Kinh doanh xăng dầu

Một phần của tài liệu 5_Bao_cao_TH_DCQHTM_Tien_giang-_sau_khi_ra_soat_da_20180605091301577570 (Trang 29 - 31)

- Ôtô các loại và phương tiện đi lại 7,8 6,

212 Ấp Bắc, KP 3, P 10, TP Mỹ Tho

4.4. Kinh doanh xăng dầu

Mạng lưới cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã phát triển mạnh trong những năm gần đây do hệ thống đường giao thông được nâng cấp. Tuy nhiên, việc xây dựng quá dày ở khu vực dọc các trục quốc lộ dẫn đến việc kinh doanh không hiệu quả, lãng phí về quỹ đất và đầu tư xã hội.

Theo số liệu điều tra khảo sát thực tế, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang hiện có 509 cửa hàng kinh doanh xăng dầu đang hoạt động. Với tổng số 509 cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên 173 xã, phường, thị trấn, bình quân toàn tỉnh có 2,94 của hàng/xã, phường; bình quân cứ 4,93 km2 có một cửa hàng và bình quân một cửa hàng phục vụ 3.396 người.

Bảng 13. Thực trạng mạng lưới xăng dầu tỉnh Tiền Giang

Tổng số CHXD CHXD/xã, phường Diện tích/CH (km2/CH) Bán kính phục vụ (km/CH) Dân số/CH (người/CH) Toàn tỉnh 509 2,94 4,93 1,25 3.396 1. Tp. Mỹ Tho 80 4,7 1,03 0,57 2.828 2. Tx. Gò Công 23 1,91 4,42 1,18 4.234 3. Tx. Cai Lậy 38 2,37 3,71 1,08 3.259 4. H. Cái Bè 84 3,36 4,95 1,25 3.504 5. H. Cai Lậy 102 6,37 2,89 0,95 1.871 6. H. Tân Phước 32 2,46 10,31 1,81 1.863 7. H. Châu Thành 31 1,35 7,50 1,54 7.919 8. H. Chợ Gạo 38 2,00 6,07 1,39 4.685 9. H. Gò Công Tây 32 2,46 5,76 1,35 3.984 10. H. Gò Công Đông 39 3,00 7,00 1,49 3.683 11. H. Tân Phú Đông 10 1,66 22,31 2,66 4.156

Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế các địa phương trong tỉnh tháng 6/2015

Thực trạng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh qua thực tiễn hoạt động trong thời gian vừa qua cho thấy:

Một là, số lượng và cơ cấu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã phát triển và mở rộng về thành phần, loại hình trong những năm vừa qua. Điều này sẽ là cơ sở quan trọng góp phần làm tăng tính hiệu quả của mạng lưới cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh trong những năm tới, khi Nhà nước tiếp tục thực hiện đường lối chuyển đổi nền kinh tế đã đề ra, đặc biệt là chính sách cải cách các doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, số lượng cửa hàng ở nhiều nơi quá dày, mật độ cửa hàng trên đơn vị hành chính cao, đặc biệt ở khu vực có đường quốc lộ cũng như ở khu vực nội thị. Trong khi đó ở một số khu vực, đặc biệt là khu vực cảng phục vụ cho các phương tiện thủy thì số lượng cửa hàng lại ít. Hiện nay, ở một số huyện xuất hiện tình trạng một số cửa hàng thực tế đã ngừng hoạt động thậm chí không còn tồn tại.

Hai là, qui mô các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh vẫn chủ yếu ở qui mô vừa. Thêm vào đó, số lao động không được đào tạo chuyên sâu về kinh doanh nói chung và kinh doanh xăng dầu nói riêng trong các doanh nghiệp, đặc biệt ở tại các doanh nghiệp tư nhân vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Những vấn đề này làm hạn chế về qui mô và tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn. Hiện vẫn còn tình trạng nhiều cửa hàng không đủ tiêu chuẩn về diện tích, đã có quyết định nâng cấp hoặc di dời

nhưng vẫn tồn tại. Đây là vướng mắc lớn nhất của mạng lưới kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh hiện nay.

Ba là, trong số các yếu tố về điều kiện tự nhiên, xã hội và điều kiện kinh tế có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh hiện nay, thì ảnh hưởng các tuyến giao thông là quan trọng nhất và mức độ ảnh hưởng tăng dần từ các tuyến huyện lộ, tỉnh lộ và quốc lộ. Điều này được thể hiện qua tình hình thực tế của mạng lưới cửa hàng kinh doanh trên địa bàn tỉnh như: 1) Số lượng cửa hàng xăng dầu tập trung nhiều dọc các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ là chủ yếu; 2) Các huyện có tuyến quốc lộ đi qua là các huyện có nhiều cửa hàng hơn, mức tiêu thụ bình quân và công suất phục vụ bình quân của các cửa hàng cao hơn, lưu lượng khách hàng bình quân cao hơn, khoảng cách trung bình thực tế giữa các cửa hàng thấp hơn. Tuy nhiên, trong tương lai, khi các tuyến đường quốc lộ được nâng cấp, đặc biệt là khi các tuyến cao tốc mới được hình thành, những qui định về khoảng cách và qui mô các điểm kinh doanh xăng dầu theo tuyến quốc lộ, cao tốc được ban hành sẽ có ảnh hưởng đến mạng lưới kinh doanh xăng dầu hiện nay.

Bốn là, giá trị đầu tư ban đầu của các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh có sự chênh lệch khá lớn giữa khu vực thành phố, tuyến quốc lộ với các cửa hàng trên khu vực huyện, xã và tuyến huyện lộ, đồng thời, trong giá trị đầu tư, các cửa hàng thường chủ yếu tập trung vào công trình xây dựng và thiết bị bán hàng, trong khi các loại tài sản khác như kho dự trữ, các phương tiện vận chuyển xăng dầu, các thiết bị phòng chống cháy nổ… vẫn ở mức khiêm tốn. Đặc biệt khi Quy chuẩn Việt Nam (QCVN 01: 2013 – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu) mới ra đời đòi hỏi mạng lưới cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh phải thay đổi cho phù hợp.

Một phần của tài liệu 5_Bao_cao_TH_DCQHTM_Tien_giang-_sau_khi_ra_soat_da_20180605091301577570 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w