II. PHÂN TÍCH, DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỀN THƯƠNG MẠI TỈNH TIỀN GIANG
1. Bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước
1.3. Đánh giá tác động cơ bản của các yếu tố bên trong và bên ngoài đối với phát triển thương mại tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030
1.3.1. Những tác động từ điều kiện tự nhiên, xã hội và kinh tế trong tỉnh
a. Những tác động tích cực:
Một là, Vị trí địa lý tạo cho Tiền Giang trở thành thị trường nối liền các tỉnh ĐBSCL với thành phố Hồ Chí Minh và là cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh ven sông Tiền và Campuchia. Vị trí nằm gần các thị trường lớn thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu… tạo điều kiện phát triển thương mại và du lịch của tỉnh, là những thuận lợi để Tiền Giang có thể khai thác các lợi ích thương mại cả về hàng hóa, dịch vụ và đầu tư trên cả 3 phương diện khi tham gia trực tiếp vào các dòng lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ, đầu tư; thông qua đó, xác định được nhu cầu thị trường khu vực để khai thác các lợi thế phát triển sản xuất các sản phẩm có lợi thế của tỉnh, của vùng; tận dụng các dòng lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ để phát triển thương mại ở khu vực kém phát triển,…
Hai là, Sự kết hợp phong phú, hài hoà giữa vị trí địa lý, thiên nhiên, lịch sử và con người tạo lợi thế cho tỉnh phát triển ngành du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái; qua đó, tạo thêm nhu cầu sử dụng dịch vụ cho phát triển thương mại:
- Du lịch làm gia tăng nhu cầu mua và qui mô tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn các tỉnh, nhất là với những sản phẩm mang tính đặc sản.
- Thông qua khách du lịch, các sản phẩm được sản xuất trên địa bàn được quảng bá rộng rãi cả trong và ngoài nước. Qua đó, thương hiệu của sản phẩm, của doanh nghiệp trong tỉnh cũng được quảng bá rộng rãi, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thị trường tiêu thụ.
- Sự hiện hữu của “tập hợp” khách du lịch cả trong và ngoài nước với tính đa dạng về thu nhập, nhu cầu, trình độ tiêu dùng, sở thích mua sắm,… các loại hình thương nghiệp bán lẻ sẽ phát triển đa dạng, văn minh thương mại được chú trọng. Trong đó, các loại hình bán lẻ hiện đại có điều kiện phát triển mạng mẽ hơn.
Ba là, Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tiền Giang trong những năm vừa qua là cơ sở kinh tế quan trọng trong việc phát triển thị trường
và thương mại của tỉnh với quy mô, chất lượng ngày càng tốt hơn. Khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa còn gặp nhiều khó khăn nhưng với việc tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới sẽ thúc đẩy khu vực nông thôn trong tỉnh phát triển. Triển vọng gia tăng các ngành sản xuất, gia tăng thu nhập của dân cư sẽ tác động tích cực đến thương mại trên các mặt:
- Sự gia tăng khối lượng nhu cầu hàng hoá cho sản xuất và cho tiêu dùng sẽ kéo theo sự gia tăng qui mô thương mại của tỉnh.
- Thương mại bán lẻ sẽ phát triển nhanh cả về qui mô, hình thức và phương thức bán lẻ, trong đó các loại hình bán lẻ hiện đại sẽ phát triển mạnh trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 đặc biệt là giai đoạn 2021-2025.
Bốn là, Tiền Giang có vị trí thuận lợi giáp biển, có điều kiện để phát triển mạnh về kinh tế biển, trong đó khu vực luồng sông Tiền, luồng Soài Rạp có đủ điều kiện phát triển thương mại, đặc biệt là hạ tầng logistics.
b. Những tác động tiêu cực:
Một là, các điều kiện cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng thương mại hiện nay còn nhiều bất cập, trong giai đoạn đến năm 2020, tuy sẽ được cải thiện, nhưng cũng khó đáp ứng với nhu cầu phát triển thương mại. Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh cũng sẽ khó phát triển nhanh do chi phí xây dựng cao, đồng thời tỷ lệ người dân, cơ sở sản xuất kinh doanh có đủ điều kiện sử dụng, khai thác thấp,…
Hai là, sản xuất và kinh doanh hàng nông sản, thủy sản và rau hoa quả luôn đối mặt với rủi ro cao, với tỷ trọng cao của khu vực nông, lâm, thuỷ sản trong cơ cấu kinh tế của tỉnh hiện nay cũng là bất lợi đối với phát triển thương mại trên các phương diện như:
- Tốc độ gia tăng nhu cầu mua sẽ thấp hơn so với các khu vực có tỷ trọng công nghiệp cao do tính tự cấp, tự túc trong các vùng sản xuất nông nghiệp thường cao, thu nhập bình quân từ sản xuất nông nghiệp thấp hơn so với sản xuất công nghiệp. Do đó, triển vọng tăng trưởng qui mô lưu chuyển hàng hoá bán lẻ sẽ không cao.
