Quyền lợi và trách nhiệm của các chủ thể tham gia mô hình: (Ban quản lý chợ; hợp tác xã; doanh nghiệp quản lý, kinh doanh chợ; hộ kinh doanh

Một phần của tài liệu 5_Bao_cao_TH_DCQHTM_Tien_giang-_sau_khi_ra_soat_da_20180605091301577570 (Trang 158 - 159)

- Với UBND tỉnh:

3. Quyền lợi và trách nhiệm của các chủ thể tham gia mô hình: (Ban quản lý chợ; hợp tác xã; doanh nghiệp quản lý, kinh doanh chợ; hộ kinh doanh

quản lý chợ; hợp tác xã; doanh nghiệp quản lý, kinh doanh chợ; hộ kinh doanh thực phẩm trong chợ và người tiêu dùng các sản phẩm tại chợ).

3.1. Quyền lợi:

3.1.1. Đối với Ban quản lý chợ; hợp tác xã, doanh nghiệp quản lý, khai thác chợ; người kinh doanh thực phẩm trong chợ:

- Được hướng dẫn, phổ biến, tuyên truyền một số văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu về VSATTP.

- Được dự các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý chợ, VSATTP do cơ quan chuyên môn tổ chức.

- Trong phạm vi dự án, đối với những quầy hàng kinh doanh thực phẩm, người kinh doanh được hỗ trợ một phần chi phí trang thiết bị phục vụ kinh doanh, góp phần bảo đảm VSATTP.

- Cán bộ quản lý chợ và một số hộ kinh doanh thực phẩm trong chợ được đi khảo sát thực tế, học hỏi kinh nghiệm của các chợ (trong và ngoài tỉnh) để làm tốt công tác VSATTP tại chỗ.

- Được đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa do các tổ chức, cá nhân cung cấp.

- Được lựa chọn hàng hóa thực phẩm theo nhu cầu, được yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, được khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật.

3.2. Trách nhiệm:

3.2.1. Đối với các hộ kinh doanh thực phẩm:

- Tham dự đầy đủ các lớp bồi dưỡng kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Không chứa chấp, lưu giữ trong phạm vi chợ những đồ vật gây ô nhiễm, mất vệ sinh, là mầm bệnh…Từng hộ kinh doanh (hoặc khu vực kinh doanh) phải tự trang bị dụng cụ đựng rác riêng, hàng ngày trước khi nghỉ bán hàng hay dọn hàng về phải quét dọn sạch sẽ điểm kinh doanh, việc đổ rác, chất thải, đi vệ sinh cá nhân phải đúng nơi quy định. Tham gia tổng vệ sinh chung do Ban quản lý chợ quy định.

- Nghiêm cấm các hộ kinh doanh (kể cả người lao động giúp việc tại các điểm kinh doanh) hoạt động kinh doanh khi mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định của ngành y tế.

- Cam kết thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật và nội quy của chợ về vệ sinh an toàn thực phẩm.

3.2.2. Đối với Ban quản lý chợ, hợp tác xã, doanh nghiệp quản lý, khai thác chợ:

- Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng trong công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về VSATTP của người kinh doanh; công tác tuyên truyền kiến thức, pháp luật về an toàn thực phẩm tới các hộ kinh doanh và người lao động giúp việc tại các hộ kinh doanh để mọi người hiểu và chấp hành tốt các quy định về VSATTP. Định kỳ thông báo, phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm soát chất lượng, số lượng, nguồn gốc, an toàn thực phẩm đối với hàng hóa, dịch vụ trong phạm vi chợ do mình quản lý.

Một phần của tài liệu 5_Bao_cao_TH_DCQHTM_Tien_giang-_sau_khi_ra_soat_da_20180605091301577570 (Trang 158 - 159)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w