+ Công tác cải cách hành chính chưa đồng bộ nên việc xử lý, tháo gỡ các vướng mắc chưa kịp thời.
+ Nhận thức về công tác quy hoạch chưa triệt để; công tác dự báo, xây dựng các giải pháp chưa kịp thời, xác thực.
+ Việc khuyến khích, kêu gọi đầu tư phát triển hạ tầng thương mại từ nguồn vốn xã hội chưa được thúc đẩy mạnh mẽ.
Có thể thấy rằng, thực trạng phát triển ngành thương mại tỉnh trong giai đoạn vừa qua đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết từ nhiều phương diện khác nhau. Vấn đề quan trọng nhất cần giải quyết để phát triển các hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh là yêu cầu xây dựng và tăng cường năng lực tìm kiếm, nắm bắt và quan trọng hơn là tổ chức thực hiện có hiệu quả các cơ hội kinh doanh của ngành thương mại tỉnh Tiền Giang; tái cấu trúc cơ cấu ngành; tăng cường hiện đại hoá và nâng cao trình độ chuyên nghiệp hoá, tổ chức hoá của ngành; thực thi các chính sách phát triển ngành phù hợp với tiến trình hội nhập vào thị trường khu vực và toàn cầu.
Phần thứ hai
PHÂN TÍCH, DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠII. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI
1. Mục tiêu tổng quát về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
- Huy động mọi nguồn lực, khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ; cải thiện môi trường thu hút đầu tư; phát triển các ngành, lĩnh vực, địa bàn trọng điểm gắn với tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của các ngành, các thành phần kinh tế.
- Phát triển đô thị, xây dựng nông thôn mới; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Đảm bảo quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, mở rộng các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế; đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân.
Phấn đấu đến năm 2020 Tiền Giang là tỉnh phát triển bền vững trong vùng đồng bằng sông Cửu Long.
2. Mục tiêu cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh liên quan đếnphát triển thương mại phát triển thương mại
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP – giá ss 2010) bình quân 8,5- 9,5%/năm trong giai đoạn 2016-2020; trong đó khu vực I (Nông lâm ngư nghiệp) tăng 4%/năm; khu vực II (Công nghiệp – xây dựng) tăng 15,5 – 17,5%/năm; Khu vực III (các ngành dịch vụ) tăng 7,5-8,6% năm.
- Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 đạt khoảng 66,3 – 69,3 triệu đồng (tương đương 2.606 – 2.727 USD)
- Cơ cấu kinh tế đến năm 2020: khu vực I chiếm 31.3 – 32,7%; hhu vực II chiếm 32,3-33,6%; khu vực III chiếm 34,9 – 35,1%.
- Kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đạt khoảng 3,4 tỷ USD, tăng bình quân 13,3%/năm. Kim ngạch nhập khẩu năm 2020 khoảng 2 tỷ USD, tăng bình quân 14,9%/năm
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm khoảng 36,4 – 39,5%/GRDP đạt 169.790 – 188.300 tỷ đồng.
- Tốc độ tăng dân số trung bình khoảng 0,8%/năm - Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 51% năm 2020.
- Giải quyết việc làm cho khoảng 20.000 lao động/năm; tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2020 còn dưới 3%.
- Đến năm 2020, có 50% số xã cơ bản đạt chuẩn quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
3. Các khâu đột phá để phát triển kinh tế xã hội tỉnh đến năm 2020
Một là, hình thành các cực tăng trưởng, vùng trọng điểm kinh tế. Các khu công nghiệp tập trung được hình thành, phát triển gắn với hệ thống khu công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó chú trọng phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông, thủy sản và công nghiệp hỗ trợ làm vệ tinh cho phát triển công nghiệp của tỉnh;
Hai là, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại cả ở đô thị và nông thôn. Phát triển kết cấu hạ tầng ở các cụm, khu công nghiệp để thu hút các dự án đầu tư; nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn, hiện đại hóa hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước để nâng cao mức sống nhân dân.
Ba là, Tập trung đầu tư hình thành hệ thống các sản phẩm chủ lực có lợi thế so sánh. Xác định các vùng trọng điểm để đầu tư về sản phẩm nông nghiệp và du lịch sinh thái; tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, thâm canh và ứng dụng công nghệ cao;
Bốn là, Đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa, phát triển các đô thị trung tâm, đô thị ngoại vi và các điểm dân cư nông thôn. Tập trung phát triển các khu đô thị trung tâm của thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công, thị xã Cai Lậy; hình thành các thị trấn, khu dân cư, khu đô thị - dịch vụ mới gắn với các khu công nghiệp của tỉnh;
Năm là, Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững kinh tế xã hội của tỉnh. Quan tâm, tạo điều kiện tốt cho việc phát triển nguồn nhân lực trong, ngoài tỉnh và nước ngoài, nhất là đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.
4. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực của tỉnh tác động đếnphát triển thương mại trên địa bàn phát triển thương mại trên địa bàn
4.1. Phát triển ngành công nghiệp:
Thực hiện tái cấu trúc ngành công nghiệp, tạo chuyển biến mới trong phát triển gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động. Tập trung phát triển các sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ chế biến nông nghiệp và thủy sản phục vụ phát triển nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường và giữ vững quốc phòng - an ninh. Phấn đấu đến năm 2020, giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp (giá ss 2010) đạt từ 23.012 – 24.950 tỷ đồng, tăng bình quân 16,5 – 18,4%/năm trong giai đoạn 2016-2020.
Xây dựng và phát triển các khu, cụm công nghiệp nhằm làm nền tảng phát triển công nghiệp, tạo bước chuyển trong cơ cấu kinh tế, tăng giá trị xuất khẩu, giải quyết việc làm cho lao động địa phương và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn. Trong giai đoạn 2016-2020, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thu hút đầu tư khoảng 45 dự án, với tổng vốn đầu tư khoảng 637,5 triệu USD.
4.2. Phát triển các ngành dịch vụ
- Tập trung phát triển thương mại – dịch vụ theo hướng hiện đại, bền vững, nhất là các ngành dịch vụ có thế mạnh của tỉnh như du lịch, bán buôn, bán lẻ các mặt hàng nông sản, thủy sản. Phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao, có giá trị gia tăng cao và khả năng cạnh tranh như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; dịch vụ về cảng sông, cảng biển; tư vấn phát triển thị trường bất động sản; … Đến năm 2020, giá trị gia tăng của ngành dịch vụ đạt 23.412 – 24.634 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân của cả giai đoạn 2016- 2020 từ 7,5 – 8,6%/năm.
- Phát triển du lịch trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử của tỉnh; đầu tư và thu hút đầu tư các khu du lịch tiềm năng; nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ du lịch. Đa dạng các loại hình dịch vụ, các sản phẩm độc đáo, đặc trưng của tỉnh nhằm nâng thời gian lưu trú của du khách trên địa bàn tỉnh. Xúc tiến, mời gọi đầu tư để xây dựng các khách sạn cao cấp; nâng cấp cải tạo các cơ sở lưu trú và phát triển dịch vụ nghỉ đêm tại nhà dân. Đến năm 2020, số lượt khách đến tỉnh tham quan khoảng 2,15 triệu lượt người; tăng bình quân 7,7%/năm; trong đó khách quốc tế chiếm 47,4% trên tổng du khách, tăng bình quân 8,0%/năm.
- Đầu tư phát triển viễn thông khu vực nông thôn. Đến năm 2020, tổng số thuê bao điện thoại cố định là 95,5 ngàn thuê bao, mật độ 5,3 thuê bao/100 dân; thuê bao Internet là 123 ngàn thuê bao, mật độ 7,13 thuê bao/100 dân.
- Ngành ngân hàng chú trọng tăng trưởng tín dụng và phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại với nhiều sản phẩm phong phú, chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Tổng nguồn vốn huy dộng đến năm 2020 đạt khoảng 60.127 tỷ đồng, tăng bình quân 10,8%/năm; tổng dư nợ đạt 45.725 tỷ đồng, tăng bình quân 11,4%/năm. Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt; ….
4.3. Phát triển ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản
- Phát triển nông nghiệp toàn diện, thích ứng với biến đổi khí hậu theo hướng sản xuất lớn gắn với thị trường. Phát huy tiềm năng, lợi thế về sản xuất nông nghiệp, thủy sản; tích cực thực hiện đề án: “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”; và đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng các huyện phía đông đến năm 2025”; chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phấn đấu đến năm 2020, giá trị tăng thêm của ngành nông – lâm – ngư nghiệp (giá ss 2010) đạt 24.030 tỷ đồng, tốc dộ tăng trưởng bình quân 4%/năm.
Tiếp tục triển khai các mô hình Cánh đồng lớn sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GAP và mở rộng kết nối với các doanh nghiệp. Quy hoạch vùng sản xuất, phát triển các loại cây ăn trái chủ lực theo hướng bền vững, có giá trị gia tăng cao, áp dụng tiêu chuẩn GAP. Đến năm 2020, diện tích canh tác lúa ổn định 78.000 ha với sản lượng 1,17 triệu tấn; diện tích cây ăn trái đạt 74.000 ha với
sản lượng 1,258 triệu tấn; có 40% tổng diện tích rau, màu được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.
