1.121 USD 3. Tăng trưởng tổng mức BLHH & DTDV TDXH - Tốc độ: 20,5%/năm - Giá trị: năm 2015 đạt 59.880 tỷ đồng - Tốc độ: 16,52%/năm - Giá trị: năm 2015 đạt 46.561.503 tỷ đồng
3. Kết quả việc thực hiện quy hoạch phát triển cơ sở vật chất của ngànhthương mại: thương mại:
3.1. Mạng lưới chợ
Đối với loại hình thương mại chợ, theo Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt, giai đoạn đến 2015 dự kiến tập trung cải tạo mạng lưới chợ trên địa bàn toàn tỉnh theo định hướng: đến năm 2015 có đủ chợ phục vụ nhu cầu mua bán của nhân dân, chú trọng đến nâng cấp, cải tạo mạng lưới chợ đã xuống cấp, cụ thể:
* Chợ thành thị:
- Hạn chế xây dựng mới các chợ ở khu vực nội thành (Tp và thị xã).
- Lựa chọn để nâng cấp, cải tạo một số chợ quy mô lớn hiện có thành một số chợ trung tâm của tỉnh và huyện với quy mô chợ loại I hoặc chuyển hoá chợ trung tâm thị trấn thành các trung tâm mua sắm, khang trang và hiện đại, phù hợp với quần thể kiến trúc xung quanh, cùng với các siêu thị, đường phố thương mại quanh khu vực chợ để hình thành nên các khu thương mại - dịch vụ tổng hợp của tỉnh, thị xã, thị trấn.
- Từng bước chuyển hoá các chợ dân sinh loại nhỏ (có diện tích đất chợ < 2.000 m2) thành các siêu thị hạng III, cửa hàng thực phẩm, cửa hàng tiện lợi.
* Chợ nông thôn.
- Từng bước cải tạo, xây dựng mới và mở rộng mạng lưới chợ nông thôn, làm nơi trao đổi, buôn bán hàng hóa thuận lợi cho nhân dân nông thôn. Đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, tập trung đầu tư các chợ trung tâm cụm xã và xã, các điểm dân cư tập trung đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa của nhân dân.
- Cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới các chợ thị trấn, thị tứ thành các chợ lớn hơn, quy mô chợ hạng II để trở thành chợ trung tâm của huyện hoặc của một tiểu vùng gồm nhiều xã trong huyện, làm hạt nhân của mạng lưới chợ dân sinh ở các xã; lấy chợ làm hạt nhân, tổ chức quanh khu vực ảnh hưởng của chợ các loại hình thương mại, dịch vụ khác để hình thành các khu thương mại- dịch vụ tổng hợp ở các địa bàn.
- Vốn đầu tư để hoàn thiện mạng lưới chợ nông thôn được huy động từ các nguồn hỗ trợ của ngân sách nhà nước, lồng ghép với các chương trình, dự án phát triển kinh tế- xã hội của trung ương và địa phương; và từ các hộ kinh doanh trong chợ góp vốn trước rồi thuê lại quầy, sạp, cửa hàng trong chợ sau.
Hiện nay, về số lượng chợ trên địa bàn tỉnh đã đáp ứng nhu cầu nhưng nâng cấp, xây mới lại một số chợ đảm bảo tiêu chí văn minh, an toàn vệ sinh thực phẩm,... còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các chợ xã (hạng III) do khả năng sinh lời không lớn nên khó thu hút nguồn vốn xã hội hóa trong khi ngân sách của địa phương còn rất eo hẹp.
* Chợ đầu mối nông sản:
- Để thúc đẩy lưu thông hàng hoá ở nông thôn, đảm bảo nhu cầu xuất khẩu, với ưu thế địa kinh tế, giai đoạn tới, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang sẽ hình thành một số chợ đầu mối nông sản. Những chợ đầu mối này có quy mô lớn và tổ chức hoạt động theo hướng chuyên nghiệp, tiến đến phát triển thành một sàn giao dịch chuyên về rau quả và gạo ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Vốn đầu tư xây dựng chợ đầu mối chủ yếu là vốn đầu tư của các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả doanh nghiệp nước ngoài đầu tư hoặc liên doanh, hợp tác đầu tư, vốn góp hoặc tiền thuê diện tích kinh doanh của thương nhân trong chợ và ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần cho
việc xây dựng kết cấu hạ tầng (mặt bằng, nền, đường giao thông, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, tường rào bao quanh...).
