cực, hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để có thể thu hút được khối lượng lớn vốn đầu tư, có bước chuyển mạnh mẽ. Theo phương án này, dự báo khả năng tăng trưởng kinh tế của Tiền Giang giai đoạn 2016-2020 bình quân khoảng 11%/năm, giai đoạn 2021-2030 khoảng 10%/năm.
Cụ thể đối với ngành thương mại:
- Giá trị tăng thêm của ngành thương mại năm 2020 đạt 6.508 tỷ đồng và năm 2030 đạt 21.085 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 và 2021 - 2030 lần lượt là 11,5%/năm và 12,0%/năm.
- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ xã hội (giá thực tế) năm 2020 đạt khoảng 87.450 tỷ đồng và năm 2030 đạt khoảng 385.700 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 và 2021 - 2030 lần lượt là 17,0%/năm và 16,0 %/năm. Chỉ tiêu PA III 2011- 2015 2016 - 2020 2021 - 2030
Tổng GRDP năm cuối kỳ (giá so sánh 2010 – tỷ đồng) 48.330 81.450 211.300
Tốc độ tăng GDP bình quân năm (%) 11,0 11,0 10,0
GDP khu vực dịch vụ năm cuối kỳ (giá so sánh – tỷ đồng) 14.159 21.790 51.600
Tốc độ tăng GDP khu vực dịch vụ bình quân năm (%) 6,62 9,0 9,0
Giá trị tăng thêm của ngành thương mại năm cuối kỳ
(giá so sánh - tỷ đồng) 3.132 5.397 16.760
Tốc độ tăng trưởng của ngành thương mại/năm (%) 8,7 11,5 12,0
TMBLHH và doanh thu dịch vụ xã hội năm cuối kỳ
(giá TT- tỷ đồng) 37.344 78.450 317.510
Tốc độ tăng trưởng TMBLHH&DVXH (%) 16,5 16,0 15,0
Tổng mức bán lẻ bình quân đầu người (triệu đồng) 21.46 43,31 161,83
2. Lựa chọn phương án phát triển
Việc lựa chọn cơ cấu kinh tế và phương án phát triển phụ thuộc vào mức độ vốn đầu tư, trình độ công nghệ, yếu tố nguồn nhân lực và các nhân tố ảnh hưởng bên ngoài khác đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Từ những phân tích về nhân lực, nguồn vốn đầu tư, thực trạng tăng trưởng kinh tế và GDP bình quân đầu người của Tiền Giang; đồng thời, đặt Tiền Giang trong bối cảnh phát triển kinh tế năng động của cả nước, đặc biệt trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng TP. Hồ Chí Minh, cũng như trong xu thế phục hồi và phát triển của nền kinh tế khu vực và thế giới sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế hiện nay.
Cả 3 phương án trên đều có các điểm chung là đều nâng được tỷ trọng GRDP của tỉnh trong tổng GDP của cả nước; đều khai thác được các lợi thế so sánh của tỉnh; đều tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, trong 3 phương án trên thì phương án II là phương án phấn đấu phù hợp nhất với khả năng khai thác hiệu quả các lợi thế so sánh của tỉnh Tiền Giang nên có thể xem xét lựa chọn làm phương án phát triển chủ đạo. Lý do chính của sự lựa chọn phương án này là:
- Phương án II được tính đến các yếu tố thuận lợi từ vị thế của cả nước khi thực hiện các cam kết với WTO, các hiệp định thương mại song phương và đa phương thế hệ mới được ký kết và triển khai, nền kinh tế của tỉnh có chuyển biến và phát triển ngay từ kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 và tiếp tục phát triển với nhịp độ cao vượt mức trung bình của cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp thấp, tạo việc làm cho khoảng 20.000 lao động/năm ở giai đoạn 2016 – 2020; tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 51% vào năm 2020. Theo phương án này, đòi hỏi nhu cầu đầu tư tương đối lớn, song có khả năng cân đối được bằng cách tăng thêm đầu tư từ trung ương cho các ngành trọng điểm, mũi nhọn và cải cách mạnh hơn để thu hút được nhiều hơn nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.
- Phương án II đáp ứng được các nhiệm vụ mà cả nước, Vùng đặt ra cho Tiền Giang thể hiện sự phát triển bền vững, góp phần hỗ trợ các địa phương khác trong vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển. Ngoài ra, theo phương án này, vị thế của Tiền Giang cũng được nâng dần lên trong vị thế của vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước.
II. QUAN ĐIỀM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TỈNH TIỀN GIANGĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030