- Dân cư trong khu vực sản xuất nông nghiệp nói riêng và khu vực nông thôn, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa nói chung thường không tạo ra “sự bùng nổ” về tiêu dùng do điều kiện thu nhập cũng như “khát vọng” tiêu dùng thấp. Điều này sẽ hạn chế khả năng phát triển nhanh của các loại hình bán lẻ hiện đại.
Ba là, hội nhập kinh tế quốc tế một cách sâu rộng của Việt Nam trong thời gian qua với việc mở cửa thị trường phân phối cũng gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp, thương nhân hoạt động trong kĩnh vực phân phối (cả bán buôn và bán lẻ) của Việt Nam nói chung và của tỉnh Tiền Giang nói riêng. Nguy cơ các nhà phân phối nước ngoài sẽ “thống lĩnh” thị trường Việt Nam nói chung và Tiền Giang nói riêng là tương đối hiện hữu.
1.3.2. Những tác động từ triển vọng phát triển kinh tế - xã hội trong nước
- Quy mô thị trường trong nước sẽ tăng lên khoảng khoảng 2,8 lần vào 2020 và khoảng 5,2 lần vào 2030. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm, nhất là sản phẩm nông, thủy sản đang được sản xuất trên địa bàn tỉnh.
- Việt Nam đã vượt qua mức chậm phát triển trở thành nước có thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2020, GDP bình quân đầu người cả nước sẽ tăng lên và đạt khoảng 3.000 USD/người. Với mức thu nhập đó, nhu cầu du lịch và nghỉ dưỡng sẽ tăng nhanh, nhất là nhu cầu của dân cư vùng Tp. Hồ Chí Minh, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Triển vọng phát triển du lịch và theo đó là triển vọng phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh Tiền Giang cũng sẽ lớn hơn.
- Việt Nam tiếp tục thực hiện quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Đồng thời, Việt Nam đang ngày càng chú trọng hơn đến phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và tích cực tìm kiếm cơ hội tham gia vào mạng lưới sản xuất và phân phối toàn cầu, điều này sẽ tạo điều kiện để phát triển các dịch vụ phục vụ sản xuất và kể cả các ngành dịch vụ có liên quan khác như giao thông vận tải, tài chính, ngân hàng, thông tin,... Quá trình công nghiệp hoá cũng sẽ tiếp tục có tác động tích cực đến khu vực sản xuất nông nghiệp và công nghiệp làm gia tăng giá trị và sản lượng sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, đây là những tiềm năng phát triển của tỉnh trong thời kỳ đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
- Nhu cầu phát triển, mở rộng mạng lưới kinh doanh của các nhà phân phối lớn ở trong và ngoài nước sẽ làm gia tăng nguồn lực cho phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ quy hoạch, đặc biệt ở giai đoạn 2016 – 2020 và sau năm 2020.
b. Những tác động tiêu cực:
Sức hút nguyên liệu của các cơ sở chế biến nông sản, thủy sản tại các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long (đặc biệt 4 tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long với trung tâm là Tp. Cần Thơ) sẽ làm giảm khả năng phát triển các cơ sở chế biến lớn trên địa bàn tỉnh. Do đó, dòng thương mại hàng nông, lâm sản của tỉnh có thể vẫn chủ yếu là dòng cung cấp nguyên liệu với giá trị gia tăng không cao.
- Các doanh nghiệp thương mại trong tỉnh sẽ chịu sức ép cạnh tranh lớn với các doanh nghiệp thương mại có tiềm lực lớn, nhất là từ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long.
1.3.3. Những tác động từ triển vọng phát triển kinh tế thương mại của Vùng Kinh tế trong điểm phía Nam (TĐPN) và Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
1.3.3.1: Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam
Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 13/2/2014 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã xác định: Vùng Kinh tế TĐPN (trong đó có Tiền
Giang) là vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đi đầu phát triển trong một số ngành sản xuất và dịch vụ tiên tiến, nhất là các ngành sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất phần mềm, các dịch vụ thương mại, logistics, tài chính, viễn thông, du lịch góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh quốc tế, tạo động lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mà hạt nhân là thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm dịch vụ tầm cỡ khu vực Đông Nam Á về tài chính, thương mại, du lịch, giao lưu quốc tế. Là trung tâm giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao các Vùng lân cận và cả nước; đồng thời là trung tâm chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ hàng đầu của cả nước, với quan điểm và mục tiêu phát triển liên quan đến thương mại đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là:
a. Quan điểm phát triển
- Phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong Vùng, nhất là lợi thế về sản xuất công nghiệp, dịch vụ. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phải đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; trong đó khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương là địa bàn trọng điểm, phát huy vai trò động lực và lan tỏa phát triển cho các địa phương khác trong vùng và cả nước.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vùng theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, tập trung ưu tiên đầu tư các ngành có tiềm năng, lợi thế, có năng suất lao động và hàm lượng tri thức cao, gắn liền với việc đẩy mạnh liên kết giữa các ngành, thành phần kinh tế và giữa các địa phương.
