Tổng quỹ mua dân cư

Một phần của tài liệu 5_Bao_cao_TH_DCQHTM_Tien_giang-_sau_khi_ra_soat_da_20180605091301577570 (Trang 70 - 74)

III. PHÂN TÍCH, DỰ BÁO NHU CẦU THỊ TRƯỜNG

2. Tổng quỹ mua dân cư

(giá HH) Tỷ đồng 85.625 120.760 147.949

3.2.4. Dự báo lực lượng lao động:

Sự gia tăng dân số bình quân của tỉnh trong giai đoạn 2010 – 2015 là 0,6%/năm. Dự báo tốc độ tăng dân số trên địa bàn tỉnh trong cả giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2030 chỉ giao động trong khoảng từ 0,8 đến 0,9% năm (chỉ tiêu phát triển dân số tỉnh đến năm 2020 theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lần thứ X đã đề ra chỉ tiêu tăng dân số giai đoạn 2015-2020 khoảng 0,8%), trong đó giai đoạn 2016 - 2020 đạt 0,8%/năm và giai đoạn 2021 - 2030 đạt 0,8-0,9%/năm. Tốc độ tăng trưởng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc giai đoạn 2011-2015 đạt 0,78%/năm.

Cũng như cả nước, Tiền Giang đang ở trong thời kỳ “dân số vàng” với tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm 59,5 % dân số. Vì vậy, số lượng lao động tăng thêm hàng năm cũng sẽ luôn ở mức cao. Trong giai đoạn 2016 – 2020, với triển vọng tăng trưởng kinh tế cao, mức độ toàn dụng lao động của tỉnh sẽ được cải thiện đáng kể cùng với sự phát triển của các ngành. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc so với tổng dân số sẽ được nâng lên từ 59,5% vào năm 2015 lên 62,70% vào năm 2020, và khoảng 66,10% vào năm 2030.

Lao động tham gia vào ngành thương mại sẽ tăng nhanh hơn tốc độ tăng lao động chung trong tỉnh trong giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng đến năm 2030 do: 1) Lực lượng lao động tăng thêm và lao động được chuyển từ khu vực nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác hàng năm khá lớn; 2) Điều kiện gia nhập vào ngành thương mại, nhất là ở khu vực nông thôn dễ hơn so với nhiều ngành sản xuất công nghiệp và ngành dịch vụ khác.

Bảng 24. Dự báo lao động trong ngành thương mại tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 2015 2020 2030 Tốc độ tăng b.q (%) 2011 - 2015 2016 - 2020 2021 - 2030 Tổng dân số (người) 1.728.679 1.799.000 1.872.000 0,6 0,8 0,8

Lao động từ 15 tuổi trở lên

đang làm việc (người) 1.028.103 1.128.103 1.328.103 0,78 1,87 1,60 Lao động làm việc trong

các doanh nghiệp (người) 146.865 295.400 1.140.000 13,78 15,0 14,5

Lao động TM đang làm việc trong các doanh

nghiệp ( người) 9.820 22.155 91.200 2,91 17,67 15,2

Lao động từ 15 tuổi đang

làm việc/dân số (%) 59,47 62,70 66,10 LĐ TM/tổng LĐ trong các

doanh nghiệp (%) 6,68 7,5 8,0

Nguồn: Dự báo của BCN đề án, Viện nghiên cứu Thương mại

3.3. Dự báo kim ngạch xuất nhập khẩu

Theo các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, Về độ mở cửa của nền kinh tế, trong 10 nước ASEAN, Việt Nam là nền kinh tế mở chỉ sau Singapore.

Ngoài ra trong khoảng 200 đối tác thương mại, Việt Nam đã có gần 30 thị trường đạt thành tích xuất khẩu 1 tỷ USD trở lên. Tuy nhiên, việc Việt Nam đã và đang ký kết và tham gia đầy đủ các hiệp định thương mại tự do song và đa phương với Mỹ, EU, ASEAN,… cũng phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, đặc biệt với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu như: phải hoạt động dựa theo các nguyên tắc thị trường và phải công khai minh bạch. Các tiêu chuẩn cao của các hiệp định buộc khu vực này phải đẩy mạnh cải cách. Việc cắt giảm thuế quan dẫn đến gia tăng hàng nhập khẩu từ các nước vào Việt Nam với giá cả cạnh tranh, gây áp lực lớn tới hàng hoá trong nước, nhất là nhóm hàng được sản xuất bởi đối tượng dễ bị tổn thương khi hội nhập như nông nghiệp, dẫn tới thị trường hàng hoá, dịch vụ nội địa bị các doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập và chiếm lĩnh. Ngành công nghiệp phụ trợ còn yếu kém, số lượng các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu còn thấp, rất ít doanh nghiệp được lựa chọn làm đối tác gia công cho các doanh nghiệp FDI. Với yêu cầu cao về xuất xứ hàng hoá trong các thỏa thuận, khi công nghiệp phụ trợ kém phát triển, các ngành thế mạnh trong xuất khẩu như dệt may, giày dép, điện tử,... sẽ gặp nhiều khó khăn khi khai thác các ưu đãi từ các nước khác. Đặc biệt, các yêu cầu cao về môi trường, lao động, sở hữu trí tuệ và các ràng buộc trong các quy định liên quan đến xuất xứ hàng hoá, rào cản kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ, gia tăng áp lực và làm phát sinh thêm chi phí hoạt động cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn phải đối mặt với nhiều vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp khi xuất khẩu vào các nước khi họ sử dụng các rào cản để bảo hộ sản xuất trong nước.

