim đèn chiếu, phim động – phim tỉnh. Có trường hợp nội dung dạy học không phải là một đối tượng nhìn thấy sờ thấy được mà những câu văn những công thức...

- Chức năng điều khiển của phương tiện dạy học: Dạy học không chỉ

truyền thụ cho học sinh mà còn tổ chức điều khiển quá trình nhận thức của học sinh để họ tự nhân thức, tự tương tác với phương tiện do đó có phương tiện làm chức năng điều khiển học sinh hoạt động học tập như hướng dẫn, gây sự chú ý và tổ chức học tập của học sinh. Các phương tiện có chức năng điều khiển như chương trình dạy học (phần mềm dạy học), phiếu hướng dẫn, phiếu giao bài.

- Chức năng luyện tập: trong dạy kỹ thuật và nghề nghiệp, có phương

tiện dạy học được sử dụng để học sinh thí nghiệm nhằm kiểm chứng một giả thuyết hoặc một lý thuyết nào đó hoặc để phát hiện một hiện tượng, tính chất nào đó liên quan đến kỹ thuật hoặc nhằm luyện tập thực hành để hình thành kỹ năng kỹ xảo.

1.2.2. Xét theo các khâu của quá trình dạy học

Quá trình dạy học nói chung và quá trình dạy kỹ thuật nói riêng được thực hiện qua các khâu. Mỗi khâu đảm nhiệm một chức năng nhất định nhằm đạt tới mục tiêu dạy học. Phương tiện dạy học được sử dụng vào các khâu dạy học nhằm thực hiện các chức năng của các khâu đó. Như vậy phương tiện dạy học gồm các chức năng sau đây:

(1) Đề xuất và gây ý thức về nhiệm vụ học tập, kích thích động cơ học tập. Mỗi một giờ dạy học hay một đoạn bài học giáo viên đều phải bắt đầu bằng gây động cơ học tập để nhằm gây sự chú ý và tạo động cơ học tập của học sinh trong quá trình tiếp thu bài mới như:

145

- Tạo tình huống có vấn đề.

- Gây cảm xúc và tầm quan trọng của nội dung bài học đối với hoạt động nghề nghiệp của học sinh.

- Tạo mâu thuẫn với những gì học sinh đã biết...

Phương tiện dạy học được giáo viên sử dụng để thực hiện chức năng này có thể là: Phim, ảnh, video clip, hay một thí nghiệm…

(2) Tổ chức, điều khiển học sinh lĩnh hội tri thức và kỹ năng mới

Mục tiêu dạy học phần lớn được triển khai thông qua khâu này. Phương tiện dạy học được sử dụng trong khâu này làm chức năng trực quan (thông tin) và điều khiển quá trình lĩnh hội cuả học sinh. Nội dung của phương tiện bao gồm nhiều thông tin khác nhau như: Sự chuyển động, hình ảnh, âm thanh, chữ viết hoặc tổng hợp. Phương tiện dạy học sử dụng trong khâu này có thể là: phim đèn chiếu; vật thật, mô hình; tranh ảnh; chương trình dạy học Mutilmedia; phim các loại; phiếu thông tin, phiếu giao bài...

(3) Tổ chức, điều khiển học sinh củng cố và hoàn thiện kiến thức, kỹ năng (rèn kĩ năng, kĩ xảo)

Kiến thức và kĩ năng học sinh vừa lĩnh hội được ở trong khâu trước phải được củng cố, hệ thống hóa và phải được luyện tập. Củng cố có thể là cho học sinh giải quyết những bài tập với độ khó và phức tạp tăng dần (uốn nắn những sai lệch trong việc hiểu tri thức, các thao tác tư duy hay thao tác chân tay); vận dụng tri thức giải thích những hiện tượng, giải quyết những vấn đề thực tiễn đề ra một cách vừa sức. Phương tiện dạy học cho khâu này thường là phiếu giao bài, hoặc chương trình dạy học theo kiểu hỏi - trả lời, máy luyện tập…

(4) Tổ chức, điều khiển, kiểm tra, đánh giá việc nắm vững tri thức, kĩ năng, kĩ xảo ở học sinh

Kết hợp nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá, đảm bảo những nguyên tắc kiểm tra, đánh giá; bồi dưỡng ý thức năng lực tự kiểm tra, đánh giá ở học

146

sinh. Các hình thức kiểm tra gồm kiểm tra miệng, kiểm tra viết, kiểm tra thực hành và test. Với chức năng kiểm tra, phương tiện dạy học được sử dụng là phiếu kiểm tra, phần mềm kiểm tra, máy kiểm tra.