- Tập trung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế cho Vùng và cả nước. Nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô đào tạo với cơ cấu ngành nghề và trình độ hợp lý theo nhiều hình thức.
- Phát triển kinh tế đi đôi với đảm bảo công bằng xã hội, giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các địa phương trong vùng, nhất là đồng bào nghèo, dân tộc thiểu số.
- Phát triển bền vững, hài hòa giữa các mục tiêu về phát triển kinh tế, phát triển xã hội và cải thiện môi trường sinh thái với việc bảo vệ và phát triển rừng; phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường đô thị, nguồn nước và không khí.
b.
Mục tiêu cụ thể v ề phát triển kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2011 - 2015 đạt 8,0 - 8,5%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 8,5 - 9,0%/năm. Đến năm 2020 các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm 95 - 96% tổng GDP, trong đó tỷ trọng khu vực dịch vụ đạt khoảng 44%. GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 3.900 - 4.000 USD; đến năm 2020 đạt trên 5.000 USD.
- Tăng giá trị xuất khẩu bình quân đầu người lên 3.700 USD năm 2015 và 5.400 USD năm 2020. Đóng góp khoảng 55 - 60% thu ngân sách cả nước thời kỳ 2011 - 2020. Tốc độ đổi mới công nghệ đạt bình quân khoảng 20%/năm; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt khoảng 85%.
- Đến năm 2020: 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường; 100% chất thải rắn và chất thải nguy hại được xử lý.
c. Mục tiêu đến năm 2030 v ề kinh tế:
Tốc độ tăng GDP bình quân khoảng 8,0 - 8,5%/năm thời kỳ 2021 - 2030. GDP năm 2030 gấp khoảng 2,2 lần so với năm 2020. GDP bình quân đầu người năm 2030 đạt khoảng 12.200 USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng bền vững, hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức. Tỷ trọng khu vực dịch vụ năm 2030 chiếm trên 50%. Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu thời kỳ 2021 - 2030 đạt 8 - 10%/năm.
d. Định hướng phát triển ngành dịch vụ:
Phát triển các ngành dịch vụ với tốc độ nhanh, chất lượng cao và bền vững. Phấn đấu đạt mức tăng trưởng khu vực dịch vụ khoảng 10 - 10,5%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và 8,5 - 9% giai đoạn 2016 - 2020; nâng tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP của vùng lên 49 - 50% vào năm 2020.
- Tập trung phát triển các ngành dịch vụ: Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; Vận tải và kho vận quốc tế; Viễn thông, công nghệ thông tin; Du lịch; Y tế (đặc biệt dịch vụ y tế kỹ thuật cao); Giáo dục, đào tạo.
- Phát triển thị trường bất động sản, thị trường vốn, thị trường chứng khoán. Hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại, hiện đại, đồng bộ, hợp lý để phát triển dịch vụ phân phối, bao gồm mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, kho bãi..
- Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh là hạt nhân, trở thành trung tâm dịch vụ tầm khu vực Đông Nam Á, phát triển đồng bộ các loại hình dịch vụ về tài chính, ngân hàng, thương mại, du lịch, giao lưu quốc tế, viễn thông, vận tải biển. Phát triển thành phố Vũng Tàu là trung tâm du lịch, trung tâm dịch vụ khai thác dầu khí cấp quốc gia và quốc tế. Xây dựng đô thị Biên Hòa và Thủ Dầu Một, là trung tâm dịch vụ lớn về phát triển công nghiệp. Các thị xã, thành phố tỉnh lỵ như Tây Ninh, Đồng Xoài, Tân An, Mỹ Tho là các trung tâm dịch vụ và là đầu mối kết nối với các tỉnh vùng Tây Nguyên và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Xây dựng đồng bộ các khu kinh tế cửa khẩu ở Tây Ninh, Bình Phước và Long An bao gồm cả hệ thống kho ngoại quan, cụm kho lưu hàng tạm nhập tái xuất, bãi kiểm hóa... nhằm phát triển mạnh quan hệ buôn bán, xuất nhập khẩu với Campuchia và các nước khác trong khu vực.
- Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng. Thúc đẩy tăng trưởng du lịch theo hướng bền vững, tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng dịch vụ, xây dựng hình ảnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như một điểm đến an toàn, thân
thiện với nhiều sản phẩm du lịch phong phú, hấp dẫn. Phát triển du lịch đồng bộ, cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa, đảm bảo đạt hiệu quả cao về kinh tế, chính trị và xã hội; lấy phát triển du lịch quốc tế là hướng chiến lược lâu dài, du lịch nội địa là then chốt. Tập trung phát triển du lịch MICE gắn với văn hóa, lễ hội, giải trí; du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch giải trí cuối tuần, du lịch thể thao, du lịch mua sắm và du lịch gắn với cửa khẩu. Hoàn thành quy hoạch các khu, điểm du lịch quốc gia trên địa bàn Vùng. Mục tiêu đến năm 2015, vùng KTTĐ phía