Thực trạng về các loại hình tổ chức thương mại bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu 5_Bao_cao_TH_DCQHTM_Tien_giang-_sau_khi_ra_soat_da_20180605091301577570 (Trang 25 - 28)

- Ôtô các loại và phương tiện đi lại 7,8 6,

4. Thực trạng về các loại hình tổ chức thương mại bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh

trên địa bàn tỉnh

Thực hiện Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh đến năm 2020, Nghị định về phát triển và quản lý chợ: Văn bản hợp nhất Số 11/VBHN-BCT ngày 23 tháng 1 năm 2014 và đặc biệt là Quyết định số 6481/2015/QĐ-BCT ngày 26 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ toàn quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”, tỉnh Tiền Giang đã cụ thể hóa quy hoạch trong từng giai đoạn, các chương trình kế hoạch hàng năm và tập trung phối hợp với thành phố, thị xã và các huyện tổ chức triển khai thực hiện.

Toàn tỉnh hiện có 187 chợ, trong đó có 27 chợ đô thị và 160 chợ nông thôn; trên địa bàn tỉnh hiện chỉ có 1 Chợ đầu mối rau quả Vĩnh Kim – Châu Thành; 7 chợ hạng I; 23 chợ hạng II; và 156 chợ hạng III với tổng số diện tích là 549.087 m2 và thu hút trên 15.756 hộ kinh doanh (trong đó có 12.804 hộ kinh doanh cố định). Hiện mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh đang hoạt động tương đối hiệu quả, thu hút nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh và có xu hướng mở rộng về qui mô cũng như phát triển các dịch vụ hỗ trợ (sơ chế, đóng gói bao bì, vận chuyển…).

Bảng 11. Thực trạng mạng lưới chợ tỉnh Tiền Giang

Tổng số chợ chợ/xã, phường Diện tích/chợ (km2/chợ) Bán kính phục vụ (km/chợ) Dân số/chợ (người/chợ) Toàn tỉnh 187 1,08 13,42 2,06 9.244 1. Tp. Mỹ Tho 14 0,82 5,88 1,36 16.161 2. Tx. Gò Công 15 1,25 6,78 1,47 6.493 3. Tx. Cai Lậy 12 0,75 11,75 1,93 10.321 4. H. Cái Bè 35 1,40 11,89 1,94 8.409 5. H. Cai Lậy 17 1,06 17,34 2,35 11.228 6. H. Tân Phước 5 0,38 66,02 4,58 11.929 7. H. Châu Thành 19 0,82 12,24 1,97 12.922 8. H. Chợ Gạo 20 1,05 11,54 1,91 8.902 9. H. Gò Công Tây 24 1,84 7,69 1,56 5.312 10. H. Gò Công Đông 16 1,23 17,07 2,33 8.978 11. H. Tân Phú Đông 10 1,66 22,31 2,66 4.156

Nguồn: Sở Công Thương và kết quả khảo sát

Với tổng số 187 chợ trên 173 xã, phường, thị trấn, Tiền Giang là tỉnh có mật độ chợ tính theo đơn vị hành chính xã, phường ở mức cao so với cả nước và khu vực đồng bằng sông Cửu Long, bình quân toàn tỉnh có 1,08 chợ/xã, phường (trong khi đó bình quân cả nước chỉ là 0,80 chợ/xã, phường và vùng đồng bằng sông Cửu Long là 1,07chợ/xã, phường). Diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh Tiền Giang là 2.510,6 km2. Như vậy, tính bình quân cứ 13,42 km2 có một chợ và bình quân một chợ phục vụ 9.244 người. Lực lượng tham gia kinh doanh chủ yếu ở các chợ đều thuộc thành phần kinh tế tư nhân, kinh doanh bán buôn, bán lẻ và người sản xuất nhỏ trực tiếp bán sản phẩm. Thành phần thương nghiệp nhà nước và hợp tác xã mua bán hầu như không tham gia kinh doanh trực tiếp trên

chợ. Quy mô các chợ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ở loại trung bình (bình quân khoảng 2.936 m2/chợ). Tuy nhiên cũng còn nhiều chợ có diện tích nhỏ hẹp, đặc biệt là ở huyện Chợ Gạo có tới 17/20 chợ đang hoạt động có diện tích nhỏ hơn 500 m2 (có chợ chỉ 100m2).

Đánh giá chung về mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Một là, vị trí địa lý của Tiền Giang có tác động không nhỏ đến tính liên kết của mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh với các tỉnh lân cận. Điều kiện về thị trường cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm của Tiền Giang thuận lợi do Tiền Giang gần với các thị trường tiêu thụ lớn (đặc biệt là Tp. Hồ Chí Minh) do vậy hàng hoá được sản xuất ra trong tỉnh có điều kiện để tiết kiệm chi phí trong quá trình lưu thông cũng là một lợi thế không nhỏ.

