Kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng

Một phần của tài liệu 5_Bao_cao_TH_DCQHTM_Tien_giang-_sau_khi_ra_soat_da_20180605091301577570 (Trang 31 - 33)

- Ôtô các loại và phương tiện đi lại 7,8 6,

212 Ấp Bắc, KP 3, P 10, TP Mỹ Tho

4.5. Kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng

Tình trạng mạng lưới các cửa hàng kinh doanh khí hóa lỏng trên thị trường cả nước nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng còn nhiều bất cập, các cửa hàng kinh doanh nằm “len lỏi” trên khắp các địa bàn, đặc biệt là tại các địa bàn đô thị. Ngày 22/3/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/2016/NĐ- CP về kinh doanh khí thay thế Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng. Nghị định mới có hiệu lực từ ngày 15 tháng 5 năm 2016 là biện pháp cần thiết và kịp thời. Quy định của Nghị định 19 (2016) so với Nghị định 107 (2009) là không chỉ quy định chặt về điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) mà còn quy định cả với khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và khí thiên nhiên nén (CNG).

Theo thống kê từ Bộ Công Thương, hiện thị trường khí hóa lỏng ở Việt Nam đang phát triển với tốc độ khá nhanh, tăng trưởng hàng năm từ 7%-10%. Nguồn cung trong nước hiện mới chỉ đáp ứng được khoảng 30-35% còn lại phải nhập khẩu.

Theo số liệu thống kê của Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang, trên địa bàn tỉnh hiện có 562 cửa hàng kinh doanh khí hóa lỏng, cụ thể: Tp. Mỹ Tho có 104 cửa hàng; Tx. Gò công có 29 cửa hàng; huyện Cai Lậy có 86 cửa hàng; huyện

Châu Thành có 82 cửa hàng; huyện Chợ Gạo có 59 cửa hàng; huyện Gò Công Đông có 55 cửa hàng; huyện Gò Công Tây có 31 cửa hàng; huyện Cái Bè có 73 cửa hàng; huyện Tân Phước có 26 cửa hàng; huyện Tân Phú Đông có 17 cửa hàng. Nhìn chung mạng lưới các cửa hàng kinh doanh khí hóa lỏng thường tập trung ở khu vực đô thị (thành phố, thị xã, thị trấn huyện).

Bảng 14: Thực trạng mạng lưới hàng kinh doanh khí hóa lỏng tỉnh Tiền Giang Tổng số cửa hàng Cửa hàng/1000 hộ gia đình Dân số/cửa hàng (người/cửa hàng) Toàn tỉnh 729 1,68 2.371 1. TP Mỹ Tho 32 0,56 7.070 2. TX. Gò Công 41 3,43 2.375 3. Tx. Cai Lậy 56 3,67 2.211 4. H. Cai Lậy 69 1,44 2.766 5. H. Châu Thành 88 1,43 2.789 6. H. Chợ Gạo 78 1,75 2.282 7. H. Gò Công Đông 63 1,75 1.154 8. H. Gò Công Tây 44 1,38 1.515 9. H. Cái Bè 102 1,38 1.474 10. H. Tân Phước 32 2,14 941 11. H. Tân Phú Đông 25 2,40 834

Nguồn: Số liệu khảo sát tổng hợp của nhóm nghiên cứu

- Đánh giá chung về hệ thống cửa hàng kinh doanh khí hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Một là, khí hóa lỏng là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu của người dân và nhu cầu đối với mặt hàng này ngày càng tăng do hiện nay các hộ gia đình (đặc biệt ở khu vực đô thị) hầu hết sử dụng bếp gaz. Bên cạnh đó, nhu cầu khí hóa lỏng dùng cho các bếp ăn tại các nhà hàng, khách sạn, quán ăn trên địa bàn ngày càng tăng theo sự phát triển của ngành dịch vụ du lịch này.

Hai là, theo trào lưu chung của xã hội và có lợi cho người tiêu dùng, hầu hết các cửa hàng kinh doanh khí hóa lỏng đều phục vụ người tiêu dùng đến tận nơi rất thuận tiện và nhanh chóng. Chính do nhu cầu này mà hệ thống cửa hàng kinh doanh khí hóa lỏng ngày càng tăng, đến mức phát triển một cách tự phát.

Ba là, do sự phát triển khá nhanh nhu cầu tiêu dùng về mặt hàng khí hóa lỏng trên thị trường nên trong quá trình tổ chức cung ứng, kinh doanh trên địa bàn tỉnh phát sinh những tồn tại sau cần giải quyết :

1) Nhiều cửa hàng kinh doanh khí hóa lỏng có quy mô nhỏ chỉ phục vụ cho một lượng dân cư trong phạm vi hẹp như xóm, tổ dân phố, khu phố, phường. Diện tích nhiều cửa hàng còn nhỏ hẹp (kết hợp kinh doanh nhiều mặt hàng khác) chưa đáp ứng yêu cầu của mặt hàng kinh doanh có điều kiện.

2) Một số cửa hàng, đại lý kinh doanh khí hóa lỏng nằm trong khu vực đông dân cư, gần nhà hàng, quán ăn,… nếu trường hợp xảy ra sự cố cháy nổ dây chuyền thì hậu quả có thể sẽ vô cùng nghiêm trọng.

3) Thêm vào đó, đã tồn tại tình trạng gian lận thương mại trong lĩnh vực kinh doanh khí hóa lỏng. Tình trạng sang chiết nạp khí hóa lỏng trái phép (nạp vào các bình khí hóa lỏng mini) vẫn còn tồn tại với công đoạn sang chiết khí hóa lỏng bất hợp pháp không phép, không đảm bảo kỹ thuật, an toàn cháy nổ.

Bốn là, Công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát chống hàng giả và gian lận thương mại trong kinh doanh khí hóa lỏng, mặc dù đã được Sở Công Thương (Chi cục quản lý thị trường) và Sở Khoa học công nghệ (Chi cục đo lường chất lượng) tỉnh thường xuyên có kế hoạch kiểm tra, nhưng còn nhiều khó khăn, hạn chế. Cùng với bình khí hóa lỏng chất lượng kém là một loạt phụ kiện như: van điều áp, dây dẫn khí hóa lỏng, bếp khí hóa lỏng không có xuất xứ hoặc hàng giả nhái các thương hiệu mạnh cũng được đưa ra thị trường với giá rẻ, người tiêu dùng bình thường khó phân biệt được.

Một phần của tài liệu 5_Bao_cao_TH_DCQHTM_Tien_giang-_sau_khi_ra_soat_da_20180605091301577570 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w