1.3. Phân loại của phương tiện dạy học

Có rất nhiều cách phân loại khác nhau sau đây là một số cách:

(1) Phân loại theo các kênh thu nhận thông tin của con người:

- Phương tiện nghe: băng âm, CD âm.

- Phương tiện nhìn:

- Loại hai chiều (chữ viết và hình ảnh): phim Slide (dias), phim miếng trong, bảng viết, sách giáo khoa, tranh, ảnh …,

- Loại ba chiều: mô hình phỏng tạo, mô hình chức năng, mô hình lắp ghép, mô hình cấu trúc, vật thật…

- Phương tiện nghe nhìn: phim dạy học, video clip…

(2) Phân loại theo dấu hiệu cụ thể - trừu tượng của phương tiện

Tháp quá trình phát triển kinh nghiệm của Bruner19 và tháp kính nghiệm của Dale20 phương tiện dạy học được phân thành 4 nhóm là:

- Nhóm phương tiện ký hiệu - Nhóm phương tiện biểu tượng - Nhóm phương tiện giả cách - Nhóm phương tiện thật

19 BRUNER, J.S.: Learning Through Experience and Learning Through Media. In: Olson,

Media and Symbols. The 73rd Yearbook of the NSSE, I, Chikago (1974), trang 120-150

20 FLECHSIG, Karl-Heinz: Was ist Multimedialität? In: LEARNTEC ´94 (Beck, U.; Sommer, W. (Hrsg.). Tagungsband Europ. Kongreß für Bildungstechnologie. NXB Springer (1995), S. 85 - 94

147

Bảng 13. Phân loại phương tiện dạy học theo dấu hiệu cụ thể - trừu tượng của phương tiện

Nhóm phương

tiện DH Tính chất của phương tiện dạy học Các phương tiện dạy học cụ thể Nhóm phương

tiện ký hiệu Ngôn ngữ bài thuyết trình, thảo luận Nhìn: sách giáo khoa, phiếu dạy học

Trình bày đồ họa Lược đồ, sơ đồ, bản vẽ, tranh treo tường

Nhóm phương

tiện biểu tượng Phương tiện âm thanhHình ảnh tỉnh Băng ghi âm, đài, CD Phim đèn chiếu, giấy trong Hình ảnh tỉnh & âm

thanh Trưng bày âm thanh-hình ảnh

Phương tiện Video-Audio Phim, băng video (chiếu, phát)

Video trực tiếp Máy quay video (ghi, phát) Nhóm phương

tiện giả cách Trình diễn, biểu diễn Máy móc, các bước làm việc, sản phẩm công việc Mô phỏng Nghiên cứu theo trường hợp,

trò chơi đóng vai, trò chơi lập kế hoạch

Nhóm phương

tiện thật Kinh nghiệm trực tiếp Đối tượng thật, làm thật

TƯỢNG CỤ THỂ

148 Hình 29. Tháp kinh nghiệm của DALE

(3) Phân loại theo mức độ điều khiển sự học tập của học sinh

- Phương tiện trung tính: các phương tiện không có chức năng điều khiển. Phần lớn loại này có chức năng trình bày trực quan nội dung dạy học là chính như: bảng biểu, sơ đồ, đồ thị, hình ảnh… Phương tiện dạy học trung tính phần lớn là dễ chế tạo và sử dụng.

Qu trình hình thành kinh nghiệm:

- Khái quát trừu tượng – kinh nghiệm trừu tượng

- Hình thành biểu tượng trực quan –

kinh nghiệm biệu tượng - Hoạt động gián tiếp – kinh nghiệm gián tiếp chữ viết tiếng nĩi Kí hiệu Ký hiệu Sơ đồ

Phim kết hợp với âm thanh

Ảnh đ (Film, Animation, ...) Biểu tượng Ảnh tỉnh (Foto, Grafik, ...) Mô phỏng (Modelle) Thí nghiệm Giả cách Đóng vai Tham quan Đối tượng thật thật

(đối tượng, quá trình, ...)

149

- Phương tiện chức năng đặc biệt: Các phương tiện dạy học đảm nhiệm các chức năng sư phạm nhất định trong quá trình dạy học như phương tiện dạy học gây động cơ học tập, phương tiện dạy học củng cố, kiểm tra đánh giáo học sinh, phương tiện thí nghiệm...