Mặc dù giai đoạn 2011-2015, kim ngạch xuất khẩu của Tiền Giang có mức tăng trưởng rất cao (xuất khẩu tăng trưởng 24,21%/năm; nhập khẩu tăng trưởng 31,48%/năm). Tuy nhiên, xuất phát từ những lý do trên, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Nghị quyết đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh lần thứ X, cũng chỉ đặt mục tiêu, theo đó tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 13,3%/năm, kim ngạch nhập khẩu tăng 14,9%/năm giai đoạn 2016-2020.

Căn cứ từ định hướng phát triển xuất khẩu của tỉnh, thực tiễn hoạt động xuất khẩu trong thời gian qua có tính đến các yếu tố khách quan có thể tác động tới tăng trưởng xuất nhập khẩu, nhóm nghiên cứu dự báo tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sẽ đạt 14,1%/năm trong giai đoạn 2016-2020 và 15,0%/năm giai đoạn 2021 – 2030. Đối với nhập khẩu: tốc độ tăng trưởng sẽ tương đương với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu do trong giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, với định hướng phát triển nhanh các ngành kinh tế, thu hút đầu tư, tạo ra nhiều việc làm mới,… đặc biệt là phát triển công nghiệp sẽ có nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất,… do vậy dự báo tốc độ tăng trưởng nhập khẩu sẽ ở mức 13,5%/năm giai đoạn 2016-2020 và 14,0%/năm giai đoạn 2021-2030

Bảng 25: Dự báo tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu tỉnh Tiền Giang Đơn vị tính: 1000 USD 2015 2020 2030 Tốc độ tăng b.q (%) 2011 - 2015 2016 - 2020 2021 - 2030 Kim ngạch XK 2.005.888 3.879.000 15.690.000 24,21 14,1 15,0 Kim ngạch NK 1.116.230 2.102.500 7.792.000 31,48 13,5 14,0 Tổng kim ngạch XNK 3.122.118 5.981.500 23.482.000

Nguồn: Tính toán của nhóm chuyên gia

3.4. Dự báo tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Giai đoạn 2011 - 2015, tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn đã đạt mức tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng bình quân của giai đoạn 2011-2015 đạt 15,29%/năm.

Như vậy, nếu so với tốc độ tăng của tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước và vùng đồng bằng sông Cửu Long (trong cùng giai đoạn) lần lượt đạt bình quân 13,69%/năm và 14,42%/năm thì chỉ tiêu này của tỉnh Tiền Giang cao hơn so với cả nước và bình quân của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội và doanh thu dịch vụ bình quân đầu người của tỉnh Tiền Giang tăng nhanh, từ 10,92 triệu đồng/người năm 2010 đã tăng lên 21,46 triệu đồng người năm 2015, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với vùng đồng bằng sông Cửu Long (33,73 triệu đồng/người) và bình quân chung của cả nước (34,74 triệu đồng/người). Tuy nhiên, đối với Tiền Giang, chỉ tiêu này năm 2015 đã tăng gấp 2,11 lần so năm 2010.

Dự báo tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030, có tính yếu tố tăng giá, sẽ có tốc độ tăng trưởng từ 15-16%/năm. Trong giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng đến năm 2030. Triển vọng tăng trưởng bán lẻ hàng hoá của tỉnh được dự báo trên cơ sở:

- Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, nước ta, về cơ bản, sẽ là nước công nghiệp hoá, thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

- Mức GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã bước vào ngưỡng của các nước có thu nhập trung bình và sẽ tiếp tục tăng lên. Điều đó đồng nghĩa với sự phát triển nhanh của nhu cầu tiêu dùng trong giai đoạn này.

- Tăng trưởng kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào các bộ phận cầu về đầu tư và đặc biệt là cầu về tiêu dùng trong nước.

- Cùng với quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, tiêu dùng của dân cư ngày càng phụ thuộc vào khả năng cung cấp của các nhà phân phối trên thị trường, tính tự cấp, tự túc trong tiêu dùng giảm đáng kể. Đồng thời, sự phát triển

của hệ thống phân phối và tính cạnh tranh cao trên thị trường bán lẻ sẽ thúc đẩy nhu cầu mua sắm của dân cư.

- Xu hướng tiêu dùng dịch vụ tăng nhanh hơn tiêu dùng hàng hoá của dân cư sẽ phát triển mạnh trong giai đoạn 2016 – 2020 và các năm tiếp theo.

- Ngoài ra, tốc độ gia tăng tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trong giai đoạn 2015 – 2020 của tỉnh sẽ được hỗ trợ bởi triển vọng gia tăng lượng khách du lịch trong giai đoạn này, theo dự báo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịc tỉnh, đến năm 2030, lượng khách du lịch đến Tiền Giang đạt 4,74 triệu lượt khách, tăng trưởng bình quân 8,57%/năm, trong đó khách quốc tế đạt 1,988 triệu lượt khách.

Bảng 26: Dự báo tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

2015 2020 2030 Tốc độ tăng b.q (%) 2011 - 2015 2016 - 2020 2021 - 2030 Tổng mức BLHH và DTDVTDXH (Tỷ đồng) 46.561.503 83.533.090 337.937.938 16,5 14,2 15,0 Dân số ( người) 1.740.138 1.811.000 1.962.000 0,6 0,8 0,8 Bình quân đầu người (Triệu đồng/người) 26,76 46,12 172,24

Nguồn: Tính toán của nhóm chuyên gia

Một phần của tài liệu 5_Bao_cao_TH_DCQHTM_Tien_giang-_sau_khi_ra_soat_da_20180605091301577570 (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w