Hai là, điều kiện địa hình chưa thật sự thuận lợi, còn cách trở bởi sông, rạch, thói quen sinh hoạt của dân cư cũng tác động đến khả năng xây dựng công trình và hiệu quả khai thác hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật chợ trên địa bàn tỉnh (nhiều chợ có quy mô diện tích nhỏ, thời gian họp chợ thường vào buổi sáng). Đây cũng là lý do mà việc áp dụng chuyển đổi mô hình tổ chức và quản lý chợ rất khó khăn. Để nâng cao hiệu quả đòi hỏi phải có sự kết hợp phát triển giữa các chợ có qui mô nhỏ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng thường xuyên của dân cư sở tại với các chợ đầu mối, chợ bán buôn ở các khu thương mại trung tâm. Đồng thời kết hợp phát triển giữa chợ với các loại hình thương mại khác phù hợp với quá trình tập trung dân cư và quá trình thực hiện công nghiệp hoá, đô thị hoá trên địa bàn tỉnh.

Ba là, thực trạng về trình độ, qui mô sản xuất công nghiệp cũng như tính chất thương phẩm của các sản phẩm công nghiệp được sản xuất ra trên địa bàn tỉnh hiện nay cho thấy, các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo, điện,... không được lưu thông qua mạng lưới chợ, các sản phẩm chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của dân cư trong tỉnh và kênh phân phối chủ yếu và phù hợp nhất là qua mạng lưới chợ. Điều đó có nghĩa là, mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh vẫn chiếm giữ vị trí quan trọng trong hoạt động tiêu thụ đối với nhiều sản phẩm do các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp qui mô nhỏ trong tỉnh sản xuất ra.

Bốn là, với trình độ phát triển của ngành thương mại Tiền Giang như hiện nay, loại hình thương mại chợ, nhất là chợ nông thôn sẽ chiếm vị trí quan trọng không chỉ đối với nhu cầu hoạt động thương mại của các thành phần kinh tế, mà còn đối với khả năng đầu tư của các chủ thể kinh doanh và yêu cầu tổ chức mạng lưới cơ sở vật chất thương mại nhằm đảm bảo tính hiệu quả của nó

Năm là, thu nhập và đời sống dân cư trên địa bàn tỉnh có sự phân hoá giữa dân cư ở các khu đô thị và dân cư sống ở khu vực nông thôn. Nhìn chung, nhu cầu tiêu dùng của dân cư, một mặt, vẫn tập trung vào các hàng hoá tiêu dùng thiết yếu cho đời sống hàng ngày (như lương thực, thực phẩm vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của tỉnh) nên loại hình thương mại chợ vẫn tỏ ra thích ứng trên địa bàn tỉnh. Các yêu cầu về hàng hoá và dịch vụ cao cấp hơn sẽ xuất hiện tại các khu đô thị (thành phố, thị

xã, thị trấn) có thể được đáp ứng bởi các loại hình thương mại hiện đại hơn như trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi,…

Tóm lại, các điều kiện về tự nhiên và hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội của Tiền Giang đã và đang cho thấy loại hình thương mại chợ sẽ vẫn rất cần thiết, đặc biệt đối với nhu cầu mua bán, trao đổi của dân cư trong tỉnh. Đồng thời, xu hướng phát triển của sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng cũng đặt ra yêu cầu hình thành và phát triển ở các khu đô thị lớn (thành phố Mỹ Tho, các thị xã, trung tâm các huyện) các loại hình thương mại hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị, các cửa hàng tiện lợi kinh doanh theo chuỗi,... Trong thời gian tới cần nâng cao trình độ phát triển kết cấu hạ tầng thương mại bằng cách nâng cao trình độ phát triển của chợ, tăng cường, bổ sung các yếu tố, các điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển chợ và làm chắc chắn thêm những điều kiện để hình thành các trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn tỉnh.

4.2. Trung tâm thương mại và siêu thị

Trên địa bàn tỉnh đã hình thành những loại hình thương mại hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 1 trung tâm thương mại (tại Tp. Mỹ Tho) và 10 siêu thị đang hoạt động (7 tại Tp. Mỹ Tho và các huyện Cai Lậy, Châu Thành, thị xã Gò Công mỗi nơi có 1 siêu thị). Các siêu thị hiện tại có quy mô trung bình, diện tích bình quân hơn 2.700 m2/siêu thị, trang thiết bị kỹ thuật đã được đầu tư mới, ngoại trừ siêu thị thuộc hệ thống Co.op mart và Nguyễn Kim có hệ thống marketing và quản trị bán hàng tương đối hoàn chỉnh, còn lại các siêu thị khác chưa được hoàn thiện từ đào tạo nhân lực, trang thiết bị đến quản trị bán hàng.

Bảng 12. Thực trạng mạng lưới trung tâm thương mại, siêu thị đã được xác nhận, xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Stt Tên Địa chỉ Diệntích

(m2) Phân hạng Hình thức kinh doanh 1

Siêu thị Co.op Mart Mỹ Tho (Cty TNHH TM- DV Tiền Giang – SG)

Một phần của tài liệu 5_Bao_cao_TH_DCQHTM_Tien_giang-_sau_khi_ra_soat_da_20180605091301577570 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w