- Phát triển tăng dần quy mô chăn nuôi tập trung và nuôi trang trại, phát triển chăn nuôi sinh học. Đến năm 2020, tổng đàn heo đạt 640.000 con; đàn bò trên 95.600 con; đàn gia cầm trên 11,5 triệu con (trong đó, gia cầm 9,5 triệu con; chim cút 2 triệu con). Đến năm 2030, phát triển chăn nuôi heo, bò và gia cầm theo hướng nâng dần quy mô và khuyến khích, hỗ trợ phát triển các trang trại có quy mô lớn, sản xuất khép kín hoặc liên hợp với trồng trọt, chế biến một phần thức ăn, đảm bảo vệ sinh phòng dịch và môi trường, tiếp tục giữ vững tổng đàn.
- Đến năm 2020, có từ 15-20% diện tích rau màu áp dụng và chứng nhận đủ điều kiện sản xuất an toàn và đến năm 2030 đạt 50% diện tích.
- Tập trung phát triển mạnh kinh tế biển; nâng cấp, hoàn thiện các cảng cá, bến cá, khu neo đậu, trú tránh bão cho tàu cá, đảm bảo đồng bộ và từng bước hiện đại.
- Ổn định diện tích rừng sản xuất và mở rộng diện tích rừng phòng hộ. Tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ, phòng, chống cháy rừng và thực hiện tốt công tác trồng rừng mới.
4.4. Phát triển giao thông
Tập trung triển khai thực hiện quy hoạch ngành giao thông vận tải đảm bảo đúng tiến độ; tăng cường quản lý và thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng vận tải hành khách, nâng cấp các bến xe theo tiêu chuẩn, đa dạng hóa các loại hình vận tải. Khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng hình thức liên doanh, liên kết, có giải pháp nâng chất lượng vận tải và khai thác ưu thế của vận tải đường thủy. Phấn đấu trong giai đoạn đến năm 2020, vận chuyển và luân chuyển hàng hóa tăng bình quân 5%/năm; vận chuyển và luân chuyển hành khách tăng bình quân 5%/năm.
4.5. Phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn
- Đầu tư phát triển các vùng kinh tế - đô thị
(1) Vùng kinh tế - đô thị trung tâm: gồm thành phố Mỹ Tho, huyện Chợ Gạo, huyện Châu Thành; trong đó thành phố Mỹ Tho vừa là đô thị trung tâm của tỉnh, vừa là đô thị trung tâm của khu vực sông Tiền. Tiếp tục đầu tư phát triển toàn diện, nhất là hệ thống kết cấu hạ tầng để thành phố Mỹ Tho xứng tầm với vị trí đô thị trung tâm. Đặc biệt tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông – thủy sản, thương mại – dịch vụ, du lịch sinh thái trên cù lao sông Tiền, du lịch văn hóa – lịch sử; ứng dụng công nghệ cao phát triển nông nghiệp đô thị (trồng hoa, cây cảnh, rau an toàn,…)
(2) Vùng kinh tế - đô thị phía Đông: gồm thị xã Gò Công và các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông; trong đó, thị xã Gò Công là đô thị hạt nhân. Chú trọng phát triển công nghiệp cơ khí, dịch vụ cảng, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái biển, bảo tồn rừng ngập mặn. Sau năm 2020 sẽ hình thành khu kinh tế biển.
(3) Vùng kinh tế - đô thị phía Tây: gồm thị xã Cai Lậy và các huyện Cai Lậy, Cái Bè, Tân Phước; trong đó thị xã Cai Lậy là đô thị hạt nhân. Tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông sản (lúa gạo, trái cây); nông nghiệp công nghệ cao; phát triển thương mại – dịch vụ chợ đầu mối nông sản; khai thác du lịch sinh thái miệt vườn, sông nước, vùng Đồng Tháp Mười. Đẩy mạnh phát triển hoạt động thương mại qua biên giới ở các xã giáp ranh tỉnh Long An thuộc thị xã Cai Lậy.
- Xây dựng nông thôn mới: tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới theo hướng nâng cao chất lượng quản lý thực hiện quy hoạch, tăng cường tối đa mọi nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Đến năm 2020, có 50% số xã cơ bản đạt chuẩn quốc gia về xây dựng nông thôn mới.