Những tiêu chí chủ yếu của mô hình chợ thí điểm đảm bảo VSATTP:

Một phần của tài liệu 5_Bao_cao_TH_DCQHTM_Tien_giang-_sau_khi_ra_soat_da_20180605091301577570 (Trang 156 - 158)

- Với UBND tỉnh:

2. Những tiêu chí chủ yếu của mô hình chợ thí điểm đảm bảo VSATTP:

VSATTP:

2.1. Hàng hóa kinh doanh trong chợ:

Là toàn bộ các mặt hàng phục vụ nhu cầu ăn, uống hàng ngày của người dân (gọi chung là thực phẩm), bao gồm: Thực phẩm tươi sống (thịt gia súc, gia cầm; trứng gia cầm; thuỷ hải sản; rau, củ, quả); gạo, ngô, khoai, sắn; các sản phẩm đồ hộp, đóng chai, bao gói, phụ gia thực phẩm; Thực phẩm chế biến ăn ngay, các món ăn đã nấu chín; dịch vụ ăn uống tại chỗ hoặc không ăn uống tại chỗ.

- Nguồn hàng: Nguồn hàng cung ứng cho chợ thông qua sản xuất trong tỉnh, ngoài tỉnh và nguồn hàng nhập khẩu. Riêng đối với hàng hóa nhập khẩu đưa vào chợ lưu thông phải đảm bảo đầy đủ các quy định về hàng hóa nhập khẩu; các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu phải qua kiểm dịch và được cơ quan chức năng về VSATTP cho phép nhập khẩu, hàng thực phẩm nhập khẩu lưu thông tại chợ phải có tem phụ trên bao bì theo quy định của pháp luật hiện hành. Riêng đối với thịt gia súc, gia cầm giết mổ phải có sự giám sát của cơ quan thú y, sản phẩm phải được kiểm tra đóng dấu theo quy định.

- Trưng bày hàng hóa tại chợ: Hàng thực phẩm kinh doanh tại chợ được bày bán theo nguyên tắc dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra và trưng bày phù hợp với tính chất thương phẩm của hàng hóa, gọn gàng, đẹp mắt, theo từng nhóm hàng góp phần nâng cao phục vụ văn minh thương mại. Đặc biệt lưu ý đến việc bố trí khu vực riêng bán thực phẩm tươi sống và thực phẩm nấu chín để tránh lây nhiễm.

- Lưu giữ những thông tin về hàng hóa, địa chỉ nhà cung cấp và ghi chép sổ sách:

- Hàng hóa kinh doanh cần có chứng từ, hóa đơn theo đúng quy định hiện hành và được lưu giữ trong suốt quá trình kinh doanh.

- Đối với hàng hóa nguồn cung trực tiếp từ người sản xuất (nông dân), thực hiện việc ghi chép theo hướng dẫn của cơ quan chức năng theo từng thời kỳ.

2.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của người kinh doanh tại chợ:

- Quầy, tủ trưng bày, bảo quản thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh, chống được bụi, mưa, nắng, sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại. Được kê ở nơi thoáng mát, cách xa mặt đất, đảm bảo các quy định về VSATTP.

- Có đủ nguồn nước sạch cho khâu chế biến thực phẩm và nước sạch để rửa chén, bát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Quầy bán hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến phải đảm bảo theo thiết kế của chợ mô hình thí điểm bảo đảm VSATTP, đồng thời phù hợp với hoạt động của chợ.

b). Bao bì, vật đóng gói hàng hoá cho khách

- Phải là bao bì sạch được phép sử dụng, đảm bảo các điều kiện về VSATTP.

- Bao bì và các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải đảm bảo không có những độc tố có thể ảnh hưởng đến thực phẩm bao gói bên trong.

- Quảng cáo trên bao bì phải trung thực với hàng hóa, riêng đối với hàng nhập khẩu buộc phải có nhãn phụ trên bao bì theo quy định của pháp luật.

c). Cân, đong hàng hoá

- Dụng cụ đo lường sử dụng tại chợ phải đảm bảo tiêu chuẩn và phải được đặt tại chỗ bán hàng để người mua hàng có thể dễ dàng theo dõi, thực hiện cân, đo, đong, đếm chính xác, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.

- Thương nhân phải sử dụng cân đã qua kiểm định theo quy định. d). Thực phẩm phải được niêm yết giá theo quy định:

Thực hiện theo quy định của pháp luật, hàng hóa, dịch vụ trong hoạt động thương mại đều phải thực hiện niêm yết giá và bán theo giá niêm yết. Vị trí bảng giá phải cố định bằng cách dán (hoặc treo) ở những nơi khách hàng dễ quan sát, nhìn thấy được dễ dàng, tránh gây nhầm lẫn.

2.3. Về doanh nghiệp, hộ kinh doanh tại chợ (thương nhân):

a). Phải được đào tạo, tập huấn về công tác bảo đảm VSATTP và phải được cấp Giấy chứng nhận đã qua tập huấn hàng năm: Cơ sở kinh kinh doanh, chế biến thực phẩm bao gói sẵn và kinh doanh thực phẩm ăn ngay, dịch vụ ăn uống tại chỗ hoặc không tại chỗ trong chợ phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm; cam kết thực hiện đầy đủ các điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm soát, lựa chọn nguyên liệu chế biến, phụ gia thực phẩm, điều kiện cơ sở vật chất, vệ sinh cá nhân cho người trực tiếp phục vụ và người chế biến.

b). Đối với những ngành nghề có điều kiện về sức khoẻ, người kinh doanh phải được khám sức khoẻ định kỳ theo quy định của Bộ Y tế, gồm : những người tiếp xúc trực tiếp trong quá trình chế biến thực phẩm và kinh doanh thực phẩm ăn ngay, dịch vụ ăn uống tại chỗ hoặc không tại chỗ.

- Người trực tiếp sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm chế biến không mắc các chứng bệnh truyền nhiễm lây truyền qua thực phẩm

- Trang bị bảo hộ lao động như: tạp dề, găng tay, khẩu trang; giữ gìn vệ sinh cá nhân; Rửa tay bằng xà phòng trước khi tiếp xúc với thực phẩm.

d). Chủ thể kinh doanh cố định phải có đăng ký kinh doanh theo quy định. 2.4. Công tác quản lý, giám sát của đơn vị quản lý chợ:

- Đảm bảo hệ thống tiêu thoát nước tốt, không ngập, đọng nước bẩn. Bố trí nơi thu gom rác thải và tổ chức vận chuyển rác hàng ngày tới nơi xử lý theo quy định.

- Sắp xếp khu vực kinh doanh theo nhóm, ngành hàng. Phải bố trí riêng biệt khu thực phẩm tươi sống, khu thực phẩm chín và dịch vụ ăn uống.

- Khu vực ăn uống phải được cung cấp nước sạch; có các khuyến cáo tranh, ảnh về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Phối hợp tốt với cơ quan chức năng giám sát, kiểm tra an toàn thực phẩm và tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Lắp đặt các điểm cân đối chứng cho người mua và người bán có phương tiện chuẩn để so sánh. Đồng thời, Ban quản lý chợ tuyên truyền về mục đích ý nghĩa hoạt động các điểm cân đối chứng nhằm nâng cao ý thức, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

- Xây dựng các quầy kiểm tra (test) nhanh tại các chợ xây dựng mô hình chợ vệ sinh ATTP.

Một phần của tài liệu 5_Bao_cao_TH_DCQHTM_Tien_giang-_sau_khi_ra_soat_da_20180605091301577570 (Trang 156 - 158)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w