IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM
4. Định hướng phát triển các thành phần kinh tế hoạt động thương mạ
động thương mại
Trong nền kinh tế thị trường, sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp thương mại thuộc mọi thành phần kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
4.1. Định hướng phát triển doanh nghiệp thương mại có vốn của Nhà nước:
Định hướng phát triển cơ bản của doanh nghiệp thương mại có vốn của Nhà nước là hướng vào việc thực hiện vai trò nòng cốt trong một số kênh, một số hệ thống phân phối của một số ngành hàng thuộc diện quan trọng và đặc thù, tập trung vào những hoạt động hoặc những địa bàn mà các thành phần kinh tế khác chưa có điều kiện kinh doanh như khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện khó khăn. Đặc biệt, thành phần thương mại Nhà nước sẽ là công cụ hữu hiệu để góp phần ổn định thị trường khi có những biến động về giá, về nguồn cung hàng hóa thiết yếu.
4.2. Định hướng phát triển các thành phần thương mại khác
- Hợp tác xã thương mại:
Hợp tác xã là một loại hình chủ yếu của kinh tế tập thể, theo Cương lĩnh của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể dần trở thành nền tảng của nền kinh tế nước ta, do vậy cần khuyến khích phát triển các loại hình hợp tác xã thương mại; đặc biệt là các HTX cung - tiêu hay HTX thương mại - dịch vụ, HTX quản lý và kinh doanh chợ theo mô hình hợp tác xã kiểu mới. Thiết lập mạng lưới HTX thương mại - dịch vụ sẽ tạo ra hệ thống vệ tinh là các đại lý cung ứng hàng phục vụ sản xuất, tiêu dùng hoặc thu gom sản phẩm, đặc biệt là hàng xuất khẩu cho các doanh nghiệp thương mại.
- Thương mại tư nhân
+ Khuyến khích các hộ kinh doanh lớn phát triển thành các công ty thương mại có quy mô và phạm vi hoạt động rộng, áp dụng phương thức kinh doanh hiện đại, nâng cao khả năng cạnh tranh để trở thành lực lượng chính cùng với các thành phần thương mại khác phát triển thị trường và đẩy mạnh hoạt động thương mại của tỉnh.
+ Đối với các hộ kinh doanh nhỏ, trợ giúp họ dần chuyển đổi phương thức kinh doanh từ truyền thống sang bán hiện đại; tuyên truyền và áp dụng nhiều biện pháp thúc đẩy phát triển các liên kết giữa các công ty thương mại lớn, vừa và nhỏ với các hộ kinh doanh bằng nhiều hình thức để hình thành nhiều hệ thống phân phối đa dạng, thực hiện phân công và hợp tác trên cơ sở thế mạnh của mỗi thành viên,…
- Thương mại có vốn đầu tư nước ngoài
Các doanh nghiệp nước ngoài có kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối bán buôn, bán lẻ trên thế giới cần được thu hút đầu tư vào ngành thương mại tỉnh nhằm hiện đại hoá ngành với tốc độ nhanh hơn; khuyến khích và ưu đãi đối với đầu tư nước ngoài vào những loại hình dịch vụ phân phối chất lượng cao, hiện
đại, quy mô lớn, như các siêu thị hạng I, trung tâm thương mại, Trung tâm thương mại dạng kho hàng (Cash & Carry)...; thúc đẩy và khuyến khích liên kết giữa các công ty phân phối nước ngoài với các nhà cung ứng hàng hoá trong tỉnh.