- Quá trình hiện đại hoá chợ bán buôn nông sản có thể theo từng giai đoạn, từ chợ bán buôn nông sản, mở rộng thành đầu mối xuất nhập khẩu nông sản, rồi phát triển thành trung tâm giao dịch nông sản đa sản phẩm của tỉnh, của vùng, nhằm khai thác các cơ hội thị trường, hội nhập với thị trường nông sản khu vực.
- Vị trí đặt chợ đầu mối phải thuận lợi, đáp ứng được vai trò vừa là nơi tập kết nguồn hàng nông sản của các địa phương trong tỉnh và trong vùng để bảo quản, gia công, phân loại, đóng gói và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, vừa là nơi phân phối đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn.
Tuy nhiên, đến nay chỉ có duy nhất Chợ Đầu mối rau quả Vĩnh Kim được xây dựng và hoạt động còn các chợ đầu mối dự kiến xây dựng mới chưa được hình thành (chợ đầu mối lúa gạo Phú Cường – H. Cai Lậy; Chợ đầu mối thủy sản Mỹ Tho) với các lý do như: nguồn vốn đầu tư từ ngân sách không có, không kêu gọi được đầu tư từ vốn xã hội hóa, diện tích dự kiến xây dựng chợ bị chuyển cho mục đích khác; đặc biệt có một lý do chủ yếu là do tập quán kinh doanh bán buôn trên địa bàn tỉnh như nhiều năm nay vẫn thông qua mạng lưới các thương lái đi thu mua tận nguồn,...
* Các loại chợ khác.
+ Chợ du lịch, chợ đêm: mục đích xây dựng loại hình chợ này để quảng bá các sản phẩm du lịch là chính, việc trao đổi mua bán hàng hoá thiết yếu cũng có nhưng chỉ thu hẹp ở các loại sản phẩm đặc sản của vùng hoặc quà lưu niệm; cũng có địa phương dành riêng một khu vực để bán hàng ăn, giới thiệu cho khách du lịch các món ăn của địa phương.
Loại hình chợ này thường được mở theo phiên (vào thứ bảy, chủ nhật hay vào các dịp lễ, tết). Địa điểm tổ chức có thể chỉ là một vài dãy phố trung tâm thành phố, hay dọc bờ sông với các gian hàng có thể tháo lắp dễ dàng. Hàng hoá mua bán trao đổi ở đây thường là đặc sản của tỉnh. Đối tượng đến đây thường là khách du lịch. Trong thời kỳ đến năm 2020, tiềm năng du lịch của tỉnh là rất lớn và phân bố rộng với nhiều loại hình du lịch khác nhau. Vì vậy, việc hình thành chợ du lịch trên địa bàn tỉnh cần có sự lựa chọn kỹ lưỡng về địa điểm cụ thể.
Theo số liệu của Sở Công Thương, giai đoạn 2011- 2017, đã có 130 chợ trên địa bàn toàn tỉnh được đầu tư, nâng cấp cải tạo hoặc xây mới, cụ thể: (1) Thành phố Mỹ Tho có 12 chợ; (2) Thị xã Gò Công có 5 chợ; (3) Huyện Cái Bè có 10 chợ; (4) Thị xã Cai Lậy có 15 chợ; (5) Huyện Cai Lậy có 18 chợ; (6) Huyện Châu Thành có 25 chợ; (7) Huyện Tân Phước có 5 chợ; (8) Huyện Chợ Gạo có 9 chợ; (9) huyện Gò Công Tây có 15 chợ; (10) Huyện Gò Công Đông có 7 chợ; và (11) Huyện Tân Phú Đông có 9 chợ. (Chi tiết tại phụ lục 1)
3.2. Trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm và siêu thị
Theo Quy hoạch phát triển thương mại, giai đoạn đến 2015 dự kiến sẽ phát triển một số trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm và siêu thị trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và khủng hoảng toàn cầu trong giai đoạn 2011-2015, nên việc đầu tư vào hạ tầng thương mại có phần nào bị đình trệ. Mặc dù hầu khắp các địa phương trong tỉnh đều có quy hoạch phát triển mạng lưới thương mại hiện đại như trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm và siêu thị nhưng hầu như chưa thực hiện được trừ một số siêu thị hạng nhỏ và vừa được xây dựng (điển hình là một số siêu thị Co.opmart).
