II. PHÂN TÍCH, DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỀN THƯƠNG MẠI TỈNH TIỀN GIANG
1. Bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước
1.2. Bối cảnh trong nước
Bước vào giai đoạn 2011 – 2020, nền kinh tế nước ta cũng chịu tác động không nhỏ bởi tình hình kinh tế thế giới, tuy nhiên, với việc thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2020 sẽ có tác động tích cực đến phát triển thương mại cả nước. Một số mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 được xác định là:
- Mục tiêu tổng quát: Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.
- Các mục tiêu chủ yếu: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7-8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010, GDP bình quân đầu người thực tế đạt khoảng 3.000 USD; Tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP. Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ đạt khoảng 45% trong tổng GDP. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% tổng giá trị sản xuất công nghiệp; Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội; Tỷ lệ đô thị hoá đạt 45%; Số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%; Tốc độ tăng dân số ở mức 1,1%/năm; Lao động qua đào tạo nghề chiếm 55% tổng lao động xã hội; Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2-3%/năm; Thu nhập thực tế của dân cư gấp khoảng 3,5 lần so với năm 2010;…
Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu, trong đó, quá trình hội nhập giữa các nước ASEAN đang được đẩy lên một tầm cao mới. Tầm nhìn ASEAN 2020 phác hoạ ra một khối kinh tế khu vực ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao – nơi các dòng hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và vốn được chuyển dịch tự do.
Việc tiếp tục thực thiện những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO về mở cửa thị trường phân phối sẽ tiếp tục tạo ra cơ hội và thách thức đối với sự phát triển thương mại. Việc ký kết các hiệp định FTA thế hệ mới như TPP, EVFTA, FTA Việt Nam – Hàn Quốc,… vừa tạo cơ hội hợp tác giữa các nhà phân phối trong nước với các đối tác của các nước phát triển, vừa cải thiện cơ cấu thương mại theo hướng hiện đại; đồng thời, tạo sức ép cạnh tranh gay gắt hơn trong ngành.
Bên cạnh đó, do có tiềm lực về tài chính và trình độ quản lý, các nhà phân phối của các nước trên thế giới đang tìm cách bành trướng và thâu tóm các nhà phân phối nhỏ lẻ của Việt Nam với những đặc trưng như mức độ tập trung hơn (các doanh nghiệp thương mại lớn, hoặc nhất thể hoá sản xuất - bán buôn - bán lẻ để tạo mạng lưới phân phối rộng rãi). Trên thị trường nội địa, các cửa hàng nhỏ truyền thống được thay thế bằng những cửa hàng bách hoá lớn hơn, quy mô trung bình của một cửa hàng tăng lên cả về doanh thu và lao động, mật độ phân bố cửa hàng bán lẻ giảm xuống, cửa hàng bán lẻ tham gia vào chuỗi cửa hàng hoặc hoạt động theo thoả thuận nhượng quyền của các công ty lớn hướng tới các phân khúc chuyên biệt hơn trên thị trường. Vai trò của các nhà bán buôn truyền thống suy giảm, nhất là trên thị trường hàng tiêu dùng do các nhà sản xuất tự kiểm soát việc phân phối hoặc các nhà bán lẻ mở rộng buôn bán tận gốc. Vai trò của các nhà bán buôn hiện đại tăng lên, nhất là đối với việc cung cấp trọn gói hàng tiêu dùng có giá trị cao, hàng vật liệu và sản phẩm có số lượng lớn; những xu hướng này sẽ có tác
động và chi phối nhiều đến cơ cấu cũng như tầm quan trọng của từng phân ngành trong ngành dịch vụ phân phối.
Thị trường bán lẻ Việt Nam với nhiều yếu tố hấp dẫn đang là đích ngắm của các chủ đầu tư và các nhà kinh doanh bán lẻ quốc tế. Những yếu tố thu hút chính là: dân số đông và trẻ, mức thu nhập bình quân đầu người được cải thiện không ngừng, tăng trưởng GDP và tốc độ thu hút đầu tư nước ngoài liên tục tăng. Hiện có nhiều tập đoàn phân phối quốc tế đã có mặt tại Việt Nam; ngoài ra, nhiều tập đoàn đang xây dựng kế hoạch để xâm nhập thị trường bán buôn, bán lẻ Việt Nam.
