Giải pháp ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nói chung và thương mại nói riêng của tỉnh

Một phần của tài liệu 5_Bao_cao_TH_DCQHTM_Tien_giang-_sau_khi_ra_soat_da_20180605091301577570 (Trang 119 - 120)

I. CÁC GIẢI PHÁP

6. Giải pháp ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nói chung và thương mại nói riêng của tỉnh

hưởng đến phát triển kinh tế nói chung và thương mại nói riêng của tỉnh

Biến đổi khí hậu là một nguy cơ, rủi ro cần tính đến trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và thực hiện các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển KT-XH, phát triển ngành. Hậu quả của biến đổi khí hậu là thách thức nghiêm trọng đối với mục tiêu xoá đói, giảm nghèo, mục tiêu thiên nhiên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước. Ngày 7 tháng 3 năm 2012, Bộ Tài nguyên và Môi

trường đã công bố Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu và Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam. Biến đổi khí hậu với việc nước biển dâng sẽ làm ngập lụt và nhiễm mặn đất sản xuất nông nghiệp; Sự nóng lên toàn cầu; Tác động của các hiện tượng khí hậu cực đoan và thiên tai. Biến đổi khí hậu sẽ tác động lên hầu hết các ngành, lĩnh vực.

Biến đổi khí hậu tác động đến thương mại sẽ tập trung vào các lĩnh vực hoạt động như xuất khẩu nông sản hàng hóa, thương mại nội địa, thương mại dịch vụ hay các kết cấu hạ tầng thương mại. Trong đó, vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất nếu kịch bản nước biển dâng xảy ra. Các hiện tượng khí hậu cực đoan như bão, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất, xâm ngập mặn sẽ xảy ra thường xuyên hơn, có thể làm đóng cửa tạm thời các tuyến đường vận chuyển và gây tổn thất cơ sở vật chất của ngành thương mại. Sự gián đoạn trong chuỗi cung cấp, vận chuyển và phân phối sẽ làm tăng chi phí vận hành của thương mại. Hoạt động thương mại nội địa, đặc biệt là các kết cấu hạ tầng thương mại như hệ thống kho bãi, chợ, trung tâm thương mại, siêu thị… sẽ bị ảnh hưởng lớn do bão, lũ lụt làm gia tăng các chi phí di dời, nâng cấp, sửa chữa, làm gia tăng các chi phí vận tải hàng hóa, dịch vụ, đây là vấn đề cần quan tâm khi thiết kế, quy hoạch xây dựng hạ tầng cơ sở thương mại cũng như các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Một số giải pháp cần được tiến hành:

- Có kế hoạch từng bước nâng cấp, gia cố hệ thống giao thông đường bộ, để hạn chế tác động của nước biển dâng.

- Khi xây dựng các công trình thương mại, cần chú ý đến vị trí và cao độ của công trình xây dựng để hạn chế trường hợp bị ngập úng.

Một phần của tài liệu 5_Bao_cao_TH_DCQHTM_Tien_giang-_sau_khi_ra_soat_da_20180605091301577570 (Trang 119 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w