Cụ thể các quy hoạch chưa thực hiện được trong giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn thành phố Mỹ Tho, các thị xã và các huyện như sau:
Bảng 19. Danh mục các dự án chưa thực hiện trong giai đoạn đến năm 2015
Tp, Huyện Dự án diện tích kinhQuy mô
doanh (m2)
Tp. Mỹ Tho
Trung tâm thương mại Trung Lương (P. 10) 30.000 Trung tâm mua sắm xã Trung An 10.000 Trung tâm hội chợ triển lãm cấp vùng 100.000
Khu Thương mại cao cấp 5.900
Tx. Gò Công Siêu thị Gò Công 3.500
Siêu thị Gò Công 5.000
H. Tân Phước Siêu thị TT Mỹ Phước 2.000
H. Cái Bè Trung tâm mua sắm xã An Hữu 10.000
Trung tâm mua sắm Hoà Khánh 10.000
H. Cai Lậy Siêu thị Cai Lậy 5.000
H. Châu Thành Trung tâm mua sắm TT Tân Hiệp 10.000Trung tâm mua sắm khu TĐC Tân Hương 10.000 Trung tâm mua sắm khu TĐC Tân Hương 10.000
H. Chợ Gạo Siêu thị TT Chợ Gạo 5.000
H. Gò Công Tây
Trung tâm mua sắm Vĩnh Bình 5.000
Siêu thị Đồng Sơn 2.000
Siêu thị Bình Nhì 2.000
H. Gò Công Đông Trung tâm mua sắm Tân Hoà 3.000
3.3. Các cửa hàng kinh doanh xăng dầu
Trong giai đoạn từ năm 2012 đến nay, mạng lưới kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh không ngừng phát triển. Theo Quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt, Sở Công Thương đã tiến hành cấp mới và đổi giấy phép kinh doanh cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh theo Tiêu chí mới theo hướng: (1) Đối với các cửa hàng xây mới phải đảm bảo các tiêu chí về diện tích của hàng, vị trí cửa hàng và các điều kiện theo quy định của pháp luật; (2) các cửa hàng thuộc diện phải nâng cấp do không đảm bảo một số tiêu chí hoặc di dời do vị trí không đảm bảo các điều kiện kinh doanh xăng dầu.
Qua 3 năm thực hiện Quyết định của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống kinh doanh xăng dầu và khí mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 đã xuất hiện một số khó khăn nhất định, đặc biệt là vấn đề nâng cấp, di dời các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh. Qua khảo sát và làm việc với UBND các địa phương trong tỉnh, hầu hết các địa phương đều kiến nghị lùi thời hạn yêu cầu phải nâng cấp hoặc di dời các cửa hàng đến năm 2018 (theo quyết định được UBND tỉnh phê duyệt thì đến năm 2015 phải hoàn thành việc nâng cấp, cải tạo hoặc di dời đối với các cửa hàng không đảm bảo các yêu cầu theo quy định của pháp luật).
3.4. Trung tâm Hội chợ - triển lãm và xúc tiến thương mại
Theo quy hoạch phát triển thương mại tỉnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, trên địa bàn thành phố Mỹ Tho (dự kiến bố trí ở khu vực mở rộng thành phố về phía huyện Châu Thành) sẽ bố trí quỹ đất khoảng 100.000m2 để xây dựng 1 Trung tâm hội chợ, triển lãm thương mại nhưng đến nay trung tâm vẫn chưa được xây dựng.
3.5. Hệ thống kho bãi, giao nhận vận tải và các dịch vụ logistic
- Hệ thống kho bãi: Theo quy hoạch phát triển thương mại tỉnh đến năm2015, định hướng đến năm 2020, sẽ đầu tư xây dựng các kho thương mại ở khu