Đối với lĩnh vực phân phối (bán buôn và bán lẻ), phạm vi sản phẩm không được phép phân phối đã được Việt Nam cam kết khi gia nhập WTO là: các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài không được phép phân phối một số sản phẩm tại Việt Nam. Những sản phẩm có thể phân thành 02 nhóm: sản phẩm hạn chế dài hạn; và sản phẩm hạn chế theo từng giai đoạn. Danh sách sản phẩm hạn chế dài hạn được nêu chi tiết tại phần cam kết nền của biểu cam kết dịch vụ phân phối với tên gọi “các biện pháp áp dụng đối với mọi phân ngành trong lĩnh vực dịch vụ phân phối”, trong đó bao gồm thuốc lá và xì gà, sách, báo và tạp chí, vật phẩm đã ghi hình, kim loại quý và đá quý, dược phẩm, thuốc nổ, dầu thô và dầu đã qua chế biến, gạo, đường mía và đường củ cải. Đây là những sản phẩm nhạy cảm mà Chính phủ không muốn cho phép các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài phân phối tại Việt Nam. Nhà phân phối nước ngoài cũng không được phép làm đại lý hoa hồng, nhà bán buôn, bán lẻ hoặc bên nhượng quyền cho tất cả các sản phẩm này.
* Cam kết đối với lĩnh vực phân phối trong các FTA:
+ FTA Việt Nam – Hàn quốc: Nhìn chung, Việt Nam cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối trong Hiệp định FTA Việt Nam – Hàn Quốc như cam kết trong WTO.
- FTA Việt Nam - Liên minh kinh tế Á, Âu: Việt Nam đồng ý mở cửa thị trường có lộ trình đối với một số sản phẩm chăn nuôi, hàng công nghiệp gồm máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải... Các mặt hàng này nhìn chung đều không cạnh tranh với hàng hóa trong nước mà ngược lại còn góp phần đa dạng hóa thêm thị trường tiêu dùng. Riêng đối với các mặt hàng nông sản, Việt Nam đồng ý mở cửa ngay như sữa và các sản phẩm sữa, một số sản phẩm ngũ cốc... Mặc dù đây là các mặt hàng thuộc diện ưu tiên từ phía Liên minh nhưng trong bối cảnh hiện nay, do sản xuất nông nghiệp của phía các đối tác trong Liên minh chủ yếu phục vụ nhu cầu nội địa và chưa tập trung cho xuất khẩu nông sản nên dự báo trong 5 năm đầu thực thi Hiệp định, ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ không bị tác động rõ rệt bởi việc nhập khẩu mặt hàng nông sản từ các nước thành viên Liên minh kinh tế Á-Âu.
Bên cạnh đó, xu hướng phát triển thương mại điện tử của các doanh nghiệp nước ta sẽ diễn ra mạnh mẽ. Các doanh nghiệp tiếp tục tận dụng thương mại điện tử phục vụ marketing, bán hàng, hỗ trợ khách hàng, mở rộng thị trường; Các doanh nghiệp sẽ gia tăng xây dựng những website thương mại điện
tử, kinh doanh trên mạng; Doanh nghiệp sẽ gia tăng giao dịch B2B (giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp) để mua sắm nguyên vật liệu phục vụ việc kinh doanh sản xuất một cách tự động hoặc bán tự động.
Những cam kết trên cũng tạo ra các thách thức đổi mới của thương mại trong nước và tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới. Đặc biệt là những thách thức đối với các nhà bán buôn truyền thống khi phải cạnh tranh với các nhà sản xuất trực tiếp phân phối hàng hoá và các nhà cung cấp dịch vụ phân phối chuyên nghiệp. Đồng thời sẽ có những xung đột lợi ích giữa các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ trong nước với các tập đoàn, công ty phân phối nước ngoài.
1.3. Đánh giá tác động cơ bản của các yếu tố bên trong và bên ngoài đốivới phát triển thương mại tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến