chọn)
1.Quy hoạch phát triển thương mại theo không gian
Để quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Tiền Giang đạt được các mục tiêu theo phương án chọn, trên cơ sở định hướng quy hoạch ngành thương mại tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn từ nay đến 2020, định hướng đến năm 2030 tương xứng với trình độ phát triển của thị trường tỉnh, việc phân bố các loại hình thương mại (hiện đại và truyền thống) trên địa bàn tỉnh trong từng giai đoạn và trên từng khu vực cụ thể phải được quan tâm đúng mức. Nhìn chung, đến năm 2020, loại hình thương mại chợ vẫn sẽ tồn tại và chưa có loại hình nào có thể thay thế hoàn toàn, loại hình thương mại hiện đại sẽ phát triển đan xen với loại hình thương mại truyền thống, nguyên tắc phân bố thương mại theo không gian địa bàn tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 như sau:
- Về nguyên tắc, việc bố trí quy hoạch theo không gian thương mại tỉnh đảm bảo các yêu cầu cơ bản: Một là, vừa đảm bảo tính tập trung, vừa đảm bảo tính phân bố đều trên phạm vi lãnh thổ tỉnh; hai là, tạo nên không gian thương mại phát triển mở rộng ngay từ các trung tâm thành phố, thị xã, huyện lỵ, các chợ đầu mối.
Có thể bố trí quy hoạch phát triển thương mại trong phạm vi không gian lãnh thổ tỉnh Tiền Giang theo ba cấp:
a) Cấp cơ sở: Lấy các chợ xã làm hạt nhân phát triển, kết hợp với các cửa hàng, điểm bán hàng tạo thành khu thương mại - dịch vụ tổng hợp phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của các tầng lớp dân cư trong khu vực xã.
b) Cấp trung tâm huyện, thị xã: Được xây dựng tại các thị trấn huyện theo mô hình vừa kết hợp với các khu vực buôn bán và dịch vụ để tạo thành các trung tâm thương mại hạng III; trung tâm mua sắm hoặc các siêu thị hạng II, III vừa phục vụ nhu cầu mua bán của dân cư trong địa bàn huyện, vừa có sức thu hút và phát luồng hàng hoá trong khu vực liên xã, liên huyện với thị trường các tỉnh lân cận; phù hợp theo loại sản phẩm hàng hoá được sản xuất ra trên địa bàn, năng lực tổ chức thực hiện kinh doanh của các chủ thể kinh doanh và các điều kiện, cơ hội liên kết với các thị trường ngoài tỉnh…
c)Cấp trung tâm tỉnh: Được xây dựng tại trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Tiền Giang đến năm 2020. Theo đó, các khu thương mại - dịch vụ tổng hợp cấp tỉnh tại TP. Mỹ Tho, TX Gò Công sẽ được hình thành với quy mô lớn nhất, đóng vai trò chủ đạo trong các hoạt động thương mại của tỉnh Tiền Giang, không chỉ đối với các huyện trong tỉnh, mà còn đối với ngoài tỉnh.
Ba cấp độ thương mại này không tách rời nhau mà đan xen vào nhau nhờ khả năng tổ chức thu hút nguồn hàng hay phát luồng hàng hoá tiêu dùng từ các khu thương mại dịch vụ tổng hợp từ các xã, các khu vực trong huyện, trong tỉnh. Các khu thương mại - dịch vụ trong tỉnh vừa có sự liên kết với nhau trong việc tổ chức nguồn hàng và tiêu thụ hàng hoá, vừa có sự độc lập với nhau trong việc khai thác các thị trường ngoài tỉnh.
- Quy hoạch phát triển thương mại theo không gian trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 sẽ được phân bố căn cứ vào thực trạng và triển vọng phát triển kinh tế- xã hội của từng vùng cụ thể:
(1). Khu vực thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công, thị xã Cai Lậy
- Giai đoạn từ nay đến năm 2020, tập trung phát triển các loại hình thương mại hiện đại trên cơ sở xây mới hoặc nâng cấp các cơ sở thương mại cũ.
- Loại hình thương mại truyền thống còn tồn tại là các chợ thực phẩm tươi sống, phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của nhân dân .
(2). Khu vực các huyện
- Loại hình thương mại hiện đại sẽ được phát triển ở khu vực trung tâm huyện, khu dân cư đông đúc trong cả thời kỳ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên cơ sở xây mới hoặc nâng cấp cải tạo các cơ sở thương mại cũ.
- Loại hình thương mại truyền thống sẽ vẫn được chú trọng phát triển như: Xây mới chợ ở những nơi nhân dân có nhu cầu, nâng cấp, cải tạo những chợ đã xuống cấp, đảm bảo đến năm 2020, có đủ chợ phục vụ cho nhu cầu mua bán của nhân dân trên địa bàn.
Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại chủ yếu theo không gian trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được phân bố cụ thể (chi tiết tại Phụ lục 2):
* Thành phố Mỹ Tho:
- Đến năm 2020, diện tích đất phục vụ cho mạng lưới thương mại trên địa bàn thành phố Mỹ Tho là 52.443 m2; Tổng nhu cầu vốn đầu tư là 1.000.50 tỷ đồng (trong đó vốn từ ngân sách nhà nước là 49 tỷ và vốn từ nguồn đầu tư xã hội là 951,5 tỷ đồng)
- Đến năm 2030: Nhu cầu đất là 397.255 m2; Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn 2021-2030 là 809 tỷ đồng (100% từ vốn đầu tư xã hội)
* Thị xã Gò Công
- Đến năm 2020, diện tích đất phục vụ cho mạng lưới thương mại trên địa bàn thị xã Gò Công là 27.375 m2; Tổng nhu cầu vốn đầu tư là 71,5 tỷ đồng
(trong đó vốn từ ngân sách nhà nước là 20 tỷ; và vốn từ nguồn đầu tư xã hội là 51,5 tỷ đồng)
- Đến năm 2030: Nhu cầu đất là 9.000 m2; Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn 2021-2030 là 66 tỷ đồng (100% từ vốn đầu tư xã hội)
* Thị xã Cai Lậy
- Đến năm 2020, diện tích đất phục vụ cho mạng lưới thương mại trên địa bàn thị xã Cai Lậy là 85.700 m2; Tổng nhu cầu vốn đầu tư là 117,3 tỷ đồng
(trong đó vốn từ ngân sách nhà nước là 27,3 tỷ; và vốn từ nguồn đầu tư xã hội là 90 tỷ đồng)
- Đến năm 2030: Nhu cầu đất là 13.800 m2; Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn 2021-2030 là 13,75 tỷ đồng (trong đó vốn từ ngân sách nhà nước là 5,75 tỷ đồng, vốn đầu tư xã hội là 8 tỷ đồng)
* Huyện Cái Bè
- Đến năm 2020, diện tích đất phục vụ cho mạng lưới thương mại trên địa bàn huyện Cái Bè là 173.250 m2; Tổng nhu cầu vốn đầu tư là 179,5 tỷ đồng
(trong đó vốn từ ngân sách nhà nước là 56,5 tỷ; và vốn từ nguồn đầu tư xã hội là 123 tỷ đồng)
- Đến năm 2030: Nhu cầu đất là 31.000 m2; Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn 2021-2030 là 21 tỷ đồng (100% vốn từ ngân sách nhà nước)
* Huyện Cai Lậy
- Đến năm 2020, diện tích đất phục vụ cho mạng lưới thương mại trên địa bàn huyện Cai Lậy là 21.700 m2; Tổng nhu cầu vốn đầu tư là 5,558 tỷ đồng
(100% vốn từ ngân sách nhà nước)
- Đến năm 2030: Nhu cầu đất là 2.000 m2; Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn 2021-2030 là 26,5 tỷ đồng (100% vốn từ nguồn đầu tư xã hội)
* Huyện Châu Thành
- Đến năm 2020, diện tích đất phục vụ cho mạng lưới thương mại trên địa bàn huyện Châu Thành là 12.500 m2; Tổng nhu cầu vốn đầu tư là 8,4 tỷ đồng
(trong đó vốn từ ngân sách nhà nước là 3,4 tỷ đồng; và vốn từ nguồn đầu tư xã hội là 5 tỷ đồng)
- Đến năm 2030: Nhu cầu đất là 47.000 m2; Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn 2021-2030 là 210,3 tỷ đồng (trong đó vốn từ ngân sách nhà nước là 15,3 tỷ; và vốn từ nguồn đầu tư xã hội là 195 tỷ đồng)
* Huyện Tân Phước
Đến năm 2020, diện tích đất phục vụ cho mạng lưới thương mại trên địa bàn huyện Tân Phước là 100.030 m2; Tổng nhu cầu vốn đầu tư là 581 tỷ đồng (trong đó vốn từ ngân sách nhà nước là 16 tỷ; và vốn từ nguồn đầu tư xã hội là 565 tỷ đồng
- Đến năm 2030: Nhu cầu đất là 45.000 m2; Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn 2021-2030 là 90 tỷ đồng (100% vốn từ nguồn đầu tư xã hội)
* Huyện Chợ Gạo
- Đến năm 2020, diện tích đất phục vụ cho mạng lưới thương mại trên địa bàn huyện Chợ Gạo là 37.420 m2; Tổng nhu cầu vốn đầu tư là 55,7 tỷ đồng
(trong đó vốn từ ngân sách nhà nước là 25,7 tỷ đồng; và vốn từ nguồn đầu tư xã hội là 30 tỷ đồng)
- Đến năm 2030: Nhu cầu đất là 21.000 m2; Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn 2021-2030 là 31,6 tỷ đồng (trong đó vốn từ ngân sách nhà nước là 10,6 tỷ; và vốn từ nguồn đầu tư xã hội là 21 tỷ đồng)
* Huyện Gò Công Tây:
- Đến năm 2020, diện tích đất phục vụ cho mạng lưới thương mại trên địa bàn huyện Gò Công Tây là 63.017 m2; Tổng nhu cầu vốn đầu tư là 65,25 tỷ đồng
(trong đó vốn từ ngân sách nhà nước là 12,25 tỷ đồng; và vốn từ nguồn đầu tư xã hội là 53 tỷ đồng)
- Đến năm 2030: Nhu cầu đất là 17.700 m2; Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn 2021-2030 là 20 tỷ đồng (trong đó vốn từ ngân sách nhà nước là 11 tỷ; và vốn từ nguồn đầu tư xã hội là 9 tỷ đồng)
* Huyện Gò Công Đông
- Đến năm 2020, diện tích đất phục vụ cho mạng lưới thương mại trên địa bàn huyện Gò Công Đông là 10.700 m2; Tổng nhu cầu vốn đầu tư là 38,8 tỷ đồng (trong đó vốn từ ngân sách nhà nước là 23,8 tỷ đồng; và vốn từ nguồn đầu tư xã hội là 15 tỷ đồng)
- Đến năm 2030: Nhu cầu đất là 119.800 m2; Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn 2021-2030 là 91,8 tỷ đồng (trong đó từ ngân sách nhà nước là 1,8 tỷ đồng và vốn từ nguồn đầu tư xã hội là 90 tỷ đồng)
- Đến năm 2020, diện tích đất phục vụ cho mạng lưới thương mại trên địa bàn huyện Tân Phú Đông là 19.950 m2; Tổng nhu cầu vốn đầu tư là 30,2 tỷ đồng
(trong đó vốn từ ngân sách nhà nước là 2,7 tỷ đồng; và vốn từ nguồn đầu tư xã hội là 27,5 tỷ đồng)
- Đến năm 2030: Nhu cầu đất là 19.000 m2; Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn 2021-2030 là 17,2 tỷ đồng (trong đó vốn từ ngân sách nhà nước là 10 tỷ đồng; và vốn từ nguồn đầu tư xã hội là 7,2 tỷ đồng)
2. Nhu cầu vốn và danh mục dự án thương mại ưu tiên đầu tư
2.1. Tổng hợp vốn đầu tư kết cấu hạ tầng thương mại chủ yếu tỉnh TiềnGiang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển ngành thương mại trên địa bàn tỉnh Tiền Giang bao gồm:
- Nhu cầu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại.
