63 48 33 15 24 15 31 Lời khiếu nại, phàn nàn
3.2.5.3. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp
Văn hoá doanh nghiệp là một hệ thống những ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên của tổ chức cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vị rộng đến cách thức hành động của các thành viên. Văn hoá doanh nghiệp biểu thị sự thống nhất trong nhận thức của tất cả thành viên trong tổ chức về hệ thống những giá trị chung và có tác dụng giúp phân biệt giữa một tổ chức này với các tổ chức khác.. Chúng giúp các thành viên mới nhận thức được ý nghĩa của các sự kiện và hoạt động của tổ chức. Văn hoá doanh nghiệp là ‘nhân cách’ của doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp có ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động của công ty trong đó có hoạt động quản trị quan hệ khách hàng.
Như vậy việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp là một công việc quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động quản trị quan hệ khách hàng. Hiện nay môi trường làm việc trong Công ty rất thân thiện và hoà đồng, mọi người cùng giúp đỡ nhau làm việc, Công ty cũng có một mục tiêu là “Lợi ích của khách hàng khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ của Công ty cổ phần Tập đoàn VHS cũng chính là lợi ích của Công ty.
3.3. Kiến nghị
Nhà nước cần sớm hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về kinh doanh bất động sản nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, xây dựng hoàn chỉnh khung pháp lý để thị trường bất động sản được minh bạch hơn; quá trình trình giao dịch bất động sản cũng trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn. Theo các chuyên gia kinh tế, ngành bất động sản đang chịu sự điều chỉnh của khoảng 12 luật khác nhau và rất nhiều Nghị định, Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành. Ngoài ra, còn có hơn 20.000 tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, từ khâu xác định chủ trương đầu tư, nhu cầu vốn, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư xây dựng và kết thúc đầu tư xây dựng đưa dự án vào vận hành khai thác… Điều này gây ra nhiều hệ quả lớn, gia tăng thời gian và chi phí tuân thủ, làm lỡ cơ hội đầu tư, tăng rủi ro đối với hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp bất động sản. Vì vậy, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách thủ tục hành chính là một giải pháp quan trọng để góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp và người dân.
Nhà nước cũng nên mở rộng khoảng khống chế mức trần của chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi không những là khoản chi phí không thể thiếu mà còn chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng số chi phí tại doanh nghiệp. Đây là khoản chi phí có tính chất ảnh hưởng lâu dài và tác động tới hình ảnh của doanh nghiệp. Vì vậy, cần nhận thức đúng đắn việc sử dụng, quản lý khoản chi này tại doanh nghiệp và cả quy định trong chính sách thuế liên quan.