I. CÁC GIẢI PHÁP
2. Đổi mới phương thức và năng lực quản lý nhà nước đối với phát triển thương mại trên địa bàn
triển thương mại trên địa bàn
Với những nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Công Thương hiện nay, đòi hỏi cần phải tăng cường năng lực quản lý của Sở trên rất nhiều phương diện như:
- Bảo vệ người tiêu dùng và khuyến khích người Việt dùng hàng Việt. - Xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược và quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển thương mại của địa phương.
- Xây dựng và phát triển các hệ thống thị trường hàng hoá trên địa bàn. - Phối hợp liên ngành để quản lý ngành trong điều kiện kinh tế thị trường...
- Đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn; từng bước tách dần chức năng quản lý hành chính với chức năng cung cấp dịch vụ công; phân định và làm rõ các quy chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành, các cấp chính quyền đảm bảo tính thống nhất theo mục tiêu phát triển ngành thương mại của tỉnh và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp thương mại; thực hiện tốt việc phân cấp quản lý thương mại đi đôi với công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, hậu kiểm đối với các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Tăng cường quản lý thị trường đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng. - Tổ chức mạng lưới thông tin và công tác dự báo thị trường là biện pháp quan trọng để giúp hoạt động thương mại có hiệu quả. Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ lao động thương mại.