- Nhu cầu đầu tư các trang thiết bị và phương tiện phục vụ cho quá trình lưu thông hàng hoá.
- Nhu cầu đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực và lao động trong lĩnh vực thương mại. Trong nhu cầu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại bao gồm: Đầu tư xây dựng chợ; đầu tư phát triển các loại hình cửa hàng bán lẻ; đầu tư xây dựng siêu thị, TTTM; đầu tư vào hệ thống kho, bãi.
2.2. Cơ cấu vốn đầu tư cho hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại chủ yếu
Cơ cấu vốn sẽ được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, vốn ngân sách Nhà nước chủ yếu hỗ trợ cho việc xây mới, nâng cấp cải tạo mạng lưới chợ theo Nghị định 114/2009/NĐ-CP. Như vậy cơ cấu vốn của ngành thương mại như sau:
- Giai đoạn 2018 – 2020:
Tổng nhu cầu vốn là 2.153,708 tỷ đồng, trong đó
+ Nguồn vốn ngân sách: 242,208 tỷ đồng (bình quân khoảng 80,74 tỷ đồng/năm).
+ Nguồn vốn khác: 1.911,5 tỷ đồng (bình quân khoảng 637,16 tỷ đồng/năm)
- Giai đoạn 2021 – 2030:
Tổng nhu cầu vốn là 1.397,15 tỷ đồng, trong đó
+ Nguồn vốn ngân sách: 75,45 tỷ đồng (bình quân 25,15 tỷ đồng/năm) + Nguồn vốn khác: 1.321,7 tỷ đồng (bình quân 440,56 tỷ đồng/năm)
Bảng 27. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư đến năm 2020 T T Tp/Thị xã/ Huyện Dự án Quy mô diện tích kinh doanh (m2) Vốn đầu tư (tỷ đồng) Nhà nước Khác 1. Tp. Mỹ Tho Chợ Thới Sơn 3.000 5 TTTM Trung Lương (P. 10) 30.000 - 50
Chợ đầu mối rau quả P6 9.000 - 34
Chợ và TTTM Tân Mỹ
Chánh 5.300 - 14
Chợ Trái cây – phường 4 1.000 - 3
2. Tx. Gò Công Chợ Gò Công 8.357 1,5 Chợ Gò Công 8.357 1,5 Chợ Long Thuận 3.075 4,5 Chợ Long Chánh 2.000 4 Chợ Long Hưng 2.000 3 3. Tx. Cai Lậy Chợ Tân Phú 4.000 8 - Chợ Mỹ Phước Tây 5.000 2,5 - Chợ Mỹ Hạnh Trung 20.000 4 30 Chợ Tân Hội 21.000 - 60 4. H. Tân Phước Chợ Bắc Đông 10.000 14,5 - Chợ Thạnh Tân 2.500 1,5 - Chợ Hưng Thạnh 1.250 - 20 Chợ và khu phố chợ Tân Lập 1 78.400 - 500 5. H. Cái Bè Chợ Cà Dăm 3.000 3 - Chợ Cầu Xéo 3.000 0,5 - Chợ Cái Nứa 3.000 5 -
Chợ và khu dân cư An Hữu 100.000 - 97
Chợ An Hữu 5.000 2 1 6. H. Cai Lậy Chợ Hiệp Đức 1.200 0,678 - Chợ Phú An 2.000 1 - Chợ Mỹ Long 3.000 0,38 - 7. H. Châu Thành Chợ Thuộc Nhiêu 1.000 2,5 - Chợ Đông Hòa 1.600 0,7 - Chợ Long Định 2.700 1,5 - Chợ Gò Lũy 1.500 0,5 - 8. H. Chợ Gạo Chợ Bình PhanChợ Bình Phục Nhứt 1.000300 153 --
9. H. Gò Công Tây Công Tây
Chợ Dinh 1.800 1,5 - Chợ Long Bình 3.056 2 - Chợ Thạnh Yên 3.000 3 - Chợ Long Bình 3.000 3 Chợ Bình Phú 3.161 0,75 - 10