- Phương tiện điều khiển việc tự học (chương trình tự học): Phương tiện điều khiển tự học là phương tiện điều khiển việc học của học sinh. Nó bao hàm tất cả các khâu của quá trình dạy học từ khâu gây động cơ đến khâu kiểm tra đánh giá ví dụ như một chương trình dạy học Mutilmedia (đa phương tiện sử dụng trong máy tính). Loại này có thể là ngoại điều khiển (theo chương trình đã lập sẵn) hoặc nội điều khiển (học sinh tự điều khiển)

Trong thực tế xu hướng phát triển phương tiện dạy học, loại phương tiện này đang dược phát triển mạnh, đặc biệt cho E-Learning.

Theo lý thuyết hành vi (học theo phạm xạ có điều kiện) của Pawlow, Skinner thì máy dạy học đã ra đời (khoảng 1926 - 1927). Chương trình chạy trên máy là chương trình chạy bằng cơ theo cấu trúc là tuyến tính. Từ khoảng 1954 đến cuối thập niên 1970, theo thuyết Kybernetik (Điều khiển) của Cube chương trình dạy học được phát triển dần lên thành chương trình theo cấu trúc mặt phẳng (hay còn gọi là cấu trúc rẽ nhánh) . Khoảng vào đầu thập niên 80 do có sự phát triển mạnh về máy tính chương trình dạy học đã phát triển thành cấu trúc 3 chiều (không gian) như siêu văn bản (Hypertext). Ở loại tuyến tính và rẽ nhánh quá trình học tập của học sinh phần lớn là ngoại điều khiển còn loại 3 chiều là tự điều khiển của học sinh.

Bảng 14. Các quan điểm và lý thuyết về phát triển chương trình dạy học

1926/1927 1954-1970 1980…

Coi trọng hoạt động

tâm lý học tâp Coi trọng việc khách thể hoá hoạt động dạy Coi trọng khách thể hoá điều kiện dạy và học

Học bằng chương trình

đã lập sẵn Dạy học bằng chương trình Dạy học bằng môi trường phương tiện học tập (hỗ trợ của chương trình máy vi

150

tinh Máy dạy học Máy dạy học và tài liệu

học tập được thiết kế theo dạng chương trình hoá

Môi trường phương tiện học tập tương tác Lý thuyết hành vi của

Pawlow và Skiner Lý thuyết điều kiển Kybernetik của Frank v. Cube

Lý thuyết nhận thức của Gagne và Piaget

(4) Phân loại theo hình thức lưu trữ

Phương tiện dạy học theo nghĩa hẹp được giới hạn là các phương tiện chưa đựng nội dung dạy học. Các phương tiện loại này chứa đựng một nội dung thông tin và được lưu giữ trên giá mang thông tin. Nội dung thông tin gồm hai loại là tương tự và loại số. Như vậy căn cứ vào hình thức lưu trữ thông tin nội dung của phương tiện thì phương tiện dạy học gồm hai loại như sơ đồ sau:

Hình 30. Phân loại phương tiện theo hình thức lưu trữ

(5) Phân loại theo mức độ hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật dạy học

- Các phương tiện dạy học phi kỹ thuật (không có sử dụng máy móc thiết bị để trình chiếu, khuếch đại): bảng viết, sách giáo khoa, phiếu dạy học, tranh ảnh.

PTDH tương tự (analog) PTDH số (digital)

Đa phương tiện Phương tiện kỹ thuật Tương tác Liên kết

151

- Các phương tiện dạy học có sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học (có máy móc, dụng cụ hỗ trợ cho việc chế tạo và sử dụng): Phim trong, phim Slide, phim dạy học, băng ghi âm.

(6) Phân loại theo nhóm vật chất và phi vật chất

Căn cứ theo tính chất của phương tiện dạy học là vật chất hay vật chất, người ta phân loại như hình sau:

2. Phương tiện nhìn

2.1. Phạm vi sử dụng của phương tiện nhìn

Sự tiếp thu thông tin qua nhìn tốt hơn qua nghe và lưu giữ lại được khoảng 30 %. Để truyền thụ các nội dung dạy học được dễ dàng, có nhiều nội dung cần phải được giới thiệu với học sinh bằng vật thật, sự việc thật. Nhưng trong thực tế nhiều vật thật quá lớn, quá nhỏ, quá đắt tiền, quá dơ bẩn, quá nguy hiểm, khó đến gần, xảy ra quá nhanh... Trong những trường hợp đó, biện pháp tốt nhất cho thầy giáo 1à sử dụng một mô hình hay tranh, ảnh. Đôi khi đồ vật có sẵn và có thể mang đến lớp được nhưng do đặc tính

PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Phương tiện vật chất Phương tiện điều khiển Đa phươn g tiện Phương tiện đọc Sách GK, Phiếu làm việc, Văn bản đọc Phương tiện nghe nhìn Băng DVD, Truyền hình, Biểu diễn nghe nhìn Phương tiện nghe Băng nhạc, Máy quay đĩa, Radio Phương tiện trực quan (nhìn) Tran h, sơ đồ, hiện thực Vẽ bảng, Phim đèn chiếu, Bản trong, Bản đồ Tái dựng hiện thực Mô hình Mô phỏng hiện thực Mô phỏng: công ty, phân xưởng, văn phòng Hiện thực nguyê n bản Sản phẩm máy móc Tham quan Phương tiện phi vật chất Lời nói Giao viên, Học sinh, Chuyê n gia

152

của nó không thể trình bày được rõ ràng (ví dụ, nó bị che khuất bởi một vật khác ) nên có thể sử dụng các biện pháp tình diễn khác, vừa thực tế vừa có lợi cho học sinh hơn .

Có sự vật có thể không tồn tại hay tồn tại ở dạng không thể quan sát được. Lúc đó giáo viên chỉ có thể giới thiệu nó dưới dạng hiệu quả của nó. Ví dụ, tác dụng của dòng điện lên cơ thể con người, thầy giáo không thể cho dòng diện chạy vào người hay một sinh vật cụ thể nào mà chỉ có thể trình bày qua các hình vẽ mô tả cảnh người bị điện giật.

Ngày nay, có thể nói chúng ta đang ở trong một xã hội nhìn, một xã hội mà trừ lúc ngủ, con người luôn luôn nhìn thấy và học được bao điều mớ lạ. Chương trình TV phát suốt ngày; báo chí tập san đủ loại thông tin tràn ngập trên các sạp bán báo, trong hiệu sách; các tranh quảng cáo, panô, áp phích lớn nhỏ được trưng lên khắp nơi, các biển báo giao thông đủ loại trên khắp nẻo đường, bắt người ta phải nhìn và ghi nhớ một điều gì. Và ngay trên trang phục của con người bây giờ cũng có các hình vẽ hay cả một bức tranh phong cảnh và cả trên internet…

Bởi vậy, có ba 1í đo chính mà phương tiện nbìn được sử dụng trong dạy học là:

- Có sự bất lợi khi dùng vật thật.

- Phương tiện nhìn có thể giải thích các nguyên 1í tốt hơn.

- Khi mà vật thật xuất hiện ở những thời điểm khó quan sát hay thực tế không thể nhìn thấy được.

Bởi vì tính hiệu quả cao của phương tiện nhìn nên việc thiết kế và sử dụng có hiệu quả phương tiện nhìn trong dạy học 1à vấn đề đặc biệt quan trọng cần được nghiên cứu một cách cẩn thận.

2.2. Chức năng của phương tiện nhìn

Chức năng chính của phương tiện nhìn 1à một phương tiện truyền thông trình bày sự việc cụ thể hơn 1à nói và viết. Lời nói luôn luôn biến hóa, lời nói và chữ viết không thể nào giống như vật mà chúng muốn mô tả. Phương

153

tiện nhìn 1à một phương tiện tượng hình, thường 1à nó giống như vật mà nó muốn mô tả và có các chức năng sau:

- Thúc đẩy, lôi cuốn sự chú ý của học sinh: Phương tiện nhìn có tác dụng thúc đẩy việc học tập của học sinh, làm tăng thêm sự thích thú khi theo dõi bài học. Chúng có tác động lôi cuốn và kéo dài sự chú ý, tạo ra sự xúc động. Chúng có thể nhấn mạnh các nội dung quan trọng bằng các hình thức biểu diễn và màu sắc đặc biệt.

- Đơn giản hóa: Phương tiện nhìn có thể đơn giản hóa các thông tin phức

Một phần của tài liệu Giáo trình phương pháp dạy học chuyên ngành kỹ thuật (Trang 143)